Thế nào là hành động thiết thực vì Trường Sa ? - Dân Làm Báo

Thế nào là hành động thiết thực vì Trường Sa ?


Hành Khất (danlambao) Trước nhất, xin nói rõ, tôi không phải là một chính trị gia, vì tôi cũng chẳng hứng gì lắm với môn học khô khan đó. Thứ đến, tôi không bao giờ dám "liều mạng" đưa ra sách lược, hay chiến lược gì cho Trường Sa, vì sự nông cạn kiến thức. Và sau cùng, tôi càng không dám "giẫm chân" lên quyền lực của vị Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam một cách "bố láo". Tuy nhiên, tôi chỉ có vài ý kiến thô thiển để đóng góp vì tự xét rằng đó là quyền của một người công dân. 

Xin mượn câu nói của Thống tướng thành Athens của Hy Lạp, Pericles (495--429 BC) : "Just because you do not take an interest in politics, doesn't mean politics don't take an interest in you." (Chỉ vì bạn không có một hứng thú gì đến chính trị, không có nghĩa là chính trị không có một hứng thú nào đối với bạn)).

Tôi vô cùng "hân hoan" khi vừa nhìn thấy tiêu đề "Hành Động Thiết Thực vì Trường Sa" trên mạng VoVNews (http://vov.vn) ra ngày 12/08/2011, do tác giả Lan Anh viết. Nhưng cũng rất vô cùng "hụt hẫng" khi nhìn thấy bài biết chỉ võn vẹn 195 chữ (chưa đến con số 200 nếu không tính luôn cái tiêu đề… dài 7 chữ). Và tôi lại càng "ngỡ ngàng" hơn sau khi đọc xong bài viết về "hành động thiết thực" đó, vì chỉ.. là một chương trình "Góp đá xây Trường Sa" do Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa phát động.

Tuy nhiên, từ một đoạn nguyên văn bài viết : "Đây là một chương trình rất ý nghĩa và có tính nhân văn sâu sắc," qua lời phát biểu của Hồ Đắc Thạnh, Phó Tham mưu trưởng Vùng 3 Hải quân, nguyên Thuyền trưởng Tàu…"không số." Và vị Phó Tham mưu tiếp: "Chương trình đã khơi dậy trong lòng mỗi con người Việt Nam dù ở trong hay ngoài nước lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ từng tấc đất biển, đảo, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam." Nhưng đó không phải là trọng tâm của bài viết qua lời "tán dương" và "biểu dương"của vị Phó Tham mưu; nên đã nhanh chóng đi đến đoạn kết, qua những liệt kê về "thành quả" mà Vinacafé đã có.

Tôi có cảm tưởng đang đọc một bài viết "ca tụng" Vinacafé hơn là mang một nội dung như tiêu đề đã nói trên. Hay tôi đã "quá" mong mõi một điều "thiết thực hơn" nào đó từ nhà cầm quyền, trong vấn đề bảo vệ biển Đông nói chung, và Trường Sa nói riêng, khi vừa nhìn thấy hai chữ "Hành Động" trong tiêu đề ? Dù sao, sự hỗ trợ tinh thần, và vật chất cho những… "công binh" Hải quân (không hằn là chiến binh) trên quần đảo cũng đáng được ca ngợi. Nhưng qua đó, tôi vẫn không thấy "hình ảnh" nào trong việc "bảo vệ… từng tấc đất biển đảo," ngoài việc… "góp đá" xây những dãy nhà trên Trường Sa, như một hình thức "cấm dùi," giành đất, trong tình hình sôi động vì mưu đồ "thiết thực hoá" đường lưỡi bò của trung Cộng.

Cũng như qua bài viết "Đại Tướng Phạm Văn Trà : 'Bờ mạnh, biển mới vững'" trên mạng Tuổi trẻ online (http://tuoitre.vn) ra ngày 25/07/2011, của Nguyễn Thành - Cầm Văn Kình, đã khiến cho tôi "bàng hoàng" hơn sau khi đọc xong. Vị Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Phạm Văn Trà _"đã ba 3 lần ra làm việc tại Trường Sa, đi đủ 33 điểm đảo", theo như  nguyên văn bài viết_ đã đưa ra một "tác chiến chiến lược" là xây dựng "khu kinh tế quốc phòng nơi biển đảo" nhằm có khả năng… "đẩy lui" đoàn tàu chiến của trung cộng, với những khẩu pháo tầm xa khoảng 200 hải lý (370 km) và không chừng có sự tham gia của "tàu sân bay" Varyag vừa được tu chỉnh trong thời gian gần đây. Những tấn đất, cây "xanh," đá tảng, xi măng v.v. được chuyên chở ra quần đảo bằng tàu "há mồm" của Mỹ ngụy bỏ lại và bằng ghe thuyền đi biển; ngoài ra không thấy nói gì đến khả năng phòng thủ hay chiến lược bố trí công sự. Nhưng theo vị Bộ trưởng nầy : "Để bảo vệ và xây dựng biển đảo ngày càng giàu đẹp " là mối quan tâm "hàng đầu" trong "quy hoạch" cho Trường Sa, vì Trường Sa đủ mạnh ! Với chiến lược, dùng ít đánh nhiều, mà vị Bộ trưởng hảnh diện, viện dẫn trong cuộc chiến với Pol Pot, năm 1975_ "Có lần lực lượng của chúng tôi chỉ có ba tiểu đoàn mà bị tới 11 tiểu đoàn của Pol Pot bao vây. Nhưng nhờ lực lượng tinh nhuệ, gan góc, chúng tôi vẫn đẩy lùi, sau đó thắng kẻ địch."

Một tiểu đoàn của Quân đội Nhân dân VN vào khoảng 300--500 người (theo wikipeadia); vậy 3 tiểu đoàn có khoảng 1.500 người. Và giả như một tiểu đoàn của Pol Pot cũng là con số 500; vậy 11 tiểu đoàn có khoảng 5.500 người, đông gấp 3,7 lần bộ đội VN (có nghĩa 1 đối 4). Thật là một chiến công "quá tưởng" và đáng "hảnh diện" ‼!

Nhìn lại những trận chiến giữa Quân đội Nhân dân VN và Mỹ ngụy, chiến thuật "biển người" là một thế chiến rất được "ưu dụng" bởi Quân đội Nhân dân VN. Điều nầy có thể được dẫn chứng qua cuốn phim "We are Soldiers," diễn tả lại trận chiến có thật tại La Drang, Tây Nguyên, vào năm 1964 do Trung tá Harold Gregory "Hal" Moore, Jr. chỉ huy phá vòng vây biển người của bộ đội chính uy dưới sự điều động của Tướng Nguyễn Hữu An, với ước tính tỷ lệ 1--4 (theo wikipedia). Và Tướng William Childs Westmoreland của quân đội Hoa Kỳ, từng nhận định về Tướng Võ Nguyên Giáp của Quân đội Nhân dân VN như sau : "Let me also say that Giap was trained in small-unit, guerrilla tactics, but he persisted in waging a big-unit war with terrible losses to his own men. By his own admission, by early 1969, I think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this. Now such a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does not make a military genius. An American commander losing men like that would hardly have lasted more than a few weeks."

(Hãy để tôi cũng nói rằng Giáp được đào tạo ở đơn vị nhỏ, chiến thuật du kích, nhưng ông kiên trì tiến hành một cuộc chiến tranh lớn đơn vị với các thiệt hại khủng khiếp cho những người của mình. Căn cứ vào sự nhìn nhận của ông ta , trước đầu năm 1969, tôi nghĩ rằng, ông đã bị mất, những là, một nửa triệu binh sĩ ? Ông ấy đã báo cáo điều này. Hiện tại, sự coi thường sinh mạng con người như thế, có thể tạo nên một kẻ thù ghê gớm, nhưng điều đó không tạo nên một thiên tài quân sự. Một vị chỉ huy của Mỹ (nếu) đánh mất đi những đồng đội như thế dường như sẽ khó mà có thể giữ được chức vụ dài hơn vài tuần)

