“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”: những mẩu chuyện bịa đặt - Dân Làm Báo

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”: những mẩu chuyện bịa đặt

Phan Mỹ Khê (danlambao) Trong lúc những vấn nạn tham nhũng, suy thoái về đạo đức xã hội là chuyện có thật ở nước ta, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam lúng ta lúng túng nên vội vàng đưa ra chủ trương “cuộc vận động và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm cứu vớt chút ít “niềm tin” với đồng bào trong nước. Thế là mọi ngành, mọi giới trong cả nước lao theo chủ trương kỳ cục, có một không hai trong thế giới này, góp phần giúp “các thế lực thù địch” tiêu hao phần ngân sách Nhà nước và lãng phí công sức, tiền bạc của nhân dân, hòng làm nghèo đất nước.


Các hình thức để tuyên truyền cuộc vận động ấy là các buổi lên lớp nói chuyện của các ông “kém đạo đức dạy đạo đức”. Rồi in ấn tài liệu, tổ chức thì mọi người đều biết… duy chỉ có Bộ chính trị là không thèm biết.

Người viết bài này cũng “được” nghe nhiều ông cán bộ thiếu tư cách giảng về các bài học về đạo đức như thế. Trong đó có không ít những mẩu chuyện do các ổng bịa ra về cách sống của ông Hồ Chí Minh.

Xin được nêu ví dụ bài tham luận “Bàn thêm về văn hoá giao thông ở Việt Nam” của Thạc sĩ Bùi Văn Tiếng - Thường “dụ” Thành “quỷ”, Trưởng ban “tức chỗ” thành phố Đà Nẵng đọc tại Hội thảo “Văn hoá giao thông” hồi tháng 10 năm 2011 tại Đà Nẵng có nói đến mẩu chuyện như ri:

“Trong quá trình nghiền ngẫm về văn hoá giao thông, tôi rất xúc động khi đọc câu chuyện sau đây do các đồng chí cảnh vệ gần gũi với Bác Hồ kể lại trong cuốn sách Những năm tháng bên Bác - câu chuyện có nhan đề Gương mẫu tôn trọng luật lệ. Chuyện kể rằng một hôm các đồng chí cảnh vệ theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử ở ngay thành phố Hà Nội nghìn năm văn vật. Trên đường từ chùa về Phủ Chủ tịch, xe đang chạy bon bon bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật sáng. Đường phố thủ đô lại đang lúc đông người. Xe của Bác cũng như các xe khác đều phải dừng lại chờ. Các đồng chí cảnh vệ lo lắng nhìn nhau, bởi trong thâm tâm đồng chí nào cũng ngại nhân dân trông thấy Bác chắc sẽ ùa ra ngã tư này để được chào Bác thì lúc ấy cảnh vệ không biết làm thế nào cho ổn. Nghĩ vậy nên các đồng chí bàn nhau định cử một cảnh vệ xuống xe chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý, Người ngăn lại rồi nhỏ nhẹ bảo các đồng chí cảnh vệ: “Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.”. Nghe vậy các đồng chí cảnh vệ vừa ân hận vừa hồi hộp chờ đèn xanh bật sáng để xe qua. Đèn đỏ ở giao lộ kia rồi sẽ được tắt và đèn xanh ở giao lộ kia rồi sẽ bật sáng, nhưng tôi nghĩ rằng lời nhắc nhở ấy của Bác vẫn luôn luôn là đèn đỏ đối với những cách nghĩ cách làm đi ngược lại lẽ sống chí công vô tư trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đồng thời đi ngược lại văn hoá giao thông. Không một ai tự cho mình cái quyền ngoại lệ và ngoại luật, vì luật lệ là những điều mà cộng đồng đã chấp nhận và người có chức vụ càng cao thì càng phải gương mẫu tôn trọng luật lệ - đó chính là thông điệp mà Bác Hồ kính yêu muốn nhắn gửi mọi người khi Người ngăn không cho đồng chí cảnh vệ can thiệp để bật sớm đèn xanh mở đường cho xe của Người được ưu tiên chạy trước. Và đó cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng để có thể sớm hình thành văn hoá giao thông cho cộng đồng người Việt đương đại." 

Trời ạ! Nếu ai cả tin mẩu chuyện nói trên là có thực thì không hiểu nổi các anh cảnh vệ bảo vệ ông Hồ là người ở nơi nào nhỉ? Vì rằng, nếu anh cảnh vệ nào đấy bước xuống xe để xin cảnh sát bật đền xanh, thì lúc ấy đến đã dổi màu rồi. Mặc khác, câu chuyện ông Hồ đến thăm ngôi chùa nào đấy ở Hà Nội thì dứt khoát phải sau thời gian hoàn thành cuộc kháng chiến chống Pháp, lúc ấy ông vừa là Chủ tịch nước, vừa là Chủ tịch Đảng - người to nhất nước mà đi lại không có xe cảnh sát dẫn đường là điều không thể có.

Đại loại, trong đợt vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có những mẩu chuyện vô duyên như thế được thổi phồng.
            
Và chính các ông cán bộ mệnh danh là con cháu của “Bác” đã bán đứng “Bác” bằng những mẩu chuyện bịa đặt.
            
Mọi người đều, chỉ có Bộ chính trị là không thèm hiểu, còn ngành Tuyên giáo từ Trung ương đến Cơ sở thì tha hồ huyênh hoang bốc phét những mẩu chuyện bịa đặt trắng trợn như thế.





Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo