Đất nước đang đứng trước bước ngoặt mới bất khả kháng như một định mệnh - Dân Làm Báo

Đất nước đang đứng trước bước ngoặt mới bất khả kháng như một định mệnh

Viễn tưởng

Nguyễn Trung Trong khi viết bài “Việt Nam và vấn đề sử dụng người tài trong giai đoạn hiện nay” (Thời Đại Mới – số 22, tháng 8 – 2011), như một tất yếu khách quan, tôi đụng chạm phải nhiều vấn đề nóng bỏng trong bối cảnh đất nước đang đứng trước ngã ba đường, hoặc là.., hay sẽ là…. Ngay lập tức tôi bị thôi thúc: Phải nói suy nghĩ của mình về những câu hỏi tự mình đặt ra trong bài viết này. Lẽ đơn giản tôi không được phép chỉ đóng vai “người bình luận”.

Tôi dự định sẽ tìm cách trình bày tập trung những suy nghĩ của mình liên quan đến những câu hỏi đề ra vào 3 bài viết tiếp theo:

“Đất nước đang đứng trước bước ngoặt bất khả kháng như một định mệnh”

“Suy nghĩ về sự nghiệp duy tân đất nước”

“Đảng Cộng Sản Việt Nam phải giành lại vai trò lãnh đạo bị đánh mất”

Với tất cả nỗ lực, tôi cố bám sát thực tế nghiệt ngã, chỉ để tìm ra những khả năng khả thi tối thiểu có thể có trong tình hình hiện nay cho việc giải quyết một số vấn đề hệ trọng đất nước. Tuy nhiên với nhiều lý do xác đáng, sẽ có những câu hỏi khó hoặc đến nay tôi chưa thể trả lời được. Vì những lẽ này, cả ba bài dự định viết này sẽ có cái tựa đề chung là Viễn tưởng.

Sự thôi thúc trong thâm tâm khiến tôi bỏ qua mọi hạn chế và ngần ngại của bản thân, liều lĩnh viết ra 3 bài viết này với hy vọng sẽ nhận được sự trao đổi rộng rãi trong dư luận.

Tất cả vì tổ quốc yêu dấu của chúng ta.

 

Bài 1


Đất nước đang đứng trước bước ngoặt mới bất khả kháng như một định mệnh

Trong bài “Việt Nam và vấn đề sử dụng người tài…”, tôi căn cứ vào (1) những thay đổi sâu sắc đang diễn ra trên thế giới, (2) hiện tượng Trung Quốc đang trên đường ngoi lên thành siêu cường mà Việt Nam không may trở thành chướng ngại vật tự nhiên số 1 cần khắc phục, và (3) Việt Nam đã hoàn tất thời kỳ phát triển ban đầu có tên gọi là “đổi mới”, nay bắt buộc phải chuyển sang một thời kỳ phát triển mới trong bối cảnh mới của thế giới, tôi đi đến kết luận: Việt Nam phải triệt để tự thay đổi chính mình để trụ được và phát triển được trong thế giới quyết liệt ngày nay.

Sự thay đổi phải thực hiện này vừa là bất khả kháng với nghĩa không thể tránh né được, vừa quyết liệt với ý nghĩa phải loại bỏ hay phủ định rất nhiều cái “hôm qua còn là chuẩn mực”, và đồng thời phải đặt ra cái đích và nhiều tiêu chí hay chuẩn mực mới khác hẳn những gì đã diễn ra trên đất nước ta. Đấy có lẽ sẽ phải là sự thay đổi chưa từng có trên đất nước ta kể từ ngày lập nước, đến mức trong thâm tâm tôi muốn nói: Trên con đường phát triển của mình, nước ta một lần nữa đứng trước một bước ngoặt định mệnh mới: Sống hay là chết!


Kết luận như vậy là điểm tựa cho 3 bài tôi sẽ viết ra.

Trong bài 1 này, tôi cố gắng trình bày suy nghĩ của mình chung quanh chủ đề đất nước ta đứng trước bước ngoặt của định mệnh và hướng thay đổi nước ta nên lựa chọn.

Bài này sẽ gồm 3 phần:

I. Những thay đổi lớn đang diễn ra trên thế giới
II. Những vấn đề đặt ra từ Trung Quốc

III. Sự lựa chọn của nước ta
I. Những thay đổi lớn đang diễn ra trên thế giới
 
Trong một số bài viết của tôi từ những năm gần đây có liên quan đến chủ đề này (mở đầu từ bài “Ngã ba 2007”, trên Tia Sáng tháng 12-2007 và tháng 1-2008), dần dần tôi hiểu rằng tình hình kinh tế - chính trị thế giới đang chuyển đổi sang một thời kỳ mới. Thế giới chúng ta đang sống có nhiều cái mới và bất định khác trước. Đương nhiên, sự chuyển đổi này không phải là có tính gián đoạn hoặc gãy khúc, mà là quá trình tiếp nối những thay đổi diễn ra liên tục ở khắp các châu lục, được tích tụ thành những động lực của sự chuyển đổi hiện nay trên thế giới.

Nhìn lại bức tranh chính trị toàn cảnh của thế giới từ nửa sau của thế kỷ XX, có thể tạm đưa ra những cột mốc để so sánh:
- Thời kỳ chiến tranh lạnh: mở đầu từ sau chiến tranh thế giới II, kết thúc khi các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô – Đông Âu cũ sụp đổ (1989-1991). Thời kỳ này kéo dài khoảng 45 năm, đánh dấu thế thượng phong của siêu cường Mỹ.

- Tiếp theo là thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, với đặc điểm là xuất hiện nhiều vấn đề phi truyền thống mới, nổi bật là sự kiện 11-09-2001 đã thay đổi đáng kể cục diện thế giới.
Với tư cách là vai trò cường quốc số 1, trong thời kỳ này có lúc Mỹ gần như tập hợp được cả thế giới dưới ngọn cờ chống khủng bố - đỉnh cao mới của quyền lực Mỹ. Điểm này có lẽ là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tham vọng Mỹ mới và cuộc chiến tranh Iraq, với kết cục Mỹ rơi vào thế sa lầy nguy hiểm. Khi chiến tranh Iraq làm xong việc xóa bỏ chế độ Sadam Hussein, và khi Mỹ buộc phải tìm cách rút quân khỏi Afghanistan (đã thực hiện đợt đầu tiên 14-07-2011) và để lại nhiều vấn đề chưa rõ ràng ở đây cũng như ở nhiều nơi khác trong khu vực và trên thế giới, thời kỳ hậu chiến tranh lạnh kết thúc. Cái giá Mỹ phải trả là từ đỉnh cao mới thời B. Clinton sau chiến tranh việt Nam và từ đỉnh cao nhiệm kỳ đầu của Bush (junior) thời hậu chiến tranh lạnh, Mỹ rơi vào vòng suy yếu mới với tốc độ và quy mô lớn hơn trước.

Cụ thể là về kinh tế, cuộc khủng hoảng 2008-2010 là cuộc khủng hoảng lớn nhất nước Mỹ lâm vào kể từ cuộc đại suy thoái toàn cầu 1929-1933 và cho đến nay vẫn chưa có lối ra (có chính khách Mỹ đã phải nói: Bóp nghẹt được Al Qaeda thì kinh tế Mỹ cũng mắc kẹt!). Về chính trị, Mỹ phải bố trí lại căn bản chiến lược toàn cầu với nội dung chính là: (a) bớt can dự trên nhiều mặt trận; (b) đòi hỏi NATO phải gánh vác nhiều hơn (rõ nhất là trong vụ Lybia Mỹ gần như khoán hẳn cho châu Âu gánh vác là chính), (c) chuyển trọng tâm vào khu vực châu Á đang bị Trung Quốc lấn sân.

Xuống dốc của Mỹ kéo theo toàn bộ các nước phương Tây vốn đang trong quá trình rệu rã triền miên vào vòng suy thoái mới. Tương quan lực lượng trên thế giới thay đổi sâu sắc bất lợi cho toàn bộ thế giới phương Tây, có lợi cho Trung Quốc.              

Đáng chú ý là thời kỳ hậu chiến tranh lạnh chỉ kéo dài ngót nghét hai chục năm và dựng nên một cục diện quốc tế hoàn toàn khác trước về nhiều mặt. Điểm nổi bật là sự thoái lui của Mỹ trong một số cam kết toàn cầu và động thái “rắn lên” của Trung Quốc cũng ở phạm vi toàn cầu – đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á, đến mức đã có những ý kiến cho rằng cán cân quyền lực toàn cầu đang “nghiêng nghiêng” về phía Trung Quốc, thế kỷ 21 là thế kỷ của Trung Quốc (John Ikenberry, Niall Ferguson, George Friedman, vân vân…).  
-  Thời kỳ hiện nay: Cục diện thế giới hiện nay chuyển vào thời kỳ Mỹ tiếp tục suy yếu tương đối với tốc độ nhanh hơn trước, ngay các dự báo lạc quan cũng cho rằng phải cần tới 5 năm hoặc lâu hơn nữa Mỹ mới có thể ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế đang lâm vào. Tuy nhiên Mỹ vẫn còn giữ được vai trò và ảnh hưởng của cường quốc số 1. Trong khi đó các cường quốc khác như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ có vai trò ngày càng lớn hơn. Tình hình này gây ra trong quan hệ kinh tế và chính trị thế giới nhiều thay đổi lớn và nhiều vấn đề mới, làm xuất hiện những mối quan hệ mới và sự phân cực hay tập hợp lực lượng mới.
Những hiện tượng quan trọng đang diễn ra trong thời kỳ hiện nay là: (a) sự phát triển năng động các mối quan hệ kinh tế giữa Nga và phương Tây - nhất là với EU; (b) Nhật và Hàn Quốc tăng cường quan hệ hợp tác với nhau và với Nga, Ấn Độ, và các nước Đông Nam Á để cải thiện vị thế của họ trong đối phó với Trung Quốc; (c) Ấn Độ chủ trương tăng cường vai trò của mình trong khu vực Đông Nam Á và Nam Á, và nhất là củng cố vị thế của quốc gia này tại Biển Đông và Ấn Độ Dương – trước hết cũng nhằm cải thiện vị thế cạnh tranh của họ đối với Trung Quốc; (d) Indonesia ý thức được sâu sắc sự thay đổi này trên thế giới và trong khu vực nên đang giành mọi nỗ lực đóng vai trò số 1 của ASEAN và phấn đấu trở thành nền kinh tế lớn thứ 10 của thế giới, vân vân...

Toàn bộ những diễn biến vừa kể trên có ba đặc điểm chính: (a) hướng vào châu Á-Thái Bình Dương với tính cách là khu vực kinh tế phát triển năng động nhất của thế giới trong hiện tại và tương lai để tranh thủ cơ hội phát triển cho chính quốc gia mình; (b) với tính cách như vừa trình bày, châu Á-Thái Bình Dương còn được coi là cứu cánh của tương lai phát triển kinh tế thế giới; mặt khác chính với tính cách như vậy ở châu Á đang tiềm tàng những nguy cơ mới nghiêm trọng[1] (Hillary Clinton, Michèle Flournoy, Robert Kaplan…); (c) việc Trung Quốc bằng kinh tế và quyền lực mềm đã giành được ảnh hưởng quan trọng ở nhiều quốc gia tại cả 5 châu lục – nhất là tại các nước đang phát triển; (d) nhiều quốc gia cảm nhận được thách thức ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc, do đó có xu hướng cùng nhau đối phó với động thái của Trung Quốc ở khắp nơi (đặc biệt là trong quan hệ kinh tế và trong những vấn đề liên quan đến Biển Đông).