Vấn đề tổ chức xây dựng để biển đảo càng… "giàu đẹp" trong lúc nầy, xem ra là một… "bước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc "hơi… quá xa", trong khi Hoàng Sa và Trường Sa vẫn còn nằm trong… "lưỡi bò" của trung Cộng. Vấn đề củng cố, hiện đại hoá quân sự, nhất là về binh chủng hải quân, là mặt cần thiết, cấp bách hơn trong gian đoạn nầy; đó là chưa nói đến những kế hoạch phòng thủ. Nhìn về phía trung cộng, trong nổ lực giành quyền bá chủ vùng biển Đông, họ đã có những dự án chế tạo những chiếc tàu hải chiến, và hàng không mẩu hạm theo phát họa hiện đại nhất; mà theo dự kiến của một số người, chúng có thể bước vào hoạt động trong năm 2015 (4 năm sau !) hoặc sớm hơn (đây là những hình ảnh tàu chiến trung cộng trong nay mai : http://wareye.com/2018-chinese-aircraft-carrier-and-new-destroyer-battles-group-imagine-figures-%E2%85%A1http://thecomingdepression.blogspot.com/2011/08/chinas-new-aircraft-carrier.html). Đó cũng là điều quan tâm nhất của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ trước sự lớn mạnh của trung cộng về quân sự nói chung, và binh chủng hải quân nói riêng. Dù Hoa Kỳ vẫn luôn trang bị cho mình những chiến cụ hiện đại nhất từ trước đến nay, nhưng vấn đề kinh tế suy thoái đã cắt giảm tài chánh phần nào cho những chương trình nghiên cứu, và chế tạo trong lãnh vực quân sự. Hiện tại, trung cộng chưa hẵn là một đối thủ tương sức với Hoa Kỳ, nhưng trong tương lai, đó là điều không khó tưởng; trong khi đó, vị Bộ trưởng quốc phòng VN chỉ quan tâm đến vấn đề "làm giàu đẹp cho biển đảo" xem như một… "tác chiến chiến lược" phòng thủ.

Hàng ngàn thanh niên "bị kêu gọi" làm nghĩa vụ, trong sứ mệnh "bắt buộc" là… mang đá tảng ra Trường Sa ! Những chương trình như là "Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương", triển lãm ảnh, sách về  'Biển đảo quê hương', v.v.  được phát động rầm rộ, nhưng không bao giờ nghe nói gì đến một chủ trương "chống ngoại xâm" một cách cụ thể. Ngay cả hình ảnh của những ngư dân Việt bị bắn chết, tàu đánh cá bị đụng tan vở từng mảnh, hoặc sợi dây thăm dò dầu khí  bị cắt, bởi trung cộng được trưng bày, hay được nhắc đến trong những lời phát biểu vừa qua.

Và trong bài viết "Chiến lược biển, đảo đến năm 2020", ra ngày 25/06/2011 (không có tên tác giả !), cũng trên trang mạng VoVNews, với dòng chữ hàng đầu được in đậm : "Một trong những nhiệm vụ quan trọngtuyên truyền về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc." Theo bài viết, "chiến lược" quan trọng nhất của Việt Nam là … "nhiệm vụ tuyên truyền" (?) ‼!. Và cơ sở "tuyên truyền và giáo dục nhân dân" phải tuân hành theo chỉ thị, ý muốn của đảng đưa ra. Điều nầy có thể thấy rõ hơn, qua lời phát  biểu của vị Bộ trưởng quốc phòng : "…Nhìn lại hoạt động này vừa qua, tôi thấy nay vài chục người, mai vài trăm người không có tổ chức thì cũng không giải quyết được vấn đề gì mà chỉ làm căng thẳng thêm tình hình. Giờ là lúc phải đoàn kết, tỉnh táo, chăm lo phát triển kinh tế, lo cho dân là điều quan trọng nhất. Dân có giàu thì nước mới mạnh, bờ có mạnh thì biển mới có chỗ dựa và mới tiến xa ra biển được."

Quả thật không sai ! Chỉ vài chục người, hoặc vài trăm người thì không làm nên bão tố, nhưng nếu và chỉ nếu… "nhà cầm quyền" không dùng vũ lực đàn áp, hành hung, bắt bớ, đe dọa thì… con số đó phải nói đến hàng ngàn, hay tệ lắm là hơn nửa triệu; chớ không phải chỉ dừng lại ở số trăm. Lòng yêu nước của "vài chục người, hoặc vài trăm người" thanh niên đó đã làm bừng lên ánh đuốc của hội nghị Diên Hồng ngày nào, trong mọi tầng lớp, lứa tuổi của dân Việt. Họ muốn được bày tỏ tấm "chân tình dành cho tổ quốc," là như thế đó; đồng thời nói lên sự kiên quyết và sự ủng hộ chủ trương chống ngoại xâm, nếu… nhà cầm quyền không chỉ "im lặng" mà còn trương cao "16 chữ vàng." Và nếu không có những đoàn nhân công lao động trung quốc kéo vào Việt Nam trên khắp ba miền như đang đi chợ mà không cần giấy phép, hộ chiếu, và nếu không có những lời bình luận nhục mạ, thách thức của cán bộ cao cấp trung quốc trên truyền hình, thêm vào đó là những vu khống xấc xược, không chỉ riêng đối với ngư nhân Việt, mà chính là sự đối mặt cả dân tộc Việt Nam; trong đó có cả sự khinh rẻ, coi thường hải quân VN nói riêng, và Bộ quốc phòng nói chung, thì không bao giờ có những cuộc biểu tình kéo dài đến lần thứ 10, và sẽ còn tiếp diễn lâu dài.

Những tấm lòng đó cũng chỉ vì đất nước, không vì danh lợi hay tiền bạc gì khác. Họ đã bỏ công sức, thời gian nghĩ ngơi cuối tuần của mình, để…"chỉ được" tham gia tuần hành dưới cơn nắng nóng bức, mà bụng thì đói, cổ lại khát. Không lẽ, họ rảnh rang đến nỗi không có gì làm, rồi tụ tập đi lòng vòng phố hò hát, và la hét đến khan lạc cổ hộng để vui chơi sao ? Họ được gì qua những hành động tự phát chỉ vì lòng yêu nước đó ? Hay chỉ được nhận lại những cú đấm, đá, lôi kéo, của lực lượng công an bủa vây dùng đòn "hội đồng"_ 5, 6 công an túm lấy 1 người biểu tình_ như thể người đó là kẻ cướp hung bạo, nguy hiểm cho an ninh công cộng.Và hơn thế nữa, họ "đưọc gán" cho là phản động qua cái nhìn "mất cảm tình" từ công an, hoặc được cho là "làm chuyện tào lao" theo ngụ ý của vị Bộ trưởng quốc phòng : "…không giải quyết được vấn đề gì mà chỉ làm căng thẳng thêm tình hình. " Nếu chịu khó nghĩ kỹ lại tí, có lẽ vị Bộ trưởng sẽ cảm thông lòng dân hơn vì đâu đã tạo ra sự hoang mang, và bất bình. Và theo "chiến lược" của vị Bộ trưởng, thì tại sao lại có chuyện "làm căng thẳng tình hình" hơn ? Vì đó dường như chỉ là… "chiến lược… kinh tế", chú trọng về sự xây dựng "làm giàu đẹp," trong tình thế yên bình của đất nước. Hai chữ "tình hình" đó đã tự nói lên quá rõ ràng về "tình thế đang biến động" mà chính vị Bộ trưởng cũng thừa nhận một cách gián tiếp.

