SGTT.VN - Làm quan cũng là một nghề; người làm quan cũng cần được giáo dục để ứng xử trong môi trường công vụ phù hợp với đạo đức nghề nghiệp.
Người làm quan, từ muôn thuở, luôn có trong tay hai thứ có giá trị lớn: quyền lực công và tài sản công. Cả hai thứ đều có khả năng phục vụ, không chỉ cho hoạt động công vụ, mà còn cho cả cuộc sống riêng tư của quan chức. Chính mục tiêu thứ hai này đã khiến quyền lực công và tài sản công hoà quyện với lòng ham muốn tiềm ẩn trong mỗi con người, thành một thứ thuốc kích thích mà khi uống vào, quan chức dễ trở nên sa đà, đi đến chỗ lạm quyền, hủ hoá, tham nhũng.
Biết rủi ro, nhưng nhà chức trách vẫn phải trao quyền lực công và tài sản công cho quan chức sử dụng, bởi điều đó cần thiết cho sự vận hành của guồng máy quản lý. Vấn đề rốt cuộc là làm thế nào kiểm soát, ngăn chặn, kiềm chế lòng tham cố hữu trong mỗi người làm quan, không cho nó bùng phát khiến quan chức tối mắt, lẫn lộn giữa công và tư, rồi ra tay vơ vét, chiếm đoạt.
Nói cách khác, muốn có chính quyền mạnh và hữu hiệu, phải xây dựng được tính cách liêm chính ở viên chức công. Ở nhiều nước, người được bổ nhiệm vào các vị trí xung yếu trong bộ máy hành chính được chọn lọc kỹ theo các tiêu chí khắt khe về năng lực, cũng như về nhân cách, sau đó phải vượt qua một khoá đào tạo về chuyên môn, trước khi được bố trí công tác. Làm quan cũng là một nghề; người làm quan cũng cần được giáo dục để ứng xử trong môi trường công vụ phù hợp với đạo đức nghề nghiệp. Công tâm, không thiên lệch và trong sạch là những đòi hỏi của xã hội đối với phẩm chất của quan chức.
Dẫu sao, không lúc nào và ở đâu liêm chính công được xây dựng chỉ dựa vào ý thức tự giác của con người. Cần phải dựa vào luật pháp, với những quy định thật cụ thể và chặt chẽ. Đúng là chẳng có hệ thống luật pháp nào hoàn hảo đến mức dự kiến và ngăn chặn được tất cả các hành vi sai trái; nhưng ít nhất, những bài bản mua bán quyền thế và chiếm đoạt tài sản công đã quá quen thuộc phải được đưa vào danh sách và bị vô hiệu hoá.
Suy cho cùng, giữa những giao kèo như thế và một vụ tống tiền chẳng có gì khác biệt về bản chất: cả hai đều là những cuộc chuyển giao của cải mà một bên do bị khiếp vía trước quyền lực của bên kia nên mới chấp nhận chuyển giao.
Chẳng hạn, luật phải cấm việc xác lập các quan hệ kết ước dân sự có tác dụng chuyển giao tài sản như mua bán, vay mượn, tặng cho giữa cấp trên và cấp dưới hoặc giữa người quản lý và người có lợi ích được quản lý. Kiểu vay tiền của một tổng giám đốc công ty dược phẩm mà người vay là một thứ trưởng bộ Y tế, được bàn luận trên các phương tiện truyền thông mấy ngày nay, thuộc loại quan hệ kết ước này. Ở nhiều nước, điều cấm còn được mở rộng đến vợ (chồng) và những người thân thuộc của quan chức. Lý do là giữa hai chủ thể vốn bị ràng buộc bởi một trật tự tôn – ti, hợp đồng tự nhiên phải được giao kết dưới ảnh hưởng của trật tự đó và trở nên bất bình đẳng theo hướng có lợi cho bên ngồi cao hơn, có thế mạnh hơn. Suy cho cùng, giữa những giao kèo như thế và một vụ tống tiền chẳng có gì khác biệt về bản chất: cả hai đều là những cuộc chuyển giao của cải mà một bên do bị khiếp vía trước quyền lực của bên kia nên mới chấp nhận chuyển giao.
Luật cũng phải cấm việc sử dụng tài sản công vào những việc riêng tư: không được dùng điện thoại công để tán việc riêng, không dùng xe công để đi thăm gia đình hoặc đi lễ chùa, không dùng nhà công vụ để kinh doanh, cũng không ở lì trong nhà công vụ sau khi đã chấm dứt phận sự công...
