Chánh Ngọ (danlambao) - TC có văn minh chăng nữa chỉ là văn minh phiếm diện, không thể nào so sánh sự tòan diện so với các nước khác, điển hình là nước Nhật hay Hàn Quốc. Sự trịch thượng của một tay mới giàu cũng tệ hại hơn nước Đức dưới thời Hitler...
*
Mặc dầu có sự phát triển thần kỳ của TC trong những năm gần dây và thế giới cũng lo ngại về bản tính hung hăng của “tên nhà giàu mới”. Có vài vấn đề căn bản khiến ta suy nghĩ.
Bề ngoài, người Trung Hoa vốn cần cù, chịu khó làm ăn. Họ có tính đoàn kết trong cộng đồng, giúp đỡ lẫn nhau. Trong làm ăn, chữ tín được tôn trọng tuyệt đối. Sự thật mà nói, người Việt hợp tác lẫn nhau một thời gian cũng có việc “chơi gác” để rồi rã đám, không bền bằng người Trung Hoa. Cộng đồng người Hoa chỉ mạnh thua cộng đồng Do Thái.
1- Trước hết phải nhắc đến Đạo Khổng:
Ngòai việc ổn định xã hội, Khổng Tử đã tạo nhiều mặt cản trở quy luật phát triển văn minh hiện nay. Nhưng lại không dễ xóa bỏ tư tưởng này vốn đã tồn tại hàng ngàn năm. Rồi người Trung Hoa và người Việt xem như là một tôn giáo (Nho Giáo) để rồi xem các tôn giáo khác đều là tà đạo. [1]
Nếu chủ nghĩa phong kiến (dựa trên nền tảng Khổng giáo) chỉ bài xích Thiên Chúa Giáo, thì chủ nghĩa Mác kết hợp chủ nghĩa phong kiến có khuynh hướng tiêu diệt tất cả các tôn giáo cũng như tất cả những gì thuộc về chử nghĩa duy tâm nói chung.
Tuy vậy, chủ nghĩa phong kiến vẫn “chừa ra” một lối duy tâm để duy trì sự thống trị của mình: cho thờ cúng những thần linh “cấp thấp hơn” như thổ địa, thần tài, táo quân, Thành Hoàng, (thêm cả các lọai ông, bà, cô, cậu… ), cúng sao, giải hạn... Cốt để ngưới dân thay vì tôn thờ thật sự một tôn giáo, lại mê muội lâm vào một thứ đa thần giáo trong một tâm trạng sợ hãi các lọai thần linh xung quanh. Tất nhiên việc này làm lợi cho giới thống trị là chính[2]. Ông Nguyễn Gia Kiểng ghi trong “Tổ Quốc ăn năn” đã nêu rõ Khổng Tử xuất thân từ nghề thầy cúng. Nên những hủ tục cúng tế do Khổng Tử tạo ra đã ăn sâu vào xã hội. Chưa kể rằng từ đó, hủ tục cúng tế đẫ làm biến tướng Phật giáo khá nhiều cũng như các lễ nghi đặc biệt là lễ nghi tang chế được chế biến ngày càng phức tạp (lễ nhập quan, động quan, mở cửa mả, cúng thất, 49 ngày, 100 ngày, ...).
Nói chung, những gì có lợi cho giai cấp thống trị trong duy tâm vẫn còn đó, cốt tạo cho con người những sợ hãi, dị đoan và không thì giờ nghĩ đến chính trị.
Tuy Khổng Tử vì ban đầu đã đưa ra những luật lệ làm ổn định xã hội bằng cách duy trì và nâng cao quyền lực của giới cầm quyền, từ việc vua có quyền hành tuyệt đối, muốn làm gì thì làm, đến việc người thầy, người cha cũng có quyền cho mình không bao giờ sai. Trong khi đó, kẻ dưới chỉ có việc tuân lệnh, không dám cải. Cái ý nghĩa “công dân” vẫn còn rụt rè nấp sau ánh hào quang “thảo dân” nghênh ngang ngự trị trong tâm trí của người dân theo tự tưởng Khổng giáo. Từ đó người dân mãi mãi tự nguyện làm nô lệ cho những ngưởi vỗ ngực xưng là con trời, cha mẹ dân.