Chắc hẵn, vị Bộ trưởng cũng biết rằng, lòng dân là sức mạnh, dù sức đối kháng đối với vũ lực bị thua kém, nhưng ý chí không khuất phục vẫn tiềm ẩn lâu dài trong chính nghĩa và lý tưởng dân tộc. Đã qua thời kỳ đuổi Mỹ, với kinh nghiệm tích lũy đó, lẽ nào vị Bộ trưởng không biết đến điều đó. Và vấn đề "tuyên truyền, giáo dục nhân dân" luôn luôn đuợc "chú trọng và nâng cao" nhiều nhất. Ngay cả đến hôm nay, sau hơn 55 năm chiến tranh "giành" cầm quyền… thắng lợi hơn đối với Mỹ ngụy, vẫn còn những âm vang từ "kỳ công mầu nhiệm" được mô tả lại trong bài viết "Kỳ 1: Âm Mưu Thâm Độc của Đế Quốc Mỹ" và "Kỳ Cuối : Chiến Thắng trong Cuộc Chiến không Cân Sức" ra ngày 05/08/2011, trên mạng VoVNews, của tác giả Mai Thắng. Thật là "hào hùng… không thể tưởng" ! Sau khi đọc xong hai bài viết, chắc chắn khiến người đọc "cảm động" đến… "rơi nước mắt" mà quên đi hay không thấy vài sự kiện… "hơi lạ". Theo sự ghi nhận từ trang mạng ADAMANT ( http://adamant.typepad.com/seitz/2007/12/lastest-with-th.html), USS Independence (LCS2) là tên con tàu hiện đại và nhanh nhất của Hoa Kỳ, với tốc độ có thể đạt được là 44 hải lý (81,4 km/giờ), và được phóng thủy ngày 26/04/2008. Nhưng con tàu chiến 333 của Cộng Hòa Xã Hội miền Bắc Việt Nam vào năm 1964, đã có thể đạt đến tốc độ 42 hải lý (77,7 km/giờ), chỉ kém hơn 3,7 km/giờ so với LCS2 (cách khoảng 44 năm sau). Và hơn thế nữa, con tàu 333 được lệnh "tăng tốc tối đa" là 55 hải lý (101 km/giờ) để tiến gần sát địch hơn và phóng ra "quả ngư lôi" cuối cùng tiêu diệt tàu Maddox của Mỹ. Với tốc độ… "không thể tưởng" được đó, như một chiếc xe vượt xa lộ hơn là một tàu chiến có từ năm 1964, mà Mỹ đã phải bỏ ra 44 năm sau cũng không cách gì bắt kịp ! Đó là chưa nói đến, trước đó, con tàu 333 bị trúng đạn pháo của kẻ địch, khiến cho "quả ngư lôi" bên trái… tuột xuống biển, làm con tàu bị… "lệch" hẵn một bên. Một hình ảnh thật là sống động, như một con chó què, nhưng vẫn lao vào kẻ địch với… tốc độ xe hơi trên xa lộ ! Và con tàu nầy mang 2 "quả ngư lôi" hai bên; giả như không bị trúng pháo địch làm tuột mất một quả khiến nó mất cân bằng, mà do chính con tàu phóng thủy lôi ra; như vậy tàu vẫn có bị… lệch sang một bên (?). Qua bài viết, cho người đọc nhận thấy, đó là một con tàu "hiện đại" thời 1964, với tốc độ hơn 100 km/giờ, nhưng không lẽ bị… lệch cả thân tàu sang một bên sau khi phóng ra một quả ngư lôi sao ? Thật là…"hơi" khó hiểu !

Đó là một thí dụ về công tác "tuyên truyền" mà đảng đã rất thành công trên khắp ba miền, từ xưa đến nay. Cho dù hôm nay là một thời đại mạng lưới thông tin và dữ liệu, nhưng có mấy ai nhận biết được sự sai trái của sự thật trong một vài tiểu tiết nhỏ nhặt của một bài viết dài, với một nội dung làm rung cảm người đọc. Cũng như công cuộc "Góp đá xây Trường Sa", và những phát động phong trào chung quanh nó, nhằm cổ võ lớp thanh niên hăng hái thi hành nghĩa vụ quân sự, theo "chiến lược vì Trường Sa" đã đưa ra. Nhưng trên khía cạnh khác, cũng là cách "trấn áp" những người tham gia biểu tình, nhằm phân hóa đội ngũ thanh niên, nhất là tại thủ đô Sài Gòn nói riêng, và phần đất miền Nam nói chung. Vì Trường Sa nằm sâu về hướng Nam, nên sự vận chuyển thanh niên nghĩa vụ trong miền Trung và Nam , ra đó cũng dễ dàng hơn là đưa người từ Bắc vào. Một chiến lược thật hoàn hữu, nhưng rất tiếc nó chỉ một chiến lược nhằm đối đầu với những thanh niên yêu nước, hơn là một chiến lược chống ngoại xâm Hán tộc.