Các điều cấm phải được hỗ trợ bằng những chế tài mạnh mẽ và nghiêm khắc mới có thể phát huy tác dụng: cần phải coi là hối lộ đối với việc mua bán, vay mượn giữa thượng cấp và thuộc quyền, coi là chiếm đoạt tài sản công đối với việc sử dụng công sản cho các mục đích phi công vụ… Tất nhiên, để luật pháp được thực thi, bộ máy trấn áp phải vừa nhạy bén, vừa trong sạch, với đội ngũ nhân viên công lực tinh thông nghiệp vụ, mẫn cán, tận tuỵ và thanh liêm.
Nhưng trên hết, cần thừa nhận và tạo điều kiện cho người dân phát huy vai trò giám sát đối với toàn bộ hệ thống. Sự cáo giác, phê phán của công chúng, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông, có thể đánh động các cơ quan có thẩm quyền và nhất là tạo ra được sức ép xã hội, khiến các vụ việc tiêu cực không thể được giấu nhẹm, chìm xuồng, cũng không được để lại giải quyết trong nội bộ mà phải đưa ra ánh sáng và xử lý đúng luật.
Nhận khuyết điểm vì phô trương chức danh trên thiệp cưới
Chiều 13.9, uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Thành uỷ Cần Thơ đã báo cáo với Thường trực Thành uỷ Cần Thơ vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Hùng Dũng, thành uỷ viên, phó trưởng ban thường trực ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng thành phố Cần Thơ. Theo đó, ông Dũng thừa nhận do suy nghĩ đơn giản, chủ quan, thiếu thận trọng dẫn đến hành vi bị công luận phê phán và nhận khuyết điểm.
Những ngày qua, dư luận bàn tán xôn xao khi biết ông Dũng cho in chức danh của mình trên bao thư thiệp mời đám cưới người con trai út. Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ Cần Thơ yêu cầu tiến hành kiểm điểm ông Dũng và báo cáo Thành uỷ xem xét, xử lý vụ việc.
AN KHÁNH
Nguồn : http://sgtt.vn/Goc-nhin/152897/Thuoc-chua-nao-cho-benh-lan-lon-cong-%E2%80%93-tu.html
Luật cũng phải cấm việc sử dụng tài sản công vào những việc riêng tư: không được dùng điện thoại công để tán việc riêng, không dùng xe công để đi thăm gia đình hoặc đi lễ chùa, không dùng nhà công vụ để kinh doanh, cũng không ở lì trong nhà công vụ sau khi đã chấm dứt phận sự công...
Các điều cấm phải được hỗ trợ bằng những chế tài mạnh mẽ và nghiêm khắc mới có thể phát huy tác dụng: cần phải coi là hối lộ đối với việc mua bán, vay mượn giữa thượng cấp và thuộc quyền, coi là chiếm đoạt tài sản công đối với việc sử dụng công sản cho các mục đích phi công vụ… Tất nhiên, để luật pháp được thực thi, bộ máy trấn áp phải vừa nhạy bén, vừa trong sạch, với đội ngũ nhân viên công lực tinh thông nghiệp vụ, mẫn cán, tận tuỵ và thanh liêm.
Nhưng trên hết, cần thừa nhận và tạo điều kiện cho người dân phát huy vai trò giám sát đối với toàn bộ hệ thống. Sự cáo giác, phê phán của công chúng, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông, có thể đánh động các cơ quan có thẩm quyền và nhất là tạo ra được sức ép xã hội, khiến các vụ việc tiêu cực không thể được giấu nhẹm, chìm xuồng, cũng không được để lại giải quyết trong nội bộ mà phải đưa ra ánh sáng và xử lý đúng luật.
PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN
Nhận khuyết điểm vì phô trương chức danh trên thiệp cưới
Ông Dũng cho in chức danh của mình trên bao thư thiệp mời đám cưới người con trai út.
Chiều 13.9, uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Thành uỷ Cần Thơ đã báo cáo với Thường trực Thành uỷ Cần Thơ vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Hùng Dũng, thành uỷ viên, phó trưởng ban thường trực ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng thành phố Cần Thơ. Theo đó, ông Dũng thừa nhận do suy nghĩ đơn giản, chủ quan, thiếu thận trọng dẫn đến hành vi bị công luận phê phán và nhận khuyết điểm.
Những ngày qua, dư luận bàn tán xôn xao khi biết ông Dũng cho in chức danh của mình trên bao thư thiệp mời đám cưới người con trai út. Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ Cần Thơ yêu cầu tiến hành kiểm điểm ông Dũng và báo cáo Thành uỷ xem xét, xử lý vụ việc.
AN KHÁNH
Nguồn : http://sgtt.vn/Goc-nhin/152897/Thuoc-chua-nao-cho-benh-lan-lon-cong-%E2%80%93-tu.html