Không phải ngẫu nhiên thủ tướng của Nhật Yoshihiko Noda vừa mới nhậm chức chưa ấm chỗ thì trong phát biểu đầu tiên về đối ngoại ngày 14-09-2011 đã phải thẳng thắn bầy tỏ mối lo ngại về sức mạnh quân sự Trung Quốc và đồng thời yêu cầu Trung Quốc cần làm mọi việc để thực hiện vai trò là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Một đặc điểm nổi bật khác xảy ra như một hệ quả tất yếu của sự gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc, đó là các nền kinh tế phương Tây gần như cùng một lúc có nhiều vấn đề nan giải buộc phải thay đổi trong cơ cấu kinh tế cũng như trong thể chế điều hành vỹ mô – đặc biệt là các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu và tự do thương mại, lưu chuyển lao động, nợ công, các vấn đề tài chính tiền tệ, và nhiều vấn đề pháp lý khác... Bởi vì cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay của phương Tây, trước hết là Mỹ, vừa mang tính cơ cấu do sự phát triển thiên lệch các sản phẩm kinh tế ở quy mô lớn, vừa nằm sâu trong thể chế điều hành (đặc biệt là thất bại lớn trong lĩnh vực tài chính và tiền tệ). Vì vậy, những công cụ xử lý ở tầm vỹ mô có thể huy động được như lãi suất, gói kích cầu, đòn bảy của các chính sách thuế… đều vừa quá nhỏ so với tầm vóc của khủng hoảng, vừa bị giảm thiểu hiệu quả (kích cầu không xuể và có tác dụng tăng lạm phát; thắt chặt tiền tệ thì gây đình đốn và tăng thất nghiệp…),. Tình hình khó khăn này còn kéo dài và còn có thể dẫn đến những biến đổi khó lường trong kinh tế và từ kinh tế sang chính trị.

Một trong những vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay tác động lên mọi quốc gia là tình trạng suy thoái trầm trọng của những nền kinh tế lớn như Mỹ, EU và Nhật. Đặc biệt là vấn đề nợ công của phần lớn các nước EU được đánh giá là xấu và rất xấu, thậm chí tiềm tàng nguy cơ vỡ nợ và kinh tế sụp đổ như ở Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha… EU – trước hết là Đức và Pháp – đang dồn mọi nỗ lực chống lại nguy cơ đồng EU tan vỡ. Trong khi đó đồng USD tiếp tục mất giá. Trên toàn thế giới đang diễn ra một cuộc chạy trốn vào vàng khiến cho giá vàng lên cao chưa từng có và qua đó trực tiếp tăng thêm tình trạng đình đốn kinh tế của nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam)…

· Trong khi đó Trung Quốc ráo riết vận động cho việc lên ngôi của đồng Yuan (Nhân dân tệ) với tính cách là phương tiện thanh toán quốc tế, đồng thời sẵn sàng tung dự trữ ngoại tệ của mình ra mua các nợ xấu và các trái phiếu tại các nước Tây Âu đang bên bờ sụp đổ về tài chính tiền tệ, nhằm đánh đổi lấy những lợi thế kinh tế và chính trị mới ở phạm vi toàn cầu. Động thái này thách thức trực tiếp các đối thủ của Trung Quốc, và đồng thời tác động mạnh vào các mối tương quan lực lượng của trật tự thế giới hiện hành. Một số nước như Nhật, Ấn Độ, Brasil… cũng sẵn sàng bỏ vốn góp phần cứu nguy tình trạng tài chính khốn khó của một số nước Tây Âu với mục đích chung sức ngăn ngừa suy thoái toàn cầu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chính mình.

Tình hình trầm trọng đến mức Ngân hàng Thế giới đã phải cảnh báo: Cần làm mọi việc để phòng ngừa một cuộc đại suy thoái mới (R. Zoellick, WB, 14-09-2011). Thậm chí đã có kiến nghị thiết lập một thể chế đồng tiền quy chiếu quốc tế (international reference curency) thay thế đồng USD quá suy yếu hiện nay (có thể là theo một dạng đơn vị Quyền rút vốn đặc biệt - SDR của IMF), một cơ chế phòng ngừa gắt gao các hố đen trong toàn bộ hệ thống các ngân hàng trên thế giới nói chung, và một chế độ kiểm toán đặc biệt đối với hệ thống các ngân hàng của Mỹ, Anh và Thụy Sỹ (thư ngỏ của nhóm Franck Biancheri 29 – 03 – 2009), vân vân…

Bên cạnh những cái “được”, những vấn đề nan giải nói trên là những hệ quả tất yếu, là mặt trái của quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới ở giai đoạn hiện nay. Tình hình này buộc tất cả các cường quốc cũng như hầu hết các nước khác trên thế giới phải tiến hành nhiều thay đổi chiến lược trong kinh tế cũng như trong chính trị nhằm đáp ứng những vấn đề mới đặt ra cho chính quốc gia mình, qua đó dấy lên những thay đổi lớn và sâu sắc ở nhiều quốc gia khác, đồng thời làm phức tạp thêm những mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau trong phạm vi khu vực hoặc trong phạm vi toàn cầu. Để chậm trễ đồng nghĩa với đổ vỡ khó cứu vãn.

Ví dụ 1: 

Mỹ là một trong những quốc gia luôn luôn đi đầu trong phương thức vận động “thường xuyên thay đổi để phát triển”. Tuy vậy, vẫn chưa đủ vì những lý do đã trình bày trong bài biết này. Khi Obama lên cầm quyền, thay đổi trở thành một quan điểm, một quyết tâm chiến lược mới nhằm đưa kinh tế Mỹ ra khỏi khủng hoảng và cải thiện vị thế nước Mỹ hiện nay. Đặc biệt là Mỹ đang có nhiều nỗ lực cơ cấu lại kinh tế nước mình với xu hướng tăng cường phát triển thị trường nội địa, trước hết nhằm khắc phục những yếu kém hay sai lầm do một thời gian dài đã quá thiên lệch về “outsourcing” (đưa vốn ra khai thác các nguồn lực bên ngoài), khiến nhiều mảng thị trường nội địa đã bị sản phẩm nước ngoài chiếm lĩnh, trực tiếp gia tăng nạn thất nghiệp, gây nên những mất cân bằng ngày càng nguy hiểm trong cấu trúc kinh tế cũng như trong nhiều lĩnh vực của đời sông kinh tế và xã hội nước Mỹ, đồng thời làm suy yếu khả năng cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế Mỹ.

Sự thay đổi do Obama đề xướng có phạm vi sâu rộng hầu như trong mọi lĩnh vực đời sống nước Mỹ, từ cải cách giáo dục, đổi mới đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kết cấu hạ tầng, một số vấn đề trong thể chế (đặc biệt trong 2 vấn đề: bảo hiểm y tế và các chính sách thuế)… Đi liền với sự thay đổi này là những thay đổi quan trọng trong chiến lược toàn cầu như đã trình bày trên.

Tại hầu hết các nước phát triển khác cũng đang diễn ra những thay đổi sâu sắc tương tự như ở Mỹ. Ưu tiên là: “Phải cải cách sản phẩm và thị trường lao động, tăng cường cho giáo dục (một số nước còn đề ra vấn đề cải cách triệt để các nhà trường), đổi mới, tăng trưởng xanh, cạnh tranh, các biện pháp thuế, y tế - đó là những điều chúng ta nên tập trung chính cho một chiến lược lâu dài để phục hồi tăng trưởng bền vững…” (Angel Gurria - Tổng Thư ký OECD -22-9-2011)

Ví dụ 2:

Chỉ riêng việc các nền kinh tế của các nước phát triển phải quan tâm hơn nữa đến phát triển thị trường nội địa, đồng thời phải điều chỉnh lại chiến lược “outsourcing”, cấu trúc lại kinh tế của nước mình cho phù hợp với những đòi hỏi và thách thức mới, khiến cho nhiều nước hữu quan – nhất là các nước đang phát triển – phải thay đổi mạnh mẽ cơ cấu xuất nhập khẩu của nước mình, cũng có nghĩa là phải  thay đổi chính cơ cấu kinh tế hiện có của nước mình. Toàn bộ  sự thay đổi này đòi hỏi tất cả các nước đang phát triển phải thay đổi từ chiến lược phát triển đến cấu trúc kinh tế, lựa chọn sản phẩm mới.., đến những thể chế điều hành của nước mình – nhất là các thể chế điều hành vỹ mô và thể chế chính trị mang tải nó để có thể thích nghi với những đòi hỏi trong tình  hình mới.
V… v…

Trong giới nghiên cứu chiến lược có nhiều ý kiến cho rằng suốt thời kỳ hậu chiến tranh lạnh Mỹ và phương Tây đã thất bại trong việc lôi kéo Trung Quốc trở thành một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế (ảo tưởng về G2 – chính Obama cũng thừa nhận điều này). Mỹ và phương Tây cũng thừa nhận có sự ngộ nhận và chậm trễ trong đối phó với Trung Quốc ở phạm vi toàn cầu, đã để cho Trung Quốc “lấn sân” quá xa trong quá nhiều lĩnh vực (Huntington, Kaplan, Friedberg…). Thậm chí có một số ý kiến cho rằng Mỹ đã có những sai lầm và bị mắc bãy, bị tiêu hao sinh lực trong vấn đề Al Qaeda, đến nỗi để cho Trung Quốc rảnh tay chiếm được sức mạnh mới và lợi thế mới nhanh hơn dự kiến của chính Trung Quốc (David Shambaugh), để xu thế này tiếp diễn sẽ chứa đầy tiềm năng đưa tới xung đột Mỹ - Trung (Aaron L. Friedberg, “A Contest for Supremacy: China, America and the Struggle for Mastery in Asia”, Đại học Princeton), vân vân…

Trên phương diện an ninh, Mỹ dưới thời Obama đang xúc tiến những điều chỉnh lớn trong quan hệ với các đồng minh và đối tác, đặc biệt là trong bố trí lại lực lượng quân sự chiến lược và tăng cường các mối liên minh và hợp tác quân sự hướng về châu Á…

Có thể theo dõi sự điều chỉnh chiến lược an ninh nói trên qua hợp tác quân sự Mỹ-Nhật-Hàn Quốc, Mỹ - Nga, Mỹ-Ấn Độ, NATO-Nga đang được cải thiện và gia tăng. Mỹ đặc biệt quan tâm bố trí lại sự có mặt về quân sự ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (trong hoàn cảnh vì nhiều lý do phải giảm bớt vai trò các căn cứ quân sự của Mỹ trên đất liền tại một số quóc gia châu Á), gia tăng quy mô và cường độ các cuộc tập trận chung, đẩy mạnh bán vũ khí mới cho Đài loan... Hiển nhiên những động thái này chủ yếu nhằm đối phó với động thái “rắn lên” và hiện tượng “lấn sân” đang tiếp diễn của Trung Quốc, đặc biệt ơ châu Á. Sự chuyển hướng của Mỹ, phương Tây và những quốc gia khác như vậy là động lực mới thúc đẩy những động thái tập hợp lực lượng và phân cực mới trên bàn cờ quốc tế.

Những sự việc trên cho thấy Trung Quốc được coi là vấn đề của cả thế giới. Trung Quốc ra bạch thư (06-09-2011) để trấn an dư luận, giữa lúc đẩy nhanh việc đưa hàng không mẫu hạm của mình vào hoạt động, chuẩn bị cho dàn khoan khủng đi vào Biển Đông!..

Thiện chí, và cũng là giải pháp cho vấn đề Trung Quốc có lẽ là: Cộng đồng thế giới – bao gồm cả Trung Quốc, cần hiệp lực làm cho Trung Quốc trở thành thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế - như thủ tướng Nhật đã nói.

Thế giới ngày nay còn nhiều mối nguy tiềm tàng khác truyền thống và phi truyền thống mới, không một quốc gia nào dễ gì tìm được những giải pháp thỏa đáng. Tính chất quyết liệt chung của những nguy hiểm này là (1) nội dung có nhiều vấn đề mới hoặc chưa có tiền lệ, (2) sự diễn biến của chúng thường nhanh hơn các dự báo chiến lược nào có được hoặc đi trước khả năng quản lý quốc gia của nhiều nước. Những mối nguy hiểm ấy nằm trong các vấn đề:

(a) Có nhiều biểu hiện cho thấy cuộc chạy đua vũ trang chưa bao giờ ngừng nghỉ ở phạm vi toàn cầu đang có sự gia tăng công khai hoặc không công khai. Nước nào có thể khoanh tay ngồi yên nếu thấy quốc gia hàng xóm của mình đã trang bị đến tận răng rồi mà còn đẩy mạnh vũ trang tiếp?

(b) Sự phụ thuộc lẫn nhau sâu sắc trong giải quyết những vấn đề kinh tế ở phạm vi toàn cầu – nhất là giữa một bên là nền kinh tế năng động đầy uy hiếp và thị trường to lớn của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó ở Châu Á, với một bên là các nền kinh tế phương Tây và nhiều nước đang phát triển làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp (chủ nghĩa cơ hội – tốt hoặc xấu, thỏa hiệp, đấu tranh, buôn bán với nhau quyền lợi của bên thứ 3, những hệ quả nhạy cảm và đặc biệt nguy hiểm đối với các nước nhỏ có nền kinh tế yếu kém – trong đó có Việt nam…).

(c) Tiếp theo mùa xuân các cuộc “cách mạng hoa nhài” ở các nước Bắc Phi sẽ là những mùa hè nóng bỏng hoặc những mùa đông khắc nghiệt, còn lâu mới đến thời kỳ ổn định và phát triển ở những quốc gia này! Chưa nói đến ở Trung Đông, ở Nam Á còn nhiều vấn đề nan giải, trước hết là vấn đề Al Qaeda – Taliban… Tạm gọi đấy là tình trạng tranh tối tranh sáng đầy nguy hiểm cho chính những quốc gia ấy, cho các nước hữu quan, và cho cả thế giới còn lại. Những mối nguy hiểm này muốn hay không đều là môi trường mầu mỡ cho bất kể ý đồ nào muốn khai thác nó. Khó có một siêu quyền lực nào có thể mang lại trật tự cho một sân khấu hỗn mang như vậy, trong khi đó một thể chế quốc tế đủ mạnh của cộng đồng thế giới để chế ngự sân khấu này vẫn là chuyện của ước vọng.

(d) Thế giới ngày nay có hàng loạt vấn đề truyền thống và phi truyền thống khác, tùy trường hợp khó mà nói được vấn đề nào nguy hiểm hơn vấn đề nào, ví dụ so sánh giữa nạn khủng bố và thiên tai, giữa xung đột văn hóa và sự tàn phá môi trường, giữa lưu chuyển lao động và việc gìn giữ các thể chế quốc gia, giữa cấu trúc lại kinh tế quốc gia và thị trường thế giới thay đổi ở mức độ trở tay không kịp, những mâu thuẫn giữa nhu cầu của phát triển và sự khan hiếm ở quy mô quốc gia và quy mô thế giới trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, giả thiết các cường quốc phương Tây quá chậm trễ trong việc cứu vãn những nền kinh tế của mình, sự giành giật giữa các quốc gia về các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và về không gian sinh sống, tình trạng lão hóa dân số và sự mất cân bằng giới tính ở một số quốc gia, cujoocj chiến tranh mạng…

(e) Vân vân và vân vân…

Mọi quốc gia đứng trước những câu hỏi không dễ trả lời: Ở đâu? Cái gì? Và thế nào?.. Bỏ gì? Giữ gì? Đi tìm cái mới gì?.. Bỏ ai? Cứu ai? Phát triển ai? Đi với ai?.. là những câu hỏi đắt và không dễ trả lời. Cả thế giới đứng trước những vấn đề mới của phát triển.

Những ý kiến nói về “Sự cáo chung của Mỹ”, về “Thế kỷ XXI là thế kỷ của Trung Quốc” v…v… có thể là những ý kiến bi quan, vì trong tầm nhìn có thể xác định được – ví dụ từ nay đến giữa thế kỷ này – không thể hay rất khó có thể sẽ có một Trung Quốc cầm đầu hay lãnh đạo thế giới! Song quyền lực Trung Quốc đang gia tăng rõ rệt ở châu Á là một thực tế đang diễn ra (Robert Kaplan, Hugh White…), những ý kiến bi quan này có lẽ phản ánh sắc nét tính quyết liệt của những thay đổi lớn và sâu sắc đang diễn ra trên thế giới trong giai đoạn hiện nay:
Giai đoạn đang hình thành một trật tự thế giới mới, ẩn chứa những bất định mới, nhiều lời giải và biện pháp cần thiết còn đang ở phía trước; các vấn đề nóng bỏng các quốc gia phải đối mặt khiến cho cuộc chạy đua với thời gian rất quyết liệt.


II. Những vấn đề đặt ra từ Trung Quốc

Cần thừa nhận, bằng mọi giá ghê gớm Trung Quốc đã khôn ngoan giành được sự phát triển “thần kỳ”. Trong vòng chưa đầy 4 thập kỷ kể từ khi tiến hành cải cách 1976, ngày nay Trung Quốc có nền kinh tế với quy mô lớn thứ 2 trên thế giới. Tuy khó duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân xấp xỉ 10%/năm như trong 2 thập kỷ vừa qua, song hiện tại và trong một vài thập kỷ tới Trung Quốc vẫn còn là nền kinh tế năng động nhất thế giới với nhiều hệ quả đáng lo ngại cho chính bản thân Trung Quốc và cho cả thế giới[2]. Mặt khác, bản thân nền kinh tế Trung Quốc đang tích tụ ngày càng nhiều những yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng lớn; ngay trước mắt là: lạm phát ngày càng nguy hiểm và khó kiểm soát, tỷ lệ thất nghiệp cao, ô nhiễm môi trường ở mức báo động, các biến động nội tại ngày càng nghiêm trọng do phân hóa xã hội gia tăng, nguy cơ phân rã tiếp tục căng thẳng; những đòi hỏi về nguyên liệu, năng lượng, nguồn nước, thị trường, không gian sinh tồn… ngày càng khó đáp ứng cho nhu cầu của phát triển của Trung Quốc (vẫn đang rất “nóng” và gần như với bất kỳ giá nào!)… Tất cả những vấn đề nóng bỏng này cần được xem xét ở quy mô của một quốc gia có số dân trên 1,3 tỷ người và với tính cách chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc có nội dung thực chất là chủ nghĩa tư bản toàn trị do một đảng lãnh đạo và đang ở thời kỳ phát triển trên con đường trở thành siêu cường (các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam, cần chú ý điều này). Có nhiều dự báo cho rằng nếu không có những cải cách mới thành công, nguy cơ sụp đổ của kinh tế Trung Quốc là tiềm tàng (xem thêm: China's Imminent Collapse, by John Quigg in, The National Interest, September 13, 2011 ; Samuel A Bleicher, “Is China Heading for Collapse?”, Foreign Policy in Focus 13-09-2011; vân vân…)

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một đặc điểm khác nữa: Bản thân Trung Quốc gần như là một thế giới riêng cho chính nó, nghĩa là khi cần thiết khả năng tự điều chỉnh trong nội bộ của Trung Quốc rất lớn theo kiểu hy sinh cục bộ, để giữ lấy toàn cục, để kiên trì mục tiêu Đại Trung Hoa.., như đã và đang xảy ra, cho dù với những biện pháp khốc liệt (cách mạng văn hóa, Thiên An Môn, Tân cương, Tây Tạng…). Song cũng chính thực tiễn này đặt ra câu hỏi đáng sợ cho tương lai theo tư duy Trung Quốc hy sinh cục bộ để giữ toàn cục, mục tiêu biện minh cho biện pháp.., (xem thêm một số bài nói gần đây của Trì Hạo Điền). Điều này còn phải hiểu là khó xảy ra một sự sụp đổ đột ngột ở Trung Quốc. Song rõ ràng trong mọi trường hợp, những mâu thuẫn nội tại trong lòng Trung Quốc thường trực nóng và nhiều khi rất nóng. Điều này có nghĩa là động lực của những mối nguy hiểm hướng ngoại tác động vào các nước khác, nhất là các nước láng giềng thường trực hoạt động.

Một đặc điểm quan trọng là sự phát triển năng động của Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu đi các thị trường lớn của các nước phương Tây, song những quốc gia này đang phải thay đổi chiến lược phát triển kinh tế theo hai hướng là cấu trúc lại nền kinh tế và tăng cường hướng nội… Đồng thời, nhiều nước đang phát triển ở cả 5 châu lục cũng đang xem lại chính sách Trung Quốc vơ vét tàn bạo các nguồn tài nguyên của họ[3]. Hệ quả là không dễ gì Trung Quốc có thể tiếp tục phương thức làm ăn hiện hành để duy trì tốc độ tăng trưởng cao và tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu như vừa qua, tiếp tục mở rộng không gian kinh tế của mình. Nếu điều này xảy ra, sẽ có nghĩa kinh tế Trung Quốc phải suy giảm, sẽ tiềm tàng thêm và bùng nổ thêm nhiều náo loạn mới, trước hết bởi vì thất nghiệp sẽ gia tăng và sẽ phát sinh nhiều vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội khác rất căng thẳng trong nội tại Trung Quốc. Tóm lại, Trung Quốc cũng rất cần và phụ thuộc rất nhiều vào thế giới.

Giới tinh hoa Trung Quốc đang tìm đường cải cách để chuyển sang một thời kỳ phát triển chú trọng hơn vào hướng nội và chất lượng hơn, hài hòa hơn với thế giới đương đại… (Ôn Gia Bảo, những khuynh hướng xã hội dân chủ trên một vài báo chí Trung Quốc…), nhưng cho đến nay chưa thấy ló ra một phương hướng hay hành động cụ thể nào. Có thể bởi vì sự tồn tại và phương thức phát triển hiện tại của Trung Quốc gắn liền với chế độ toàn trị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, trong khi đó cốt lõi của cải cách lại là vấn đề dân chủ. Đòi hỏi lớn nhất trong xã hội Trung Quốc hiện nay cũng là vấn đề dân chủ. Nhưng đòi hỏi dân chủ lại mầm mống những nguy cơ rối loạn và phân rã, là gót chân Ashilles của thể chế Trung Hoa hiện tại.

Về đối ngoại, có thể nói các giới khác nhau trong hàng ngũ lãnh đạo Trung quốc có sự nhất trí tuyệt đối về mục tiêu đưa siêu cường Trung Quốc tương lai thành trung tâm của thế giới, tuy nhiên có sự khác biệt nhất định trong cách tiếp cận vấn đề. Đáng chú ý là từ mấy năm nay, bên cạnh việc ráo riết vũ trang, trong đó đặc biệt tập trung vào xây dựng “hải quân nước xanh” (hải quân hoạt động tầm đại dương) và không quân, phô trương những nỗ lực về phát triển hàng không mẫu hạm, máy bay tàng hình.., Trung Quốc ngày càng có nhiều hoạt động uy hiếp hay đụng độ quân sự trực tiếp tầu thuyền nhiều quốc tịch khác nhau (Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Đan Mạch…) trên hải phận quốc tế ở Hoàng Hải và Biển Đông, xâm phạm lãnh hải các nước láng giềng… Tiêu biểu nhất là sự khẳng định ngang ngược “đường lưỡi bò 9 vạch” trên Biển Đông. Thậm chí đã có lúc Trung Quốc mặc cả với Mỹ việc chia đôi Thái Bình Dương. Nhiều ý kiến trong giới nghiên cứu cho rằng những hoạt động này, ngoài việc từng bước thực hiện khát vọng bá quyền, còn cho thấy phái bảo thủ và phái dân tộc chủ nghĩa, biểu hiện tập trung trong phát ngôn của giới quân sự Trung Quốc, đang giữ tiếng nói quan trọng trong nhiều quyết định đối ngoại của Trung Quốc hiện nay. Giới này cho rằng tình hình quốc tế và khu vực hiện nay đang là thời cơ lớn cho Trung Quốc tiến hành những bước đi mạnh mẽ cho các mục tiêu của mình, chí ít là ở trong khu vực, và trước mắt có thể mở rộng ra Ấn Độ Dương…[4]

Một thực tiễn diễn ra suốt chiều dài lịch sử Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa không thể bỏ qua là khi Trung Quốc yếu bên trong, thường sẽ tìm cách gây hấn với bên ngoài để hướng ngoại mọi bùng nổ trong nội bộ quốc gia mình. Một khi Trung Quốc mạnh, thì cũng lấy những mục tiêu bá quyền để kích thích những nỗ lực sô-vanh trong lòng quốc gia mình. Hiện nay Trung Quốc lại càng như vậy. Nói một cách khác, hầu như trong mọi hoàn cảnh và bối cảnh, Trung Quốc luôn luôn cần có “kẻ thù bên ngoài” cho các mục tiêu đối nội và đối ngoại của mình. Vì mục đích này, nếu không có “kẻ thù” tự nhiên như thế thì tạo ra “kẻ thù” nhân tạo bằng bất kỳ cách nào! Để giữ ổn định nội bộ, Trung Quốc lại càng cần có “kẻ thù bên ngoài”[5]. Quên thực tiễn này trong quan hệ với Trung Quốc, người quên thường phải trả giá đắt. (Có lẽ Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều chứng cứ khẳng định thực tiễn nguy hiểm này trong quan hệ với Trung Quốc).

Một đặc điểm quan trọng khác của Trung Quốc góp phần không nhỏ đem lại cho Trung Quốc “thành công nhanh hơn dự kiến” (David Shambaugh), là Trung Quốc có những đồng minh vô cùng lợi hại cho thực thi quyền lực mềm của mình: đó là nạn tham nhũng ở bất kỳ quốc gia nào, tính toàn trị của các chế độ độc tài, các mâu thuẫn “Bắc-Nam” Trung Quốc đang ra sức khai thác, những tập hợp “Nam-Nam” theo những quan điểm dân túy và bài xích phương Tây đang được Trung Quốc cổ xúy… – cho dù những đối tác của Trung Quốc tại những quốc gia này là các chế độ diệt chủng ở châu Phi, chế độ theo đuổi chính sách vũ trang hạt nhân, các chế độ dân túy chống lại dân chủ và nhân quyền nhưng có xu hướng bài Mỹ, bài phương Tây, vân vân… Chính đặc điểm này phản ánh rõ nét nhất quan điểm “mục tiêu biện minh cho biện pháp” trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, hình thành một kiểu tập hợp lực lượng không thể dung hòa được với xu thế phát triển chung của nhân loại là hòa bình, dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường... (R. Kaplan coi Trung Quốc là một cường quốc “phi đạo đức” (amoral); xem thêm Death by China: Confronting the Dragon – A Global Call to Action, của Peter W. Navarro, Greg Autry, chương 7 , v.v.)

Một hệ lụy nan giải nảy sinh trực tiếp từ tình hình nêu trên là: Một mặt Trung Quốc trở thành vấn đề của cả thế giới, mặt khác tìm kiếm sự phục hồi của kinh tế thế giới đòi hỏi phải có sự hợp tác và phát triển năng động của Trung Quốc nói riêng và toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung. Cho nên gạt bỏ Trung không được, nhưng kéo Trung Quốc vào cuộc chơi “win-win” không dễ. Thế giới, trước hết là các cường quốc – kể cả những xu hướng tiến bộ ở Trung Quốc, cho đến nay chưa có giải pháp gì cụ thể ngoài những diễn đàn của các chính khách thiện chí kêu gọi “win-win”.

Đương nhiên sức mạnh quyền lực của Trung Quốc còn nhiều hạn chế ở phạm vi toàn cầu. Tuy vậy, sức mạnh này nếu tập trung dồn lên những vấn đề trong khu vực Đông Nam Á lại có thể tạo ra so sánh lực lượng có lợi áp đảo cho Trung Quốc và rất nguy hiểm cho các nước trong vùng. Hơn nữa, Trung Quốc với những bước đi ngoại giao có tầm nhìn dài hạn, tính toán tinh vi, sảo quyệt, luôn luôn có thể tạo ra cho mình điều kiện chộp bắt những cơ hội thuận tiên, hoặc có những phương tiện trong tay tạo ra sự mua bán, thỏa hiệp, hay đổi chác nào đó mang lại cho Trung Quốc những điều kiện có thể cho phép Trung Quốc từng lúc dồn sức mạnh này thực hiện được từng mục tiêu riêng lẻ trong khu vực nhằm đẩy tới việc thực hiện ý đồ chiến lược của mình.

Nhiều kinh nghiệm đã xảy ra đối với Việt Nam, có thể tạm nêu lên:

- Trung Quốc đã khai thác việc tham gia Hội nghị Genève (1954) về chiến tranh Đông Dương và trên cơ sở nhân nhượng (hy sinh) lợi ích kháng chiến của Việt Nam giành được cho Trung Quốc vị thế quốc tế mới.

- Ngay sau đó (1954) Trung Quốc chiếm một phần Hoàng Sa khi ta ký Hiệp định Genève kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược 3 nước Đông Dương của Pháp. Thế giới gần như lặng thinh vì có nhiều vấn đề khác nóng bỏng hơn.

- Năm 1973, khi ta ký với Mỹ Hiệp định Paris trong đó có việc Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, Trung Quốc nhân cơ hội này 1974 đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa. Điều cần chú ý là hạm đội 7 của Mỹ có mặt tại đây nhưng không cứu.

- Tháng 2-1979, khai thác được thái độ thù địch của Mỹ sau thất bại trong chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc tiến hành cuộc chiến xâm lược quy mô lớn trên toàn biên giới phía Bắc nước ta.

- Năm 1988, lợi dụng vùng trống (vacuum) ở Đông Nam Á khi Mỹ bận bịu với vấn đề Trung Đông, Trung Quốc đánh chiếm 7 đảo và bãi đá ở Trường Sa, hải quân Liên Xô không ứng cứu (hay không thể cứu) – mặc dù lúc này Hiệp ước Hợp tác và Hữu nghị Việt – Xô vẫn còn hiệu lực.

- Năm 2008, Trung Quốc gây sức ép thành công buộc tập đoàn BP và Exxon hủy bỏ hợp đồng hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam. [Chú ý: 9-2011, cùng mục đích như thế Trung Quốc gây sức ép còn quyết liệt hơn với Công ty dầu khí quốc gia Ấn Độ (India's state-run oil firm ONGC), nhưng cho đến giờ phút này Trung Quốc thất bại].

- Hiện nay Trung Quốc đang tìm mọi cách thực hiện chiến thuật bẻ từng cái đũa của bó đũa đối với các nước ASEAN, chỉ muốn tiến hành đàm phán tay đôi trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Đồng thời Trung Quốc phản đối mạnh mẽ sự tham gia từ bên ngoài khu vực vào những vấn đề của Biển Đông.

- Trước thái độ lấn tới của Trung Quốc trên Biển Đông, Mỹ khẳng định mình có lợi ích cốt lõi đối với hòa bình và lưu thông thông xuốt trên biển này. Song Mỹ tuyên bố không tham gia giải quyết tranh chấp các vùng biển và đảo ở đây.

Riêng về thái độ ứng xử của Trung Quốc trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, trong vấn đề Campuchia, trong cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam tháng 2-1979, và những hệ lụy sau đó từ Hội nghị Thành Đô cho đến nay, có thể được xem là những mẫu mực điển hình của nền ngoại giao đương đại Trung Quốc trên bàn cờ thế giới và tại khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt động thái đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ này để lại cho hai nước Việt Nam và Campuchia không ít kinh nghiệm xương máu, rất đáng được nghiên cứu sâu sắc để rút ra những kết luận cần thiết cho hiện tại và tương lai.

Một khía cạnh khác cần lưu ý: Đánh giá diễn biến cục diện thế giới kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc cho đến nay, không thể nào bỏ qua nhận xét (đã trình bày trong phần I.1) cho rằng về toàn cục cán cân quyền lực hiện đang nghiêng nghiêng có lợi cho Trung Quốc ở phạm vi toàn cầu và đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á. Đánh giá diễn biến này trần trụi theo quan điểm thắng/thua (kiểu “zero sum game”), phải thừa nhận Trung Quốc tạm thời thắng, thế giới còn lại tạm thời thua. Sự thật cũng rõ ràng là Trung Quốc có những bước đi khôn ngoan – rất “trung quốc” như trong Tam Quốc Chí - , khai thác mọi tình hình tốt hơn. Trong khi đó mọi cách ứng xử và biện pháp đối phó hay phòng ngừa của nhiều quốc gia đối với Trung Quốc chứng tỏ kém hiệu quả trên nhiều phương diện…

Thậm chí không hiếm ý kiến cho rằng trên bàn cờ thế giới Mỹ trúng quả lừa lớn của Trung Quốc kể cả về kinh tế và chính trị trong suốt thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, thực tế này có lẽ góp phần giải thích vì sao Mỹ (phần nào cả phương Tây nữa) tụt dốc khá dài và để cho Trung Quốc vươn lên quá nhanh.

Thậm chí ở Mỹ không thiếu ý kiến muốn cùng Trung Quốc bá chủ thế giới. Tư duy này xuất hiện từ thời Nixon – Kissinger và bây giờ vẫn tồn tại (tìm xem: Kissinger, “On China” -2011).
Riêng trong kinh tế, tự do hoá thương mại của thể chế toàn cầu hiện hành – nói theo Tuyên ngôn Cộng sản – đã và đang bị hàng rẻ và cạnh tranh bất chính của Trung Quốc bắn thủng ở nhiều nơi trên thế giới, không ít “trận địa” đã rơi vào tay Trung Quốc! Sự thực kinh tế thế giới đang đối mặt với một tiến thoái lưỡng nan cam go hơn trước: Không tự do hoá thương mại trên cơ sở cạnh tranh lạnh mạnh và thân thiện với môi trường, kinh tế thế giới không phát triển được. Song thể chế hiện có đang ngày càng thủng và dễ vỡ, thể chế đáng mong mụốn đến nay vẫn nằm trong miền mong ước.
Thử hình dung, với “cách đi” của Trung Quốc như hiện nay và một khi đồng Yuan trở thành phương tiện thanh toán quốc tế ở mức như các đồng tiền mạnh hiện nay, và đồng thời cách ứng xử của toàn bộ thế giới còn lại vẫn tỏ ra kém hiệu quả đối với Trung Quốc như bây giờ, kinh tế thế giới sẽ ra sao?

Câu trả lời còn đang phải đi tìm, nhưng chủ nghĩa bảo hộ mới gần như là một phản xạ tự nhiên đang lấp ló.

Suy thoái và khủng hoảng của kinh tế các nước phương Tây và nhiều vấn đề kinh tế nan giải của các nước đang phát triển làm cho bức tranh kinh tế có thêm nhiều gam mầu tối-xám kích thích suy nghĩ của Trung Quốc. Nếu giới “diều hâu” ở Trung Qụốc cho rằng thời cơ hiện nay là lớn nhất đối với Trung Quốc siêu cường tương lai, thì cũng đừng vội quy chụp cho họ là hoang tưởng. Bởi vì một bức tranh kinh tế- chính trị thế giới như vậy rất đáng lo ngại cho các nền kinh tế yếu kém – nhất là ở các nước đang phát triển.

Diễn biến “nghiêng nghiêng” về phía Trung Quốc như đang nói tới hiện nay vẫn là một xu thế còn tiếp tục, cũng có nghĩa là mối nguy hiểm lớn này đang tiếp tục gia tăng. Ngay trước mắt, kinh tế Trung Quốc vẫn là năng động nhất. Mối nguy hiểm lớn này càng quyết liệt đối với Việt Nam với tính cách là một chướng ngại vật tự nhiên số 1 đối với Trung Quốc trên con đường đi lên thành siêu cường. Cái ranh giới bên chính bên tà trên đời vốn khó xác định, trong cục diện thế giới ngày nay lại càng mơ hồ hay lắt léo hơn, nhất là một khi chuẩn mực chính/tà có lúc phải nhường bước cho sự đánh đổi. Phải thừa nhận Trung Quốc có trong tay nhiều thứ để đánh đổi và rất cao thủ trong việc đánh đổi! Cũng phải thừa nhận nhiều nước trong vùng có sự “phụ thuộc kép”: Trung Quốc vừa là đối tác kinh tế quan trọng, vừa là nhân tố nhạy cảm đối với an ninh, nên những nước này không dễ dàng gì trong đối phó với những hành động bành trướng của Trung Quốc (Yoichi Kato). Sự uy hiếp của Trung Quốc trong khu vực tác động đến mức đã xuất hiện ý kiến cho rằng cần thừa nhận sự bá chủ của Mỹ ở châu Á đã kết thúc và cần chuyển sang một trật tự chia sẻ quyền lực ở đây giữa Mỹ và Trung Quốc (Hugh White – Australia). Hiện tai Ấn Độ đang theo dõi xít xao những động thái chuyển dịch quân sự trên bộ đang diễn ra trong vùng biên giới Trung - Ấn…
 


Tựu trung lại có thể nói, thế giới đang đi vào một thời kỳ khủng hoảng kinh tế - chính trị mới, trước hết với nghĩa thế giới đang có nhiều vấn đề nghiêm trọng mới và đòi hỏi mới mà chưa có câu trả lời. Điều chắc chắn là xu thế tiến bộ trên thề giới – kể cả ở Trung Quốc – vì hòa bình, dân chủ, quyền con người và thân thiện với môi trường dù lúc thăng lúc trầm như thế nào nhưng trước sau vẫn là xu thế không thể đảo ngược. Đó chính là xu thế chung của thế giới hiện nay. Cuộc ganh đua Mỹ - Trung có những mặt đang trở thành cuộc ganh đua giữa tiến bộ và phản tiến bộ trên thế giới.

