Sóng Ngầm - Sự thờ ơ đã trở thành nếp sống của người Việt nam sau bao nhiêu năm kể từ sau ngày giải phóng 30/4/1975 từ việc bóp chẹt thông tin thậm chí là làm cho thông tin biến tướng, tạo sự phiền nhiễu cho những người có ý kiến phản biện một vấn đề bức xúc nào đó trong cuộc sống. Chủ nghĩa MACKENO ra đời cũng từ đấy.
Trong bài viết này, tôi xin được trình bày một vấn đề nhỏ trong cuộc sống để chúng ta thấy rằng sự thờ ơ với vận mệnh đất nước cũng chính là sự thờ ơ với chính mình, thờ ơ với gia đình, với xã hội và với cả dân tộc Việt Nam.
Trước tiên tôi xin mượn một đoạn trích dẫn trong bài Á Tế Á Ca của Phan Bội Châu để làm đầu cho vấn đề được trình bày
……
Các thức thuế các làng thêm mãi,
Hết đinh điền rồi lại trâu bò.
Thuế chó cũi, thuế lợn bò,
Thuế diêm, thuế tửu, thuế đò, thuế xe.
Thuế các chợ, thuế trà, thuế thuốc,
Thuế môn bài, thuế nước, thuế đèn.
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền,
Thuế rừng tre gỗ, thuế thuyền bán buôn.
Thuế gò, thuế bãi, thuế cồn,
Thuế người chức sắc, thuế con hát đàn.
Thuế dầu mật, thuế đàn đĩ thoã,
Thuế gạo rau, thuế lúa, thuế bông.
Thuế tơ, thuế sắt, thuế đồng,
Thuế chim, thuế cá, khắp trong lưỡng kì.
Các thức thuế kể chi cho xiết,
Thuế xia kia mới thật lạ lùng,
Làm cho thập thất cửu không,
Làm cho xơ xác, khốn cùng chưa thôi.
……..
Có lẽ các khoản thuế này đến bây giờ trong xã hội ta vẫn còn áp dụng đầy đủ, tuy nhiên Phan Bội Châu ngày xưa chưa thống kê được hết các khoản thuế và nay với bài viết này tôi xin trình bày thêm khoản thuế GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAT).
Thuế VAT không chừa một ai trong xã hội, nó được áp dụng cho tất cả những người còn sống và cả những người đã chết (do người sống đóng thay). Nói như thế để chúng ta thấy được tầm ảnh hưởng và quy mô của khoản thuế này.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn một chút về ý nghĩa của loại thuế trên, tôi xin chi tiết về cách thu thuế. Thuế được thu dựa vào sản phẩm và các dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng, khoản thuế này do doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ đứng ra thu hộ nhà nước từ người tiêu dùng và nộp vào ngân sách theo định kỳ. Với ý nghĩa như vậy thì nhất cử nhất động trong sinh hoạt của mỗi người chúng ta đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Mua gạo- thuế, mua mắm – thuế , đi xe- thuế, hớt tóc – thuế, mua áo quần- thuế, ngủ khách sạn – thuế ……. Và tệ hơn nữa là đi toilet cũng … thuế (suy diễn sẽ ra thôi).
Bây giờ chúng ta làm nhẩm một phép tính nhỏ để thấy quy mô của khoản thu VAT và qua đó chúng ta sẽ “hãnh diện” hơn về sự đóng góp của bản thân với “sự nghiệp xây dựng tổ quốc”.
Với mức thuế VAT hiện tại 10% cho tất cả các hàng hóa dịch vụ, tính bình quân tiêu dùng của người VN là 1.000.000VNĐ/ tháng và với 90 triệu dân ta có phép tính để tìm được số thuế trong một tháng :
1.000.000 x 10% x 90.000.000 = 9.000.000.000.000 (Chín ngàn tỷ)
Một con số thu hàng tháng thật sự “hãnh diện” cho sự đóng góp của “toàn dân tộc”. Còn việc nhà nước sử dụng nó như thế nào thì có lẽ các bạn cũng phần nào đã hiểu.
Ở nội dung bài viết này tôi chỉ xin giới hạn một vài ý chính để nói với bạn đọc là XIN ĐỪNG THỜ Ơ VỚI CHÍNH MÌNH vì
Tất cả người Việt Nam đều phải có quyền lợi
vì những công sức của mình đã bỏ ra.
gửi Dân Làm Báo