Hẳn nhiên, ai cũng biết đường lưỡi bò bao gồm vùng quần đảo Trường Sa, như vậy những công cuộc xây dựng trên đó, sẽ thuộc về ai ? Ngoài ra, vị Bộ trưởng quốc phòng còn có dự định xa hơn nữa, là đưa dân lên sinh sống, lập nghiệp lâu dài mà không cần lượng trước những thảm khốc có thể xảy ra, nếu tàu chiến trung cộng bắn pháo vào. Những ngư dân đã từng bị giết hại, bắt bớ ngay trong vùng biển Việt Nam mà không có sự can thiệp, ngăn chận nào của nhà cầm quyền; như vậy làm thế nào bảo đảm sự an toàn hơn cho những người dân sinh sống trên đó, vì họ cũng phải nhờ vào ngư nghiệp ? Và có lẽ, lần nầy, trung cộng không cần mất thời gian ngồi làm giấy tờ đòi tiền chuộc; vã lại, đó không phải là nhiệm vụ của những tàu chiến được trang bị đầy đủ hỏa lực. Họ chỉ cần khai pháo : vừa là một lời cảnh cáo hải quân Việt Nam, và vừa giải quyết nhanh chóng "bọn ngư dân Việt" ngoan cố xâm lấn vùng biển bằng một cách "không đáng thương tiếc

Tóm lại, "chiến lược bảo vệ Trường Sa" của vị Bộ Trưởng quốc phòng là :

1_  Phân tán đội ngũ thanh niên yêu nước tham gia biểu tình.         

2_  Đưa dân làm bia đỡ đạn để dễ dàng công khai lên án và tạo sức ép lên trung cộng, nhằm vớt vác sự đòi hỏi trung cộng phải nhân nhượng điều gì.

3_ Làm an lòng dân trước vấn đề chủ quyền quần đảo, mà đảng đã… "trót" ký kết với trung cộng, nếu mục đích thứ hai chưa được thực hiện.

4_ Bày tỏ sự quan tâm của đảng, trước khi sự bàn giao chủ quyền chưa đi đến quyết định cuối cùng.

5_ Tạo cơ hội cho một giải pháp êm đẹp đối với dân, khi Việt Nam trở thành thuộc địa chính thức của trung cộng.

Thật ra, đảng đã biết trước đường lưỡi bò, ít nhất là vào năm 1988. Qua bài viết "Những Người Xây Đảo Trường Sa : Kỳ 1" ra ngày 30/07/2011, của tác giả Mai Thắng, trên mạng Chủ quyền-Lãnh thổ (http://biengioihaidao.wordpress.com) : " Đêm Giao thừa Tết Mậu Thìn (1988), mệnh lệnh khẩn cấp từ Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân: Đoàn M31 Công binh Hải quân huy động một lực lượng hành quân ra Trường Sa xây dựng đảo." Vì nếu chỉ là công cuộc xây dựng đảo, thì đâu cần một cuộc hành quân tốc kỳ ngay đêm Giao thừa giá rét, và bão động với mệnh lệnh khẩn cấp như vậy. Nếu không nói là một cuộc chạy đua "cấm dùi," mà phía Việt Nam vì ở gần Trường Sa, nên được nhiều ưu thế hơn là trung cộng. Nhưng mãi đến 2004, trung cộng mới tuyên bố trước thế giới về đường lưỡi bò, vì lẽ phía Việt Nam ngoan cố, không chịu "trả lại"… vùng quần đảo "hứa." Và Trung tá Nguyễn Văn Lâm, nguyên là Chính trị viên của Tiểu đoàn 1, Đoàn M31 Công binh Hải quân, trong bài viết "Kỳ Cuối : Những Công Trình Thắm Tình Đất Mẹ" ra ngày 1/08/2011, của tác giả Mai Thắng, trên mạng VoVNews, đã nói : " … Nếu như trước đây, việc xây dựng đảo chủ yếu giao cho Đoàn M31 và Trung đoàn Công binh 83 Hải quân, thì bây giờ có nhiều đơn vị khác tham gia xây đảo như Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Tiểu đoàn 1 Công binh thuộc Vùng 4 Hải quân. Bây giờ không xây theo mùa mà xây cả năm, bất chấp thời gian, có yêu cầu là đi, xây quanh năm không nghỉ." Có nghĩa, từ bước đầu tiên năm 1988 mãi đến 2011, vì sự thúc bách từ phía trung cộng đòi chủ quyền, nên đảng ra chỉ thị "xây quanh năm không nghĩ" và đánh dấu bằng những lá cờ trên vùng nào Việt Nam chiếm ngụ.

