Songngamvietnam (danlambao) - Có lẽ mỗi người dân Việt Nam đã không còn xa lạ với chiếc Mũ bảo hiểm – Một vật “bất ly thân” đối với hầu hết người dân chúng ta mỗi lúc ra đường, và đặc biệt quan trọng hơn là đối với đại đa số người dân Việt Nam nghèo và cô thân cô thế khi họ chưa đủ tiền để tậu cho mình một “con xe hơi” và không phải là các “cậu ấm cô chiêu” con các NGÀI – thành phần mà vẫn đi xe 2 bánh (siêu xe 2 bánh) được phép miễn trừ qui định đội.
Một lần có dịp quan sát cảng kẹt xe từ một nhà cao tầng, quang cảnh hiện ra trước mắt thật đẹp, làm tôi hình dung đến một đàn kiến “đầu bóng” chỉ thiếu là không có 2 sợi râu quơ qua quơ lại thôi.
Với Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ ra đời và đi vào cuộc sống đã mang lại cho “toàn dân tộc Việt Nam” một sự an toàn “tuyệt đối” khi giao thông, giúp người dân Việt sống thọ hơn các dân tộc khác trên thế giới.
Ở nội dung bài viết này tôi muốn bàn về một vấn đề khác không liên quan đến tai nạn giao thông, chấn thương sọ não, chất lượng mũ bảo hiểm, …. hay nói chung là những chuyện quanh cái “nồi cơm điện đội đầu” nữa vì chuyện này đã được nói đến quá nhiều và quá lâu rồi. Vấn đề xin được trình bày ở một khía cạnh khác : SỰ NHU NHƯỢC CỦA NGƯỜI VIỆT !
Tôi vẫn nhớ như in những ngày đầu tiên nghị quyết 32 bắt đầu có hiệu lực, bản thân tôi chỉ trong 2 ngày phải đi đóng tiền phạt về lỗi không đội mũ bào hiểm đến 3 lần, mà oái ăm thay là các tình huống bị phạt: đi dự đám cưới cách nhà khoảng 150m, đi chợ cách nhà 200m và đau nhất là băng qua đưởng để đi sửa chiếc xe máy cà tàng !
Thế là “khiếp” cho đến giờ dù biết rằng cái mũ bảo hiểm trên đầu bây giờ là “rất dỏm” không đủ đảm bảo “chấn thương sọ não” nhưng ít nhất cũng không để “chấn thương hầu bao” nữa.
Còn đâu những buổi chiều thơ mộng với mùi hương tỏa – tóc bay mà cứ lên xe là phải nghe cái mùi thum thủm từ cái nón bảo hiểm của mình và của người đi cùng vì nó có bao giờ được giặt đâu!
Những tà áo dài thướt tha dưới chiếc nón lá “ quê hương” ngày ấy đã được thay bằng chiếc nón bảo hiểm nhìn mà xót cả lòng.
……..
Và còn bao nhiêu cái hệ lụy mà chiếc “nón bảo hiểm” đem lại !
Còn cái được thì sao? Tai nạn giao thông vẫn không giảm! có được chăng là “kinh tế phát triển” thêm nhờ vào việc sản xuất mũ bảo hiểm (hàng thiệt và hàng giả), thu ngân sách tăng, tiền thu ở các bãi giữ xe tăng ….
Một thằng ngang bướng như tôi rồi cuối cùng cũng phải chịu khuất phục với cái quy định có phần vớ vẩn, nó tước đoạt đi bao nhiêu sự tự do của con người và quan trọng là thêể hiêệ n hì nh ảnh “NHÀ NƯỚC ĐÃ CHỤP MŨ LÊN HƠN 80 TRIỆU CON DÂN NƯỚC VIỆT” và “CHÚNG TA LẠI NGOAN NGOÃN CÚI ĐẦU” !
Một chiều mưa tháng 9/2011