Một đặc điểm trong Nho giáo là việc phân biệt quân tử và tiểu nhân. “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa” như một phần ca dao VN có nhắc đến. Chủ nghĩa lý lịch để duy trì quyền lực cũng từ đây mà ra. Con người trong xã hội không có đường tiến thân trong Nho giáo khi mà Nho giáo không nói rõ chủ trương cải tạo con người trở thành quân tử. Như vậy thì xã hội rõ ràng bị kềm hãm đáng kể do triệt tiêu tiềm năng của từng “thảo dân” và cả dân tộc nói chung.
Cũng từ đó, người dân Trung Hoa đại đa số ngày càng không thích và cũng không muốn quan tâm đến chính trị. Chính quyền nào đối với họ cũng vậy, miễn họ yên thân làm ăn. Sống nơi đâu cũng được nếu làm ăn suôn sẻ. Với những “công dân” kiểu như thế thì sự tiến bộ chính trị cho bản thân nước đó chỉ là việc không tưởng. Tâm lý tránh dụng chạm đến quan chức chính quyền chừng nào hay chừng nấy là một điển hình của người Trung Hoa. Nhất là gặp công an cảnh sát lại là điều nên tránh tuyệt đối, dùng tiền lo lót cho yên thân trước là giải pháp hàng đầu người Trung Hoa thường dùng. Tại khắp các cộng đồng người Hoa trên thế giới, người Hoa rất sợ khi nghe nhắc tới công an và chuyện chính trị, kể cả khi nghe người khác nói. Cũng từ đó, tâm lý “người khác sao thì mình vậy” đã lan tràn trong cộng đồng người Trung Hoa. Từ đó, họ luôn tự mình mang tiền đến “bồi dưỡng” chính quyền địa phương trước theo nguyên tắc “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Chính quyền có nói sao thì cũng ngoan ngoãn không phản đối. Tất nhiên từ đó, những quan chức làm việc tại khu vực này cũng được sung sướng hơn các chỗ khác. (thậm chí giai cấp lãnh đạo VN rất mừng khi dân Việt cũng ngả theo tâm lý này!) Từ việc này, chỉ cần một thiểu số người Trung Hoa có ý xấu, với thủ đọan lấy tiền làm lũng đọan chính quyền, thêm tâm lý đám đông của cộng đồng người Hoa (ủng hộ đồng hương), thì thành công xem như được nắm chắc.
Chưa hết, gia đình lại thêm là một chế độ phong kiến thu nhỏ với người cha, người con cả có quyền hành tuyệt đối. Người nữ hoàn tòan không có quyền hành trong gia đình. Người vợ, con dâu còn được tôn trọng chút đỉnh, trong khi con gái xem như ngoại tộc từ khi lọt lòng. Thậm chí có thể bị bỏ đi hay giết đi lúc sinh ra nếu thấy không cần thiết.
Vì thế, trong giáo dục từ thời phong kiến, việc dùng thuyết Khổng Tử như con bung xung mê hoặc dân chúng cũng không phải điều lạ lẫm.
Hơn nữa, với tư tưởng “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, để duy trì chế độ phụ hệ cực đoan, lâu dài tạo ra chênh lệch giới tính. Thêm việc có nhiều con là “có phúc” làm tác nhân tăng thêm tai họa. Mà khi đó, nam quá nhiều, tất nhiên nhu cầu tìm nữ “để cân bằng âm dương” được giải quyết hay nhất bằng cách tạo nên những cuộc chiến tranh xâm lấn các lân bang. Vừa có đàn bà để “giải quyết” nhu cầu, vừa có thêm tài sản cướp được. Một công lợi hai ba việc khác nhau. Mà giai cấp thống trị hưởng lợi trên hết.
Cũng từ việc mê có con trai mà người Trung Hoa sẵn sàng từ bỏ con gái không thương tiếc. Nếu không thì khi người con gái có chồng, họ xem như là một cuộc bán con với hình thức thách cưới đáng đồng tiền bát gạo. Trường hợp không có con trai, việc mua con trai người khác bị bắt cóc để đem về làm con mình không phải là hiếm. Đây là một việc thái quá của tư tưởng “phải có con trai nối dõi”. Nếu không có con ruột cũng phải cố làm sao mà có, dưới mọi hình thức, và thủ đọan ! Theo nhà Phật, đó là chữ “CHẤP” quá lớn. Thuyết Khổng Tử gián tiếp giết người mà không ai truy cứu đến.
Theo truyền thuyết , vua Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Nghi làm vua phương Bắc (nước Trung Hoa), Lộc Tục (Kinh Dương Vương) làm vua phương Nam (nước Việt). Từ đó coi như VN-TQ là 2 nước anh em. Bạn bè thì còn có cách “chọn bạn mà chơi”, trong khi cha mẹ sinh anh em ra xấu tốt thế nào, có sao chịu vậy, không thể tránh. Khổ cho dân Việt ở chỗ đó !
2- Tham nhũng:
Như trên đã nói, khi “đồng tiền khôn” được sử dụng một cách quá đà, thì nó tạo nên một sức kềm hãm phát triển xã hội nghiệm trọng. Nó phá vỡ sự công bằng xã hội không thương tiếc. Khi chủ nghĩa Mác kết hợp với chũ nghĩa phong kiến tại Trung Quốc và VN, chúng hỗ trợ nhau càng phát triển mạnh do chất xúc tác “vật chất quyết định ý thức”. Từ đó tất cả đều do đồng tiến quyết định. Tất cả những đạo đức xã hội đều tan nát từ đây. Vì do vật chất, điển hình là tiền, quyết định tất cả các ý thức, bất chấp đạo lý để đạt mục đích.
Khi thế giới đang xích lại gần nhau, thì vấn đề tham nhũng sẽ trở thành bệnh dịch làm đảo lộn trật tự thế giới sau này. Việc TC dùng tiền đút lót quan chức các nước sở tại để dành ưu tiên trong đầu tư và khai thác vơ vét tài nguyên sẽ là những bằng chứng không thể chối cãi về sự gian lận trong làm ăn với thế giới. Trong khi TC vẫn tự hào rêu rao về đạo quân tử, tính cách đường đường chính chính trong mọi việc. Vậy thì mâu thuẫn này là một bằng chứng “nói một đàng làm một nẻo”, không thể có của một nước văn mình đúng nghĩa.
3- Ăn cắp nghề, lấy của người làm của mình, giấu nghề:
Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 1, Người Trung Hoa dùng văn minh Hán đồng hóa văn minh Việt, xóa bỏ chử viết Khoa Đẩu (theo tài liệu của bác sĩ Trần Đại Sỹ). Khiến cho nhiều người nghĩ rằng văn minh Việt xuất phát từ bên Trung Quốc.
Năm 1407, Nhà Minh chiếm VN, bên ngoài việc vơ vét tài nguyên, đã phá hủy các di tích văn hóa cũng như mang hết các sách vở về TQ.
Năm 1947, TC đưa ra đường “Lưỡi Bò” tự ý xác lập chủ quyền trên biển Đông.
Năm 1974, TC cưỡng chiến Hòang Sa.
Năm 1988, TC cưỡng chiếm Trường Sa.
Ngày nay, TC nói là HS-TS là của TQ không thể chối cãi.
Chỉ trong vòng gần 40 năm, với tình hình thông tin phổ biến như hiện nay mà TC còn ngang ngược tuyên bố chủ quyền của những gì mình cướp được. Thử hỏi, từ đó những nền văn minh trước đây mà TQ cho là của mình có còn đáng tin cậy hay không ? Nhất là ở thời mà phương tiên thông tin gần như không có.
Về những việc này, người Việt chúng ta cũng nên xét lại:
- Nền văn minh lúa nước phải xuất phát từ VN. Vì nền nông nghiệp này chỉ có ở xứ nhiệt đới. Hơn nữa, các tính toán thiên văn, địa lý, lịch sách phải từ nền văn minh lúa nước hay nông nghiệp nói chung. Trong khi nước Trung Hoa, do nhiệt độ thấp tại vĩ độ cao, không thể phát triển nền văn minh lúa nước.
- Tác giả Nguyễn Thiếu Dũng (Kinh Dịch – di sản sáng tạo của người VN ?) đã chứng minh phân tích rằng Kinh Dịch không thể xuất phát từ TQ.
- Mão, 12 con giáp của VN, là con mèo (chỉ tồn tại trong văn minh lúa nước, do mèo diệt chuột). Khác hẵn Mão = thố (thỏ) bên TQ, Đại Hàn, Nhật.
- Ngành Đông y cũng nên nghiên cứu xét lại xem có đúng bắt nguồn từ TQ hay không nếu ta dựa theo những yếu tố nêu trên.
- Nếu cho rằng văn minh của VN xuất phát từ Trung Quốc, tại sao trong bố cục tính từ - danh từ, thay vì tính từ đứng trước danh từ kiểu Trung Quốc, tiếng Việt ta lại là tính từ đứng sau danh từ. Mà trong ngôn ngữ không thể tự nhiên có sự khác biệt hoàn toàn như vậy nếu cho là văn minh Việt xuất phát hoàn toàn từ TQ.
Ta bàn tiếp,
Cũng vì có việc lấy của người làm của mình, do không phải sáng tạo thì càng phải dấu sợ người khác ăn cắp mất. Do không thật sự có óc phát minh, lại càng phải dấu. Việc người Trung Hoa dấu “bí kíp” không phải là hiếm. Họ dấu cả trong con cháu, chỉ truyền cho một số, thậm chỉ chỉ một người thân tín khi cần thiết, còn không thì chết mang theo. Trong việc dạy và học, thầy dấu trò sợ trò phản, hay sợ trò hơn thầy. Thêm việc tôn sư trọng đạo theo kiểu Khổng Tử làm việc dấu nghề được khuyến khích. Trong mặt nào đó, người trò luôn có tư tưởng là thầy cũng phải có cái hơn mình. Và việc ganh tỵ trò hơn thầy kềm hãm tính phản biện, tranh luận cũng như kềm hãm phát triển [3]. Cứ thế , thế hệ sau luôn thua thế hệ trước, ngang hàng cũng là đều may mắn lắm rồi ! Đó là tại sao sau hàng ngàn năm, đến ngày Đông Tây gặp nhau thì nước Trung Hoa phải chịu một trận liệt cường xâu xé. Chẳng qua là nền văn minh “tự sướng” đã ru ngủ cả một dân tộc, luôn tự hào cho mình là trung tâm vũ trụ, coi các nước xung quanh như Man, Di, Địch, Rợ không ra gì.
Thêm chuyện Mao Trạch Đông từng tuyên bố : “Trí Thức không bằng cục phân”.
Đất nước như thế, lãnh đạo như thế, dân như thế thì sự giàu mạnh không thể tồn tại lâu.
4- Không sáng chế, chỉ biết bắt chước, làm giả.
Ngay khi được phương Tây giúp đỡ, chuyển giao công nghệ, TQ cũng chỉ sản xuất hàng xuất khẩu. Hoàn toàn không thấy một sáng chế nào. Có chăng chỉ là sáng chế hàng giả, chất lượng kém để lường gạt các nước yếu và trục lợi bất chánh. Trong khi đa số dân TQ vẫn không hưởng được lợi nhuận do chính họ làm ra cũng như có thể bỏ tiền mua chính sản phẩm nước họ. Bao nhiêu lợi nhuận rơi vào giai cấp thống trị do Khổng Tử cố công nhào nặn từ ngàn xưa.
Hàng giả được phổ biến tràn lan đi theo những tai tiếng và hậu quả. Nơi nào có người Trung Hoa thì có hàng giả. Đi kèm với việc tham nhũng do người Trung Hoa gây ra và khuyến khích phát triển theo nguyên tắc “đồng tiền khôn” vừa nêu, tệ nạn hàng giả đã lan tràn ngay chính tại TQ và gây hại cho chính nước nước họ. Sau đó gây hại đến các láng giềng trong khu vực. Từ hàng giả trong tiêu dùng đã là một cái hại, thức ăn độc hại là một sự đầu độc cả một giống nòi lại là một cái tội ác lớn chống nhân loại. Nếu không nói là sự trục lợi vô ý thức thì cũng là một âm mưu thâm độc tiêu diệt các nước khác như âm mưu tiêu diệt nước Nam của nước TQ ngày xưa. Nhưng ngày nay nó nhằm tiêu diệt cả thế giới.
Nói đến đây, có người đề cập việc chính dân TQ cũng là nạn nhân thì sao?
Vì vốn coi dân là “thảo dân”, dân như cỏ rác, gặp nước TQ dân đông, nên cấp lãnh đạo nước này coi như là việc không đáng kể. Mao Trạch Đông đã từng nói chiến tranh nguyên tử TQ cũng không sợ. Vì chỉ sau vài năm, dân số TQ vẫn đông trở lại như thường. Quan niệm này coi như thừa dân nên dân không cần quý dân ! Vua lãnh đạo là trên hết !
Do đó nếu TQ có nền văn minh kiểu này chăng nữa thì chỉ là một nền mà văn minh kiểu tiêu cực thì thà không văn minh có lẽ tốt hơn.
Người ta cho rằng người Trung Hoa chỉ có khả năng ứng dụng thì đúng hơn là sáng tạo. Mà nếu có sáng tạo thì những sáng tạo cũng chẳng dùng tới nơi tới chốn.
Người Trung Hoa phát minh ra thuốc súng nhưng không ngoài mục đích đốt pháo chơi. Chỉ nghe nói dùng pháo thăng thiên để đánh quân Mông Cổ nhưng vẫn không dành được thắng lợi và bị quan Mông Cổ thôn tính. Hồ Nguyên Trừng của nước Việt đã phát minh ra súng cho nhà Minh. Nhưng kỹ thuật súng ống Trung Hoa vẫn bị Tây Phương qua mặt.
La bàn do người Trung Hoa tìm ra nhưng họ vẫn không thể thay thế và qua mặt người Tây phương trong lĩnh vực hàng hải bấy giờ.
Ngày nay, những giải thưởng về khoa học hoàn toàn chưa thấy rơi vào tay người Trung Hoa mà rơi vào tay người Nhật nhiều hơn. Ý tưởng Duy Tân của vua Minh Trị khiến nước Nhật thóat khỏi quỹ đạo kiểu TQ mà hùng mạnh và sinh ra những người con lỗi lạc cho thế giới.
5- Lợi mình, hại tất xung quanh. Hại cả dân mình, không có chữ “đồng bào”:
Ngoài những việc làm ăn gian dối , tàn ác trên, bất chấp hậu quả cho nhân loại, người cộng sản TQ Hoa sẵn sàng phá hoại tất cả miễn là lợi cho riêng mình.
Ngay trong chiến tranh, chiến thuật “biển người” bỏ 10 ăn 1 là minh chứng cho sự tàn nhẫn tàn sát chính dân mình không thương tiếc để đạt mục đích. Chiến thắng không cần biết mức độ thương vong, “nhất tướng công thành, vạn cốt khô” đã nói lên điều đó. Cải cách ruộng đất và CM văn hóa chết hàng triệu trong thời bình không thể che dấu sự tàn ác của TC với dân họ. Một nước không quý trọng chính dân của mình thì đừng ai mơ tưởng nó có thể giúp ích gì cho những người dân xứ khác.
Sự hùng mạnh quân sự của TQ chưa từng được minh chứng ngòai việc ỷ mạnh đi xâm lăng các nước nhỏ hơn mình. Trong khi đó, lịch sử cho thấy TQ chưa thực sự chận đứng cuộc xâm lăng nào ra hồn từ những cuộc xâm lăng xâu xé vương quốc Trung Hoa trong mỗi cuối các triều đại đến cuộc xâm chiếm của người Nhật trong thế chiến II. Các cuộc chiến huynh đệ tương tàn kiểu “khôn nhà dại chợ” lại khá nổi trội trong lịch sử Trung Hoa.
Một đất nước tự hào phát triển thần kỳ trong khi sự chênh lêch giàu nghèo quá cao và đại đa số còn quá nghèo. Nhân quyền “tự chế” kiểu TC khiến thế giới phải quan ngại. Nó chỉ là một triết lý của một nhà giàu mới, giàu chưa tới nơi mà lên mặt nghênh ngang hợm hĩnh.
Trong ngôn ngữ người Trung Hoa, một sự khác biệt đáng chú ý là nếu nói VN có văn minh từ TQ, vậy tại sao, TQ không có chữ “đồng bào” ? mà VN lại có. Một đất nước rộng lớn, dân đông, không có từ “đồng bào” đã minh chứng cho một đất nước chỉ chuyên xâm chiếm rồi sáp nhập đất người làm đất mình, biến dân bản địa thành thiểu số (điển hình ở Tây Tạng). Cũng từ đó, việc coi thường dân như cỏ rác không phải là lạ vì thực chất có phải dân của mình đâu mà thương với xót ? Việc bất ổn trong các vùng này không phải sinh ra từ ngày một ngày hai. Đó là quả bom nổ chậm theo vết xe đổ cùa Liên Xô ngày trước.
Trong lịch sử, người Trung Hoa chỉ có nhắc đến “đồng hương” là hết, tuyệt nhiên không có “đồng bào”.
Kể từ thời CS TQ, chỉ có từ “đồng chí” là được nhắc nhiều hơn hết !
Từ những câu “thương dân như con đẻ”, rồi “cha mẹ dân” có còn đáng tin chăng ?
Nước Việt ta rành chuyện này hơn nước nào khác. Chắc chắn như vậy.
Từ việc cố vấn TC xúi quân ta áp dụng “biển người”, chủ trương “đánh Mỹ cho đến người VN cuối cùng”… là âm mưu thâm độc làm tiêu diệt nòi giống, mượn tay “đế quốc” để diệt chủng dân Việt.
Trong quá khứ, cũng như hiện nay, khi xâm lược Trung Hoa qua VN chỉ cốt vơ vét tài nguyên đem về mà không có một trách nhiệm gì khác.
Từ xưa lịch sử đã chứng minh người Trung Hoa đô hộ lại còn thêm trò trấn ếm phá họai phong thủy nước Việt. Chưa từng thấy một công trình hay di tích lịch sử nào minh chứng cho một văn minh Trung Hoa đúng nghĩa.
Người TQ còn đầu cơ, phá họai kinh tế người Việt không ngừng. Từ việc đầu cơ tạo cơn sốt (vụ bán chim cút, tắc kè, móng trâu), lũng đọan thao túng thị trường (đầu cơ gạo, vải), vơ vét tài nguyên quốc gia kèm phá họai môi trường (mua gom cây rừng làm thuốc, mua mèo, rắn, rùa…)
Trong khi đó người Pháp chiếm VN, bên cạnh việc khai thác vơ vét, ít ra họ cũng để lại không ít công trình, cầu cống, tuy không thật hiện đại nhưng cũng bền vững tồn tại giúp ích nhiều cho người Việt, thậm chí tốt hơn hẳn những gi người Việt làm sau này. Hầm mỏ người Pháp khai thác cũng không gây sự cố nhiều như sau khi trao lại cho người Việt sở hữu. Nền văn hóa Pháp cũng giúp cho VN phát triển hữu ích.
Ngược lại người Trung Hoa đi tới đâu là hậu quả tới đó. Hàng giả, hàng độc hại làm kinh tế VN điêu đứng. Tiền giả tràn ngập thị trường làm gia tăng lạm phát. Các khu công nghiệp người Hoa làm chủ cung không khá hơn các khu khác, trong khi nhà nước VN lại bỏ mặc công nhân cho họ tha hồ bóc lột, hà hiếp. Trong khi dân thất nghiệp đông, công nhân TQ qua sống làm việc bất hợp pháp làm đời sống dân bản xứ thêm cơ cực. Đầu tư của TQ không đem đến một thịnh vượng như mong muốn.
Các gói thầu TQ làm ở VN trì trệ (các gói thầu cầu đường, làm giữa chừng bỏ đó) , cho người bất hợp pháp sang ở, quấy rối (vụ Nghi Sơn- Thanh Hóa), vụ Bôxít Tây nguyên chắc chắc sẽ để lại hậu quả khôn lường tiếp theo. Chưa kể dùng tiền lo lót để xây dựng các công trình tại vị trí hiểm yếu vốn là tử huyệt cho sự tồn vong của nước Việt (thuê đất rừng tại vị trí chiến lược, khai thác bôxít, làm đập thủy điện với mưu đồ sẵn sàng xóa sổ thủ đô Hà Nội cũng khi cần thiết..).
Ngòai nước, TQ cho xây các đập thủy điện trên các dòng sông dẫn vào VN nhằm bức tử những dòng này cũng như phá họai đời sống kinh tế của nước ta.
Bà Hillary Clinton đã tuyên bố cảnh báo TQ có biểu hiện “thực dân mới” ở Châu Phi cũng không có gì quá đáng nếu nhìn vào những gì TQ đã “chơi xấu” VN.
Qua những phân tích sơ sài trên, rõ ràng TC có văn minh chăng nữa chỉ là văn minh phiếm diện, không thể nào so sánh sự tòan diện so với các nước khác, điển hình là nước Nhật hay Hàn Quốc. Sự trịch thượng của một tay mới giàu cũng tệ hại hơn nước Đức dưới thời Hitler. Trong khi đó, nền kỹ thuật công nghệ lại còn chưa thể so sánh với Liên Xô, một đế chế Đỏ vốn tưởng chừng như không hề sụp đổ.
Chỉ vì một nền văn minh mà không tiến bộ toàn diện. Sự sụp đổ của TC chỉ là thời gian.
12-7-2011.
[1] Ngay tại VN, vua Minh Mạng đã từng sùng bái đạo Nho và xem Thiên Chúa Giáo như là một tả đạo làm mê hoặc lòng người. Từ đó đưa ra việc cấm đạo làm nhiều người chết oan uổng.
[2] Không hiểu sao trong lịch sử, các quốc gia, dân tộc thờ đa thần đều không thể mạnh và cuối cùng vẫn suy vong: Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ, Khmer, Champa, Inca…
[3] Chúng ta thường để ý những chuyện khi trò hỏi thầy việc gì đó, thầy chỉ nói: “Thánh hiền ngày xưa dạy thế, Tổ dạy thế, ta không dám cãi” để tránh né trả lời.