Xét ra, những cấp chỉ huy trong quân đội hải quân, cũng phải mệt nhoài vì phải chạy đua "thi công" xây dựng mà không biết chắc rằng sau khi hoàn tất sẽ phải bàn giao cho trung cộng, hay "cùng nhau bảo vệ biển đảo" nhưng họ chỉ biết tuân hành theo luật quân đội từ vị Bộ trưởng quốc phòng đưa ra. Bao nhiêu công sức, tài vật đổ ra theo chiến lược đó, nhưng kết quả thì thật mong manh ! Trong khi, trung cộng đã "rao giảng" trong quần chúng, ngay cả trong những sách giáo khoa trong và ngoài nước, về chủ quyền hình lưỡi bò. Không lẽ, trung cộng lại tự "xẻo" đi cái lưỡi hay một phần của nó vì những lá cờ Việt Nam cấm trên đó ? Nhà cầm quyền trung cộng sẽ phải "giáo dục" dân họ như thế nào đây ? Và nhất là sĩ diện trước quốc tế, mà trung cộng đã bỏ ra không ít tiền để có được. Điều chắc chắn rằng, trung cộng không thể nào "bỏ qua" thái độ đó của Việt Nam. Và nếu vẫn với chiến lược đó, Việt Nam cũng chẳng giải quyết được vấn đề sao cho ổn thỏa hơn. Trong khối cộng sản, đếm trên đầu ngón tay, cũng không thể giúp gì được cho Việt Nam, thậm chí không dám đứng ra ủng hộ. Cùng lắm, Bắc Hàn sẽ gởi cho Việt Nam vài đầu đạn nguyên tử rỗng ruột để làm quà "giao lưu", hay Cu Ba chuyển vài thùng xì gà để Việt Nam dùng châm ngòi súng thần công còn lại của Tàu và Liên Xô, hay Venezuela tặng vài ngàn kí lô bạch phiến, cho bộ đội hăng tiết hơn, giành nhau đứng làm bia bắn cho trung cộng luyện tác xạ tầm xa từ tàu chiến.

Trên thế giới hiện nay, nước có khả năng làm trung cộng e ngại nhất là Hoa Kỳ, mà tác giả Mai Thắng vẫn luôn xem là một kẻ thù kinh tởm (qua bài viết đã nói ở trên). Nhưng muốn có một sự cân bằng về lực lượng đối với trung cộng, Việt Nam không thể nương tựa vào nước nào khác, ngoài Hoa Kỳ. Đó là cứu cánh cuối cùng cho giải pháp "chiến lược bảo vệ Trường Sa" một cách thiết thực hơn là xây dựng biển đảo. Và ngày nào đó, trung cộng cương quyết đánh chiếm, hay bắt buộc Việt Nam bàn giao Trường Sa, thì những xây dựng đó, hóa ra những tiền đồn trấn đống rất hữu dụng cho họ. Đã chưa ra "pháo xe" mà đã lùa "chốt" băng sông ào ạt, thì đó chỉ là con đường "thí chốt" phi lý. Trong khi vị Bộ trưởng quốc phòng, không dám lên tiếng trước công luận về sự giao hảo với Hoa Kỳ, và vẫn khư khư ôm lấy chủ trương ba không, thì thử hỏi tại sao những cuộc biểu tình dai dẳng mãi đến tuần lễ hôm nay, nhưng chưa có dấu chấm dứt.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo