Dân Đen (bạn đọc Danlambao) - Vì sao những nguời không đội mũ bảo hiểm (lỗi hành chánh ) lại bị xem ngang hàng với các đối tượng hình sự mà phải dùng đến cảnh sát hình sự mặc thường phục ?
*
Vừa qua ở HN, sự việc “Hà Nội đang triển khai 5 tổ công tác đặc biệt gồm cảnh sát giao thông, cảnh sát hình sự mặc thường phục và cảnh sát cơ động để xử lý người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Chiến dịch này nhằm chấn chỉnh tình trạng vi phạm các quy định về giao thông đường bộ và chống người thi hành công vụ xảy ra thường xuyên trong thời gian qua.”
Đó chỉ là phần nổi.
Vấn đề đầu tiên: vì sao những nguời không đội mũ bảo hiểm (lỗi hành chánh ) lại bị xem ngang hàng với các đối tượng hình sự mà phải dùng đến cảnh sát hình sự mặc thường phục ?
Những vụ việc cảnh sát bắn người do không đội mũ bảo hiểm, thậm chí đem về đồn đánh chết vẫn còn đó làm cho người dân lo lắng thêm. Người dân càng không hiểu người tấn công mình khi ấy là cướp đêm hay công an. Xã hội càng thêm rối loạn.
Việc thứ hai quan trọng hơn: Hình ảnh CA đội lốt “quần chúng tự phát” gây sự khủng bố tất cả những người biểu tình hay các nhà dân chủ và CA luôn chối tội khi có dự luận trong và ngoài nước lên tiếng. Với việc CA mặc thường phục đi trấn áp có mục đích làm cho người dân tăng thêm sợ hãi mà không biết những người quanh mình ai là CA để rồi nghi kỵ và chia rẽ lẫn nhau. Xem như CA đã thực hiện thêm chính sách “chia để trị” mà không tốn thêm công sức bao nhiêu.
Có lẽ đây là một chiêu bài hợp thức hóa các việc làm mờ ám của CA , nhằm tăng quyền hạn của CA để trán áp người dân trong thời kỳ suy tàn của chế độ (thậm chí cho phép CA làm bậy nếu cần, càng có quyền, CA sẽ càng trung thành với chế độ). Đồng thời có lý do xóa sạch các tội lỗi của CA nếu sau này bị phanh phui. Có chuyện gì thì CA sẽ đổ thừa là do tệ nạn XH gây ra.
Các rối lọan trong xã hội tạo dựng ra nhằm cho người dân lo đối phó mà quên đi chính trị. Vụ việc này không nằm ngoài mục đích của chính quyền trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc làm ngơ cho phát triển vô tội vạ các lối sống trụy lạc, phim ảnh Tàu, phong trào ca nhạc, người mẫu, diễn viên hay bóng đá…
Giáo dục chính trị “quốc doanh”: tạo dựng gượng ép một tư tường HCM (kể từ khỏang 1998) nhồi sọ vào giới trẻ bên cạnh nền giáo dục ngu dân, trục lợi.
Mục đích không ngòai làm đánh lạc hướng lòng yêu nước theo chiều hướng dân chủ của dân chúng.
Mong người dân cảnh giác tất cả các thông tin “chính thống” do nhà nước này đưa ra. Mọi người nên luôn nghĩ đến các mặt trái, ý định ngầm của nó đi kèm. Luôn đặt tư tưởng 3 đừng: “Đừng nghe, đừng tin, đừng làm theo”.