Dù muốn – cứ giả định như thế, Trung Quốc không thể có khả năng áp đảo – kể cả bằng chiến tranh – và quay ngược xu thế tiến bộ của thế giới. Nhưng đánh úp cục bộ - một dạng “chụp giựt bằng vũ trang” theo kiểu tạo ra “sự việc đã rồi”, gây đụng độ cho những mục tiêu riêng lẻ… Trung Quốc đã làm nhiều lần rồi – đối với Việt Nam và một vài nước khác –, và sắp tới Trung Quốc còn có thể tiếp tục làm được như thế, quyền lực mềm và gặm nhấm là mối nguy thường trực đối với nước ta. Tuy nhiên, cũng phải khẳng định ngay, nếu Trung Quốc định lặp lại chiến tranh tháng 2-1979 dù là trên đất liền hay trên Biển Đông, kết cục sẽ không thay đổi như đã diễn ra, tương quan lực lượng ngày nay càng cho phép kết luận như vậy.

Tạo lập ra được một trật tự quốc tế cân bằng và ổn định hơn so với tình hình thế giới đang có quá nhiều cái bất định như hiện nay là một khả năng hiện thực, là kịch bản cộng đồng quốc tế cần hiệp lực lựa chọn, thậm chí đang là mục tiêu sống còn của nhiều quốc gia – ví dụ, chắc chắn Mỹ và các nước phương Tây bằng mọi cách sẽ phải đưa nền kinh tế của họ ra khỏi trạng thái hiện nay. Song chuyển từ cái trạng thái hiện thời đang có quá nhiều cái bất định sang một trạng thái ổn định hơn là một khoảng thời gian đầy thách thức nguy hiểm. Trong cái đoạn giao thời đầy nhá nhem này, yếu tố thời gian và cuộc chay thi với thời gian thực sự là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định thắng bại của mỗi quốc gia.

Cộng đồng thế giới – bao gồm cả nhân dân Trung Quốc – thực sự đứng trước đòi hỏi bức thiết cần làm cho Trung Quốc trở thành thành viên có trách nhiệm xứng đáng với vai trò của nó trong cộng đồng các quốc gia trên thế giới.
  


III. Sự lựa chọn của nước ta

Trên thế giới đang diễn ra những thay đổi sâu sắc và quyết liệt như đã trình bày trong phần I và II.

Bản thân sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đã kết thúc thời kỳ phát triển ban đầu, bây giờ đất nước cũng phải thay đổi để đi vào một thời kỳ phát triển mới.

Đòi hỏi phải thay đổi cùng một lúc đến từ hai hướng bên ngoài và bên trong với tầm vóc và mức độ quyết liệt như vậy khiến cho sự thay đổi mà nước ta bây giờ dứt khoát phải lựa chọn trở nên bất khả kháng: Hoặc là, hay sẽ là…

Những thay đổi đang diễn ra trên thế giới và cách ứng xử của mọi quốc gia, nhất là của các “nhân vật quan trọng” trên sân khấu thế giới – dù là những nước phát triển hay đang phát triển, gợi ý cho chúng ta nhiều điều trên ba phương diện: (a) nhìn nhận tầm vóc sự thay đổi để có quyết tâm tìm và lựa chọn lối ra cho chính quốc gia mình; (b) những gợi ý về những quyết sách nước ta phải lựa chọn; (c) cuộc chạy đua nghẹt thở với thời gian mọi quốc gia đang bước vào.

Đối với nước ta, việc phải dấn thân bước vào sự thay đổi mang tính quyết liệt và bức thiết như vậy thực sự là bước vào một chặng đường phấn đấu mới chưa từng có trong lịch sử đất nước.

Dù với cái giá đau thương như thế nào, chặng đường đất nước đã trải qua được trong thế kỷ trước là chặng đường hoàn thành sự nghiệp giành lại độc lập thống nhất đất nước. Chặng đường tiếp theo đất nước ta bây giờ phải thay đổi tất cả để từ nay bước vào có thể đặt tên là chặng đường phát triển đổi đời đất nước, đổi đời chính dân tộc Việt Nam ta, để nước ta sớm trở thành một quốc gia phát triển có vị thế xứng đáng với chính nó trong thế giới hiện đại ngày nay.

Gọi đấy là chặng đường tiếp theo hàm nghĩa dứt khoát là kế thừa, sàng lọc, cải tạo, phát triển những gì đã làm được trong chặng đường trước, để đưa đất nước bước vào chặng đường mới, để đi tiếp.

Cần đặt vấn đề rõ ràng như vậy, bởi vì cho đến thời điểm này đất nước ta đã có được những thành tựu ban đầu, có đầy đủ những điều kiện bên trong và bối cảnh quốc tế bên ngoài cho phép thực hiện một sự kế thừa sáng tạo như thế. Chặng đường tiếp theo có nghĩa là như thế.

Đặt vấn đề như vậy, cũng hàm nghĩa những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội hiện tại của đất nước, quyền lực còn lại của nhân dân, trí tuệ và lương tri của cả nước – bao gồm cả trong nội bộ ĐCSVN – cho đến thời điểm này nếu được phát huy, thì tất cả vẫn còn đủ để tạo nên sức mạnh đảo ngược được những xu thế tiêu cực đang xâm hại đất nước về mọi mặt. Quyền lực chính trị đảng cầm quyền đang có trong tay nếu được hướng vào phát huy sức mạnh đảo ngược tiêu cực này, thì có thể nói hiếm có một quốc gia nào trên thế giới có được khả năng nắm lấy cơ hội phát triển trong bối cảnh quốc tế quyết liệt hiện nay như nước ta. Nhưng quả thực đây là chữ nếu ở dạng thức quyết liệt “to be or not to be?”, không thể nói khác được.

Chính sức mạnh đảo ngược tiêu cực này đất nước ta đang có trong tay vào lúc này, hoàn toàn có thể giúp đất nước không cần phải kinh qua đoạn trường của những cuộc cách mạng hoa lan hoa nhài như đã xảy ra ở một số nước. Phòng ngừa một đoạn trường như thế là phát huy với ý thức sâu sắc nhất, phát huy cao độ với bản lĩnh có thể sức mạnh đảo ngược tiêu cực này, chứ không phải là tìm cách bóp nghẹt nó.

Sợ hãi nó, phủ định nó – sức mạnh đảo ngược tiêu cực này – chính là vô thức hay có ý thức mở đường khẩn trương nhất cho một cuộc cách mạng kiểu hoa lan hoa nhài không gì ngăn cản nổi bước vào nước ta, là tự chuốc lấy một thảm kịch mới nồi da xáo thịt khôn lường, đẩy đất nước thụt lùi không biết bao xa sau cả vạch xuất phát!

Việt Nam với 4 cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài hơn 3 thế hệ con người, với những thương đau không dễ hàn gắn trong thế kỷ vừa mới qua, không thể xa xỉ tìm kiếm cho mình một kịch bản như thế. Song lạm dụng nỗi lo về nồi da xáo thịt này để hù dọa, để kìm hãm dân chủ, kìm hãm sức mạnh đảo ngược tiêu cực này, chính là hành động nếu không tự giác thì cũng là đồng lõa với những kẻ muốn đưa thảm kịch nồi da xáo thịt vào nước ta. Xin đừng bao giờ quên kinh nghiệm xương máu của mọi dân tộc trên thế giới: Cách mạng – kể cả với nghĩa và nội dung tốt đẹp nhất – bao giờ cũng chỉ làm được cái việc phá vỡ cái hiện trạng đã lỗi thời, mọi việc tiếp theo cho những mục đích cao cả là sự nghiệp của cái xây, của phát triển, chứ không phải là công việc của cách mạng. Còn chuyện cách mạng ăn thịt những đứa con của mình[6] thì gần như là quy luật cuộc đời!

Chặng đường tiếp theo, sự kế thừa sáng tạo như vậy, diễn dịch theo công việc phải làm, đó chính là quá trình thực hiện đồng bộ dân chủ, cải cách và phát triển.

Một khi vô thức hay có ý thức để cho trong lòng xã hội nước ta tiếp tục xu hướng ngày một tích tụ những điều kiện tới một khi nào đó sẽ bùng nổ bất khả kháng một cuộc cách mạng kiểu hoa lan hay hoa nhài, thì đó lại là câu chuyện khác. Xin nói ngay tại đây, sự thật là ngay bây giờ - thừa nhận hay không thừa nhận, ý thức được hay không ý thức được, – trong đời sống nước ta đang diễn ra một cuộc chạy đua quyết liệt với thời gian, sao cho xu thế phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và cuối cùng thắng được xu thế tích tụ này.

Dù tốt dù xấu thế nào, thời kỳ phát triển ban đầu của nước ta đã hoàn tất. Đó là thời kỳ tạo chỗ đứng cho đất nước, để bây giờ và từ đây nước ta đặt chân bước vào thời kỳ phát triển mới. Vì lẽ này, phải tỉnh táo xem lại mọi cái mất cái được, mọi cái thắng cái thua, mọi mặt mạnh, yếu.., không phải là để “bới rác”, mà là để đi đến những lựa chọn khả thi nhất, tối ưu nhất, giành được sự đồng thuận lớn nhất trong cộng đồng dân tộc, và đồng thời tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng thế giới trên chặng đường mới của đất nước. Nói theo ngôn ngữ dân dã, phải “khám sức khỏe” đất nước trước khi bước vào chiến dịch lớn.

Chưa thể nói là đủ và tốt, song trong cả nước cho đến nay đã có không ít những công trình nghiên cứu, những bài viết, những ý kiến thẳng thắn tham gia vào công việc “khám sức khỏe” như thế, nay cần tổng hợp lại, chắt lọc ra những điều đúng đắn, huy động trí tuệ cả nước cho việc hình thành sự lựa chọn và những quyết định mới cho chặng đường mới của đất nước.



Một trong những việc đã làm gần đây nhất đáng nêu lên ở đây là Kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay, đề ngày 10-07-2011, của các trí thức và những người quan tâm đến vận mệnh đất nước gửi Quốc hội khóa 13 và Bộ Chính trị BCHTƯ ĐCSVN khóa XI. Kiến nghị này đã nói lên một cách khái quát thực trạng hiện nay của đất nước và những việc phải làm. 
Tóm tắt, Kiến nghị này đánh giá:

- Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị uy hiếp, xâm phạm nghiêm trọng;

- Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong việc thực hiện ý đồ chiến lược tạo ra một Việt Nam èo uột và lệ thuộc;

- kinh tế nước ta đang ở trong tình trạng phát triển kém chất lượng, kém hiệu quả, và lâm vào khủng hoảng kéo dài;

- thực trạng văn hóa - xã hội của đất nước có quá nhiều mặt xuống cấp;

- chế độ chính trị còn nhiều bất cập, cản trở sự phát triển của đất nước.

 
Kiến nghị này đề nghị Quốc hội và Bộ Chính trị:

1. Công bố trước toàn thể nhân dân ta và nhân dân toàn thế giới thực trạng quan hệ Việt – Trung và những vấn đề Trung Quốc đang gây ra trên Biển Đông;

2. Trình bày rõ với toàn dân thực trạng đất nước hiện nay, thức tỉnh mọi người về những nguy cơ đang đe dọa vận mệnh của Tổ quốc, dấy lên sự đồng lòng và quyết tâm của toàn dân đem hết sức mạnh vật chất, tinh thần, trí tuệ để bảo vệ và phát triển đất nước;

3. Tìm mọi cách thực hiện đầy đủ các quyền tự do, dân chủ của nhân dân đã được Hiến pháp quy định, nhằm giải phóng và phát huy ý chí và năng lực của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

4. Ra lời kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào, mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, dân tộc, địa vị xã hội, hãy cùng nhau thực hiện hòa hợp, hòa giải, đoàn kết dân tộc với lòng yêu nước, tinh thần vị tha và khoan dung. Tất cả hãy cùng nhau khép lại quá khứ, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết;

5. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam với tính cách là đảng cầm quyền duy nhất và cũng là người chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình đất nước hiện nay, hãy đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ đẩy mạnh cuộc cải cách chính trị, giải phóng mọi tiềm năng của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy lùi mọi tệ nạn tham nhũng và tha hóa, đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng yếu kém và lệ thuộc hiện nay, chuyển sang thời kỳ phát triển bền vững, đưa dân tộc ta đồng hành với cả nhân loại tiến bộ vì hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường. 
Thiết nghĩ, Kiến nghị đã nói lên được những điều cần nói, đã nêu lên được những đề nghị thiết thực và quan trọng về những lựa chọn và những việc phải làm. Thay vì đến nay chưa có hồi âm, Quốc hội khóa 13 và Bộ Chính trị khóa XI nên huy động trí tuệ và nghị lực cả nước bàn bạc, lựa chọn và hành động. Trách nhiệm trước đất nước đòi hỏi phải làm như vậy.

Xin có thêm một số ý kiến.
 
Về kinh tế:



Trước hết, nên bằng mọi cách có được sự đánh giá chuẩn xác thực trạng kinh tế đất nước trong bối cảnh thế giới hiện nay và bàn bạc kỹ lưỡng lối ra. Nói thì dễ, nhưng làm được thì phải rất dũng cảm và trí tuệ với tinh thần tổ quốc trên hết! Việc nên làm này đến nay chưa có và không thể “ăn bớt” mà thành công được cho tương lai.

Dưới đây xin góp vài thiển ý.

Có thể nói trong giới lãnh đạo và giới học thuật hầu như đã có sự nhất trí cao về sự cần thiết phải đưa nền kinh tế nước ta từ phát triển theo chiều rộng hiện nay vào một thời kỳ phát triển bền vững hơn và hội nhập kinh tế thế giới tốt hơn. Muốn đạt được mục đích này, có lẽ phải thay đổi hẳn tư duy kinh tế về công nghiệp hóa – hiện đại hóa như đang chi phối chiến lược phát triển đất nước.

Theo cách nhìn của mình, tôi cho rằng chiến lược CNH-HĐH của nước ta đang theo đuổi là thất bại, vì các lẽ:

· thành tựu đạt được quá “đắt” – giai đoạn phát triển hiện nay đặt ra nhiều khó khăn mới cho giai đoạn sắp tới;

· đưa nền kinh tế nước ta ngày càng đi sâu vào cơ cấu lạc hậu khó khắc phục trong giai đoạn tới và khả năng cạnh tranh thấp – nguy cơ trở thành bãi rác cho nước ngoài ngày càng trầm trọng hơn[7];

· sau 25 năm tiến hành – chỉ tính từ khi đổi mới – vẫn chưa làm bộc lộ ra hướng đi và xây đắp vững chắc được nền móng phát triển một nước công nghiệp;

· chưa mang lại cho đất nước một mức độ văn minh tương ứng mà quá trình CNH của một quốc gia đòi hỏi (bao gồm các vấn đề chất lượng thể chế chính trị và bộ máy quản trị quốc gia, mức độ thực thi dân chủ, chất lượng văn hóa - xã hội, chất lượng nền giáo dục, các phúc lợi xã hội, sự phát triển của vốn xã hội - tựu trung lại là sự phát triển còn thấp của kinh tế thị trường – nhà nước pháp quyền – xã hội dân sự…);

· mục tiêu hoàn thành cơ bản là một nước công nghiệp hóa không có cách gì thực hiện được vào năm 2020 (nhất là so với định nghĩa chung của thế giới như WTO, UNDP, các viện khoa học…về một nước công nghiệp hóa).

Tình hình trên có thể do 3 nguyên nhân:

(a) nhận thức chưa đúng hay chưa đủ tầm về quá trình công nghiệp hóa một quốc gia trong thời đại kinh tế hiện nay, dẫn tới một chiến lược không phải là tối ưu nhất;

(b) vận động của kinh tế thế giới và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra quá nhanh so với trình độ và tốc độ phát triển của nền kinh tế nước ta – xin đừng lầm với tốc độ tăng trưởng kinh tế;

(c) chiến lược công nghiệp hóa quốc gia của nước ta không bám chắc được vào nguyên lý phát huy lợi thế so sánh (bao gồm cả những điểm bất lợi) của nước ta – trước hết đó là nguồn lực con người (bao gồm cả yếu tố văn hóa), tài nguyên đất đai (đừng lầm với điều kiện tài nguyên khoáng sản), tài nguyên môi trường và khí hậu, điều kiện vị trí địa lý tự nhiên.., lợi thế và bất lợi thế của nước đi sau.., dẫn tới những ưu tiên sai, từ đó hình thành cơ cấu kinh tế lạc hậu và các sản phẩm khả năng cạnh tranh thấp như hiện nay.

Để minh họa cho đánh giá trên, xin đưa ra một vài nhận xét.

- Khó mà nói được rằng nền công nghiệp nước ta ngày nay đã sản xuất nổi một chiếc xe máy. Thậm chí ngành sản xuất xe đạp vốn có trong nước cũng đã bị nước ngoài chiếm lĩnh.

- Nền công nghiệp ô-tô được hưởng không thiếu một ưu đãi nào, song cho đến nay kết quả tổng thể thu được là chỉ làm cho nền kinh tế nước ta “đắt hơn” về toàn cục và không thể nói là nước ta đã có ngành công nghiệp ô-tô của riêng mình! Thậm chí bây giờ phải đặt ra hàng loạt câu hỏi: Quyết định và cách lựa chọn bước đi vừa qua vào một sản phẩm như công nghiệp ô-tô có gì sai không? – có phát huy được lợi thế so sánh của nước ta không? trong những điều kiện của kinh tế thế giới phát triển rất nhanh ngày nay là nước đi sau (late comer) ta nên tiếp cận ngành này như thế nào, chỉ nên lựa chọn gì?.. Sau hàng chục năm rồi những câu hỏi này chẳng những vẫn còn nguyên giá trị thời sự mà còn dài thêm: Bây giờ nên xử lý những hệ quả xảy ra như thế nào là đỡ thiệt hại nhất?.. Hiển nhiên việc quản lý sự phát triển ngành công nghiệp ô-tô đã chậm phát hiện ra những yếu kém để khắc phục và để chuyển hướng phát triển... Đối với một số ngành công nghiệp khác cũng cần được mổ xẻ như vậy – ví dụ ngành đóng tầu thủy… Mối nguy thường trực đối với nước đi sau là hoặc trở thành bãi rác công nghiệp, hoặc là chỉ dó được một nền công nghiệp rặt rẹo.

- So với khối lượng FDI giành được là khá lớn, thu hút FDI nói chung chưa làm được bao nhiêu việc mang lại cho nền kinh tế nước ta công nghệ mới và khả năng quản trị mới (kể cả ở tầm quốc gia), càng làm được ít hơn cho việc mở đường cho nước ta đi vào các sản phẩm công nghiêp hiện đại có hàm lượng khoa học, công nghệ và kỹ thuật cao. Nhìn chung chủ trương chính sách và năng lực quản trị đất nước của ta chưa làm cho FDI trở thành một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hóa đất nước. Thậm chí phải đặt ra những câu hỏi đại loại như: FDI vào công nghiệp ô-tô, xe máy, vào một số sản phẩm công nghiệp khác làm lợi cho nước ta nhiều hơn hay là làm giầu cho chủ FDI nhiều hơn? (Chưa bàn đến sự gian lận của chủ FDI trong việc trốn thuế và trong nhiều việc khác, nhất là trong gây ô nhiễm môi trường). Khỏi phải bàn đến những FDI đưa vào nước ta những sản phẩm công nghiệp lạc hậu, công nghiệp bẩn, sân golf, casino, những công trình kinh tế lẽ ra không cần hay không nên dành cho FDI mà chỉ nên dành cho đầu tư trong nước…

- Nếu lấy thước đo trình độ phát triển CNH-HĐH là tỷ lệ giá trị gia tăng đạt được trong sản phẩm, đặt tỷ lệ này ở tầm quan trọng cao hơn tỷ lệ đạt được trong cơ cấu GDP các khu vực kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), nếu lấy thước đo là khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong giá thành và chất lượng so với các nước chung quanh.., phải nói trình độ CNH-HĐH của nước ta hiện nay còn rất thấp và tiếp tục tụt hậu (ví dụ: ở nước ta riêng tiêu thụ về năng lượng trên một sản phẩm công nghiệp nhìn chung cao gấp đôi Thái Lan, và gần như thế so với Trung Quốc, so sánh chỉ số ICOR với những nước này trong nhiều năm gần đây cũng có thể rút ra kết luận tương tự…).

- Không thể bỏ qua tính lệ thuộc ngày càng gia tăng vào bên ngoài rất đáng lo ngại đang diễn ra trong quá trình CNH-HĐH, trong khi đó sản phẩm của nước ta – trước hết là những sản phẩm công nghiệp – lại chưa có một chỗ đứng vững chắc và rõ ràng trong các chuỗi cung - ứng trên thị trường kinh tế thế giới. Đặc biệt cần nhấn mạnh sự lệ thuộc vào Trung Quốc (nhập siêu rất cao từ Trung Quốc chiếm hầu như toàn bộ nhập siêu của ta trong cán cân thương mại quốc tế, 80-90% nguyên vật liệu cho hàng gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu là từ Trung Quốc, các rắc rối trong biên mậu giữa hai nước, hàng nhập lậu từ Trung Quốc không sao kiểm soat nổi, hầu như 100% khoáng sản xuất khẩu sang Trung Quôc là dạng nguyên liệu, Trung Quốc bây giờ là nhà cung cấp chính cho nước ta về năng lượng, là người thắng thầu EPC hầu hết các công trình kinh tế quan trọng của nước ta trong những năm gần đây…). Đáng lo hơn nữa là nhà nước ta chưa có được quyết sách đối phó nào. Đã xuất hiện hiện tượng các xí nghiệp nhỏ và vừa của ta cho nhà máy của mình đắp chiếu, đưa công nghệ, vốn và nhãn mác của mình sang bên kia biên giới để sản xuất, rồi đưa sản phẩm lội ngược về Việt Nam để tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu. Đã có không ít ý kiến đòi tăng cường phát triển công nghiệp phụ kiện, công nghiệp nguyên liệu cho hàng gia công xuất khẩu.., song rất cảm tính, chắc gì khả thi, chắc gì đạt hiệu quả mong muốn, nếu không nói là rất dễ rơi vào nguy cơ cái vòng luẩn của tự cung tự cấp khép kín…

- Nền kinh tế GDP tỉnh và tư tưởng nhiệm kỳ làm trầm trọng thêm những yếu kém của nền kinh tế cả nước trong quá trình CNH-HĐH, đặc biệt là hiện tượng manh mún và chùng lặp, gây lãng phí và ách tắc trầm trọng (cả nước có hàng trăm khu công nghiệp nhưng số khu công nghiệp thành công chiếm tỷ lệ rất nhỏ, trong khi đó sau hàng chục năm hai khu công nghiệp trọng điểm quốc gia là Khu công nghệ cao ở TPHCM và khu công nghiệp Láng – Hòa Lạc vẫn ở giai đoạn khởi đầu, nhưng nước ta có khoảng trên 100 sân golf và trước khi nghỉ hưu Bộ trưởng Võ Hồng Phúc vẫn bào chữa cho quan điểm cần thiết có thêm sân golf nữa; kinh tế khai khoáng băm nát nhiều vùng đất nước và các miền duyên hải và Thủ tướng đã phải ra quyết định đình chỉ triển khai những mỏ mới; trong khi đó việc triển khai khai thác bauxite gặp nhiều khó khăn nan giải như các ý kiến phản biện của các nhà kinh tế và khoa học đã lường trước…).

- Vai trò các tập đoàn nhà nước thực hiện được trong việc đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH nhìn chung không xứng với vốn, những ưu đãi và quyền lực được hưởng; từ khi có chủ trương được huy động tới 30% vốn để kinh doanh trái nghề và được phép có ngân hàng riêng, đã xảy ra nhiều hiện tượng lũng đoạn và thất thoát nghiêm trọng – nhất là trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và thị trường chứng khoán – đấy là cách quản lý nhà nước theo kiểu thả gà ra mà đuổi (Đặng Đình Cung, 28-09-2011); trong khi đó chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng của quốc gia – đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải – đi quá chậm so với yêu cầu phát triển của đất nước; cách quản lý tỏ ra kém hiệu quả thậm chí để xảy ra đổ bể lớn như vụ Vinashin. Tình hình đến mức cải cách triệt để tập đoàn và các doanh nghiệp nhà nước trở thành đòi hỏi cấp bách.

- Vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn chưa được đặt ra đúng tầm trong toàn bộ quá trình CNH-HĐH, các bước đi rất chậm so với đòi hỏi của phát triển và so với những điều kiện cho phép của đất nước, nhất là CNH-HĐH chưa phát huy được đúng mức thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta, sự lệ thuộc đáng ngại vào bên ngoài chưa xử lý được bao nhiêu (thức ăn gia súc, giống, nâng cao hàm lượng chế biến, tiêu thụ sản phẩm...). Đại bộ phận nông dân nhìn chung có mức sống thấp hơn nhiều so với những thành phần lao động khác, nông thôn cũng là nơi đang tích tụ nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng, nhất là những vấn đề liên quan đến đất đai. Còn thiếu hẳn phương hướng rõ ràng, thiếu hẳn những nỗ lực cần thiết và có hiệu quả cho việc đảy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, cho việc từng bước hình thành và phát triển nền nông nghiệp có hàm lượng khoa học và công nghệ cao và nền nông nghiệp sinh thái đang trở nên ngày càng quan trọng hơn ở mọi quốc gia và đang ngày càng có lợi thế lớn trong kinh tế thế giới nói chung. Những thiệt thòi tất yếu xảy ra mà nông dân phải gánh chịu trong quá trình công nghiệp hóa nhìn chung không được bù đắp thỏa đáng và do đó đang tích tụ những bất công xã hội mới, chưa nói đến nhiều nơi nông dân là nạn nhân của quá trình này (do mất đất đai canh tác, do môi trường xuống cấp và bị tàn phá, do nhiều bất lợi thế khác của nông dân…).

- Hệ thống tài chính tiền tệ nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng vừa là hệ thần kinh, vừa là huyết mạch của cả nền kinh tế còn nhiều yếu kém, nhất là để lạm phát cao kỳ này kéo dài đã nhiều năm (từ 2007 đến nay, ngoại trừ năm 2009, đều ở mức 2 con số). IMF và một số kinh tế gia cho rằng nợ công và nợ của các doanh nghiệp ở Việt Nam tuy có tỷ lệ/GDP còn ở mức thấp so với một số nước phát triển, song vẫn là ở mức cao khá nhạy cảm so với tình hình tài chính tiền tệ, trong vòng 2 năm nay 3 lần phá giá đồng tiền (cộng lại xấp xỉ -20%), đến cuối năm 2011 chỉ số lạm phát cả năm sẽ ở mức 18%, đồng tiền quốc gia mất giá khoảng một nửa so với 2006 (TBKTVN – 26-09-2011). Vấn đề nợ còn phải so với khả năng xử lý nợ, với tình trạng dự trữ quốc gia hao mòn nhanh, với tình hình nợ xấu của doanh nghiệp gần đây tăng nhanh, với các chỉ số của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chỉ còn ở mức khoảng 25 - 30% so với thời cao điểm… Chính những lo ngại này đã dẫn đến việc Standard & Poor's ngày 22-08-2011 hạ mức chỉ số tín nhiệm của nền kinh tế Việt Nam. Trước mắt, chống lạm phát và đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng hiện nay đang là nhiệm vụ nóng bỏng. Hiện nay tình hình càng trở nên nguy hiểm đối với nước ta lúc này vì nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả nước ta, đang xảy ra hiện tượng đem tiền chạy trốn vào vàng.

- Vân vân…

Tóm lại, có thể kết luận: Chiến lược CNH-HĐH đến nay không đạt được mục tiêu vì tư duy kinh tế lạc hậu và thể chế chính trị của quốc gia có nhiều yếu kém. Tiếp tục tư duy và tình trạng quản lý như hiện nay chẳng những tiếp tục tụt hậu mà còn rơi vào nguy cơ lạc đường vào ngõ cụt.

Vậy sẽ có câu hỏi: Nước ta đạt được gì sau 25 năm CNH-HĐH trong đổi mới?

Xin thưa: Đã hoàn tất thời kỳ phát triển ban đầu, dù chưa phải như mong muốn, nhưng rất quan trọng, để từ đây đất nước đã có được thế và lực nhất định đi vào thời kỳ phát triển bền vững, tiếp tục đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH với đúng nghĩa của nó, để trong một tương lai nhất định sẽ trở thành một nước phát triển. Một thành quả khác không kém ý nghĩa quan trọng nhất thiết phải vận dụng triệt để, đó là những bài học thành công và thất bại cần nghiêm túc rút ra từ 25 năm này để có được những quyết định đúng đắn cho giai đoạn tới.

Điều kiện tiên quyết cho thành công sắp tới là (a) phải thay đổi tư duy theo hướng bám sát lợi thế so sánh của đất nước (kể cả những điều bất lợi) với tính cách là nước đi sau, bám sát sự phát triển của thị trường thế giới trong tình hình được cập nhật mới, để từ đó có được chiến lược phát triển đúng, (b) xây dựng được một thể chế chính trị có khả năng phát huy sức mạnh dân tộc trong cục diện mới của thế giới ngày nay, để thực hiện chiến lược phát triển đã lựa chọn được. Thực sự đấy là những công việc của dân chủ, trí tuệ và ý chí chính trị mãnh liệt của cả nước, của toàn dân tộc.

Cả nước, từng người và toàn bộ thể chế chính trị hiện nay phải có sự thay đổi triệt để, để xác định được và nắm bắt được cái đích phải nhằm tới, đó là: xây dựng một nền kinh tế có hàm lượng trí tuệ, tri thức, công nghệ và văn hóa ngày càng cao, trở thành một nền kinh tế có khả năng thích nghi với những thay đổi sâu sắc đang diễn ra trong kinh tế và chính trị thế giới, có khả năng hội nhập ngày càng sâu trên thị trường toàn cầu. Đơn giản là vì thế giới đang đi vào một thời kỳ mới với những thay đổi sâu sắc, tự thân nước ta cũng đứng trước đòi hỏi bức xúc phải thay đổi.

Thiết tha mong rằng sẽ có những thảo luận sâu rộng trong cả nước về những vấn đề vừa mới xới xáo lên, để cả nước cùng lựa chọn bước đi cho giai đoạn tới này.

Về quan hệ với Trung Quốc:
Khỏi phải bàn thêm về mối nguy Trung Quốc đối với nước ta, một vấn nạn đối ngoại khó nhất đang uy hiếp nước ta trực tiếp nhất về mọi mặt trong thời đại ngày nay.

Tuy nhiên, hỏi các sinh viên ta và một số người Việt công tác, làm ăn sinh sống lâu năm ở Trung Quốc, được biết: không ít người dân Trung Quốc mọi tầng lớp khác nhau bây giờ đang bị những tuyên truyền của chính nước họ nhồi nhét những hiểu biết sai lệch về nước ta, về quan hệ Việt – Trung, về cái gọi là chủ quyền tự nhiên hay quyền sở hữu của Trung Quốc đối với Biển Đông, về chuyện Việt Nam đang “đồng lõa” với nhiều kẻ khác cướp biển đảo của Trung Quốc, bao vây làm hại Trung Quốc… Trong con mắt không ít người Trung Quốc, Việt Nam được coi là kẻ ăn cháo đá bát, vân vân và vân vân. Hàng ngày, báo giấy và báo mạng chính thống (ở ta gọi là báo chí “lề phải”) của Trung Quốc mang tải ngôn ngữ này, nhiều lúc là ngôn ngữ chủ đạo liên quan đến Việt Nam.

Vì nhiều lý do, đặc biệt là vì tác động hoạt động rất mạnh của hệ thống truyền thông Trung Quốc, vì áp lực và sự thâm nhập của quyền lực và quyền lực mềm Trung Quốc, trên thế giới tồn tại tình trạng hiểu biết mơ hồ về những vấn đề ở Biển Đông, về quan hệ Việt – Trung.., rất đáng lo ngại cho nước ta. Thậm chí có một số tạp chí khoa học tầm cỡ quốc tế cho đến hôm nay vẫn vẽ Hoàng Sa, Trường Sa, đường lưỡi bò 9 vạch… trong bản đồ Trung Quốc, nhiều nhà khoa học nước ta đã phải viết bài phản đối. Sự phản đối này có trường hợp được tiếp thu, có trường hợp rơi vào cái tai điếc! Trên thế giới, cũng vì phía ta quá quan tâm đến gìn giữ đại cục trong quan hệ Việt – Trung, nhiều học giả đã phải lên tiếng trong những hội thảo quốc tế, đại ý: Việt Nam mất cắp mà không dám la làng thì dư luận làm sao biết thực hư, làm sao dám bênh vực?

Cũng vì quá quan tâm gìn giữ đại cục một cách sai lầm, nhìn chung nhân dân ta cũng không được thông tin đầy đủ về thực trạng toàn bộ quan hệ Việt – Trung, về tình hình Biển Đông, về sự thâm nhập mọi mặt của Trung Quốc, về những vấn đề mới và những mối nguy mới xảy ra từ những diễn biến của quan hệ Việt-Trung hiện nay, về triển vọng của tình hình và về quốc sách của đất nước… Đây là một thực tế liên quan đến nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc cần khắc phục.

Trước thực tế trình bày trên, kiến nghị việc nên làm ngay là (1) cần sớm có sách trắng làm rõ âm mưu, chính sách và hành động của Trung Quốc đối với Biển Đông và quan điểm, lập trường, chính sách của phía ta; (2) cần sớm có sách trắng về toàn bộ thực trạng quan hệ Việt – Trung. Nội dung hai sách trắng này cần trung thực với sự thật, thẳng thắn và khách quan, để 2 sách trắng này làm được nhiệm vụ đề ra. Nước ta có chính nghĩa, có sự thật đứng về phía chính nghĩa, bây giờ nhà nước ta cần dũng cảm cho ra đời 2 sách trắng như thế.

Làm được như vậy, nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc hiểu nhau hơn, dư luận chính nghĩa trên thế giới đứng về phía ta. Khỏi phải bàn thêm tầm quan trọng và tác dụng của 2 sách trắng này.

Chắc chắn đã đến lúc phải xem lại, xác định lại, thiết kế lại toàn bộ chủ trương chính sách của ta đối với mối quan hệ toàn diện Việt – Trung, để nước ta trở thành một đối tác được tôn trọng và gìn giữ được độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình trong quan hệ đối với Trung Quốc, để Trung Quốc trở thành một đối tác hợp tác chiến lược toàn diện của nước ta đúng với ý nghĩa là hai nước láng giềng núi liến núi, sông liền sông, tất cả vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của hai nước và của cộng đồng các quốc gia trên thế giới. Trong nhiều bài viết, tôi đã nêu rõ không thể đi “xin” Trung Quốc một thứ quan hệ như thế, mà chỉ có thể tự trọng và tự cường xây dựng nên hay giành lấy một quan hệ như thế, xin được bàn cụ thể vào một dịp khác. Chỉ xin nhắc lại một kết luận đã được viết ra: Có khả năng đi với toàn thế giới thì sẽ đi được với Trung Quốc; điều này đòi hỏi một nền ngoại giao dấn thân – được xây dựng trên một nền nội trị cho phép thực hiện một nền ngoại giao dấn thân.


Dưới đây xin bàn thêm về một khía cạnh khác của vấn đề Biển Đông: vấn đề an ninh nội bộ.

Đã có một thủ tướng Úc, một thủ tướng Lào, một vài quan chức khác nơi này nơi nọ trên thế giới phải ra đi vì trót dan díu với quyền lực mềm Trung Quốc. Sự thao túng của thứ quyền lực này thiên hình vạn trạng khắp mọi nơi, thật khó có một quốc gia nào dám coi mình là hoàn toàn miễn dịch. Ngay ở nước ta, việc để cho nhà thầu Trung Quốc nhiều năm nay đại thắng qua các công trình theo dạng EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị, xây lắp), khai thác được nhiều khoáng sản, thuê được hàng nghìn ha rừng, đưa được hàng vạn lao động Trung Quốc vào nước ta… chẳng lẽ không nói lên điều gì? Bảo vệ an ninh nội bộ rõ ràng là vấn đề sống còn, điều này khỏi phải bàn tới.

Liên quan đến Biển Đông, có một số điều sau đây cần lưu ý.

Trung Quốc đang làm cho Biển Đông trở thành một mặt trận rất nóng, rất nhạy cảm, nước ta phải đối phó – cùng một lúc trên nhiều hướng đối nội và đối ngoại.

Về nhiều mặt, giữ được mặt trận Biển Đông gần như đồng nghĩa với gìn giữ được chế độ chính trị và an ninh nội bộ. Song điều quan trọng hơn và có ý nghĩa mất/được là tập hợp được sự hậu thuẫn tuyệt đối của toàn thể dân tộc là điều kiện tiên quyết để giữ được mặt trận Biển Đông. Ở đây sẽ đụng chạm phải một vấn đề nhạy cảm khác: sự khác nhau giữa một bên là nhiệm vụ tập hợp hẫu thuẫn của toàn dân tộc, và một bên là yêu cầu bảo vệ chế độ trước sự chống phá của những lực lượng không tán thành và muốn lật đổ chế độ này. Không có cách gì tránh né sự khác biệt hóc búa này, mà chỉ có đòi hỏi nhất thiết phải xử lý thành công nó, nhất là dứt khoát cần tránh mắc phải sai lầm trong xử lý sự khác biệt này.

Vừa qua, chính quyền ta có thể có tâm lý sợ rằng các cuộc biểu tình tháng 7 và tháng 8-2011 chống Trung Quốc thực hiện âm mưu đường lưỡi bò sẽ khơi mào cho các cuộc biểu tình dẫn tới cách mạng hoa lan, hoa nhài ở nước ta. Sự lo ngại này là hiểu được, song cách xử lý đến mức những người đi biểu tình – trong đó có những người tiêu biểu như nhà văn Nguyên Ngọc và nhiều nhân sỹ, trí thức có tên tuổi khác - được báo chí lề phải đối xử như kẻ phản động thì lại là sai lầm không được mắc phải. Sai lầm này khiến cho nhà cầm quyền cùng một lúc phải đối phó trên 3 mặt trận: (1) sự phản kháng của nhân dân ta trước hành động ngang ngược của Trung Quốc (cách xử sự như vừa qua của chính quyền mặc nhiên khiến cho chính quyền bị coi là không đứng về phía yêu nước), (2) sự lợi dụng để chia rẽ nhân dân và kích động tâm lý chống chính quyền được thực hiện từ phía các lực lượng không tán thành và muốn lật đổ chế độ nước ta, (3) sự lợi dụng để chia rẽ đất nước ta mọi mặt tạo ra tình thế đục nước béo cò rất nguy hiểm được thực hiện từ phía Trung Quốc.

Tiện đây xin nói ngay, Trung Quốc đang ra sức khai thác tình huống đục nước béo cò này, khẩu khí báo chí Trung Quốc hiện nay về các cuộc biểu tình này cho phép nhận định như vậy. Song lợi dụng như thế, rõ ràng chỉ cốt để thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu chiến lược ưu tiên số 1 của Trung Quốc là tạo ra một Việt Nam lệ thuộc và èo uột mà thôi, chứ không phải là để khuyến khích xảy ra một cuộc cách mạng hoa lan hoa nhài ở Việt Nam với hệ quả có thể lây lan, kích động trào lưu dân chủ ở Trung Quốc (điểm được coi là gót chân Achilles của nội trị Trung Quốc). Vì lẽ này, có thể dễ dàng phán đoán trong tình huống xảy ra một cuộc cách mạng hoa lan hoa nhài ở Việt Nam như vậy, Trung Quốc sẽ có thể làm những gì để có thể buộc thêm một cái tròng nữa vào cổ một nước Việt Nam èo uột và lệ thuộc. Khi cần, Trung Quốc chắc sẽ có thể sẵn sàng giúp đỡ đàn áp một cuộc cách mạng hoa lan hoa nhài như thế nếu xảy ra ở nước ta, một kiểu na ná vụ Thiên An Môn ở Việt nam. Kể cả trong trường hợp này, kết cục cũng sẽ chỉ nhằm có một Việt Nam bị cột chặt hơn nữa vào Trung Quốc mà thôi, với mọi hệ lụy đen tối, đối với cả chính quyền.

Chắc chắn không thể mong đợi nhân dân Việt Nam chấp nhận kịch bản như vậy.

Đối với chính quyền nước ta hiện nay, vì vậy điều tối kỵ là không được để cho 3 mặt trận nói trên biến thể thành động lực chủ yếu dấy lên phong trào chống đối và lật đổ chính quyền, với mọi triển vọng đều nguy hại cho đất nước về bất kể về hướng nào. Xin nhắc lại, các phần trên của bài viết này đã nhấn mạnh sự cần thiết sống còn là phải tạo ra chặng đường tiếp theo của quá trình phát triển hiện nay của đất nước. Sự lựa chọn tối ưu của đất nước cho đến giờ phút này và trong bối cảnh trong-ngoài hiện nay không phải là một cuộc cách mạng hoa lan hay hoa nhài, ngoại trừ vì lý do nào đấy để xảy ra tình hình bất khả kháng. Vậy điều kiện tiên quyết bảo vệ sự ổn định của đất nước là chính quyền phải nhận thức rõ sự khác biệt đã nêu trên, và phải trau giồi cho mình phẩm chất và năng lực chính trị xử lý thành công sự khác biệt này.

Nhớ lại, những người cộng sản Việt Nam các thế hệ tham gia kháng chiến phải hoạt động trong vùng địch hậu có cả một gia tài phong phú những kinh nghiệm về công tác dân vận và địch vận. Họ đã chiến thắng một cách anh hùng trong mọi hoàn cảnh ngặt nghèo nhất, góp phần xứng đáng nhất vào thành công của cách mạng. Họ không có một thủ thuật hay phép thần nào ngoài lòng trung thành tuyệt đối với chính nghĩa và không bao giờ lầm lẫn giữa dân và địch.

Ngày nay, bảo vệ chế độ chính trị, trước hết chính quyền càng phải lo tu dưỡng chính nghĩa và không bao giờ được lầm dân với địch, đối xử với dân như đối với địch. Cách mạng hoa lan hoa nhài nổ ra ở nơi này nơi kia trên thế giới là do chính quyền tha hóa, không còn nắm được chính nghĩa, không tu dưỡng chính nghĩa và trở thành thù địch của nhân dân, chứ không phải do nhân dân muốn bầy tỏ lòng yêu nước và phản đối mọi hành động xâm lược tổ quốc.

Có thể có ý kiến cho rằng các cuộc biểu tình yêu nước như thế dễ bị địch lợi dụng, kích động, dễ dẫn tới dậu đổ bìm leo...

(Xin mở ngoặc nói ngay đừng lúc nào quên: Dậu không đổ thì không bao giờ bìm leo được!)

Rõ ràng lối suy nghĩ nêu trên là vừa khinh dân, vừa non kém, làm như thể chỉ có chính quyền mới biết yêu nước. Đã thế, cách xử sự vừa qua của chính quyền là vừa dẹp biểu tình, vừa phải vuốt ve Trung Quốc là ta quyết dẹp biểu tình này. Không thể biết thể diện quốc gia đứng ở chỗ nào!

Cứ cho rằng mối lo vừa nêu trên là có cơ sở - ví dụ vì nghĩ rằng nhân dân có thể bị tuyên truyền của địch xuyên tạc, vì có những bộ phận nhân dân trình độ dân trí thấp dễ a-dua.., nhân dân không thể hiểu được những tế nhị, nhạy cảm trong đối ngoại, xử lý quan hệ hai nước để cho Trung ương lo, cần gìn giữ đại cục… Cứ cho những lập luận này là có lý đi…

Nhưng xin thưa, dù nghĩ gì đi nữa, thì cũng không thể xử sự với dân như với địch, mà phải làm tốt công tác dân vận với lọn nghĩa của những nhiệm vụ này.

Tại sao ngày xưa trong vùng địch hậu nơi chưa giành được chính quyền, các đảng bộ và đảng viên biết làm công tác dân vận, công tác địch vận, còn bây giờ có chính quyền thì chính quyền lại không biết làm, hay không làm được những nhiệm vụ này? Chẳng lẽ ngày nay đảng bộ và chính quyền không có nhiệm vụ nuôi dưỡng, cổ xúy tinh thần yêu nước và những hoạt động bảo vệ đất nước, cùng với nhân dân tìm cách thực hiện nhiệm vụ này một cách có lợi nhất cho đất nước về mọi mặt đối ngoại cũng như đối nội. Chẳng lẽ đảng bộ và chính quyền ngày nay chỉ còn chú trọng mỗi nhiệm vụ chuyên chính, mà lại chuyên chính với biểu tình bảo vệ đất nước?

Đầu tháng 9-2011 ông Đới Bỉnh Quốc là khách mời đặt chân tới Hà Nội. Mấy ngày trước đó tầu chiến Trung Quốc đi tuần tra toàn bộ vùng Hoàng Sa, nghĩa là gửi đi cho nước chủ nhà trước khi họp bàn một thông điệp rõ ràng: Việt Nam nên coi Hoàng Sa là chuyện đã rồi! Hiện nay vẫn tiếp diễn hàng ngày việc đánh đuổi tầu đánh cá của ta. Mấy hôm nay Trung Quốc đang dọa cả Ấn Độ tội hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam, dọa cả thế giới. Hoàn cầu Thời báo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày 27-09-2011 có bài lời lẽ rất thiếu văn hóa của Long Đạo, thúc giục cần đánh Việt Nam và Philippines để dạy cho bài học. Long Đạo cho rằng thời cơ đang cho phép Trung Quốc đánh ngay những trận nhỏ lúc này để khỏi phải làm một cuộc chiến tranh lớn… Trong tình hình này chẳng lẽ giữ gìn đại cục đòi hỏi nước ta cứ phải im lặng nhún nhường thêm nữa? Hay là hơn bao giờ hết, chính giới nước ta lúc này cần thẳng thắn, công khai vạch rõ với chính giới Trung Quốc những sai trái của họ, đồng thời làm cho nhân dân Việt Nam, nhân dân Trung Quốc, nhân dân thế giới thấy rõ thực trạng quan hệ Việt – Trung, hành động của Trung Quốc trên Biển Đông… Làm như thế thì khó khăn hơn hay thuận lợi hơn cho đấu tranh bảo vệ chủ quyền của ta?

Cứ giả định, Trung Quốc không làm theo mong muốn giữ gìn đại cục như ta vẫn được khuyên bảo, kể cả khi ta thẳng thắn hết lời, mà cứ ỷ thế làm theo Long Đạo, chộp thời cơ thực hiện những đánh chiếm mới trên Biển Đông, ta kiên quyết chiến đấu chống trả bảo vệ chủ quyền, Trung Quốc còn có thể làm gì nữa?

Trung Quốc có thể bằng lực lượng quân sự áp đảo sẽ tiêu diệt ngay lực lượng tại chỗ của ta trên biển như đã làm 1974 và 1988, rồi sẽ phong tỏa nước ta trên biển, đóng cửa biên giới trên bộ phía Bắc và cắt đứt mọi quan hệ kinh tế, tăng cường sức ép trên biên giới phía Tây nước ta, các nhà thầu Trung Quốc sẽ làm hỏng các công trình EPC trên nước ta, hơn 7 vạn lao động Trung Quốc sẽ biến thành nội công đánh ta từ bên trong…

Trung Quốc còn làm được gì nữa?

Chuyện hôm qua, tháng 12-1972 Mỹ đã từng dùng chiến dịch B52 ném bom Hà Nội để ép ta xuống thang trong đàm phán, nhưng ta kiên quyết chỉ nối lại đàm phán khi Mỹ dừng ném bom, không như thế thì làm sao có Hiệp định Paris 1973? Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, không biết bao nhiêu lần Mỹ đã gây sức ép với ta kiểu như thế…

Ngày nay chẳng lẽ không đủ ý chí và khả năng gìn giữ lập trường như thế trong nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc? Nhìn lại từ 1990 đến nay, sự nhân nhượng hiện nay của ta thuyết phục được Trung Quốc dừng bước, hay vẫn là đang khuyến khích Trung Quốc tiếp tục lấn tới?

Trong lịch sử hàng nghìn năm đối phó với xâm lược từ Trung Quốc, nhân dân ta cho đến hôm nay chỉ có một bài học: quyết giữ nước, quyết đánh giặc thì giữ được nước, sợ và trốn giặc thì mất nước. Đã bao phen mất nước, song cũng từng nấy phen giành lại được đất nước! Nhìn vào thiên thời, địa lợi, nhân hòa của ta và trên thế giới, ngày nay càng không thể cướp nước ta được. Nhưng ta tự mình làm mất nước theo một dạng nào đó thì có thể. Cứ nghĩ cho kỹ mà xem.

Lịch sử hữu nghị Việt – Trung còn ngắn quá, song cũng đủ để cho thấy: Nếu ta là ta thì xây dựng, gìn giữ và phát triển được. Hiện tại và chặng đường phía trước càng đòi hỏi phải như vậy. Ngày nay muốn hữu nghị để có hòa bình, hợp tác và cùng phát triển, càng nhất thiết ta phải là ta, vì những thứ này không xin được.

Nói rằng có bàn tay địch kích động biểu tình, cứ cho là như thế, chẳng lẽ đảng bộ, chính quyền và nhân dân không đủ sức và bản lĩnh lôi bàn tay đó ra ánh sáng? Theo dõi khẩu khí các bài trên mạng có liên quan, có thể rút ra nhận định có hiện tượng đục nước béo cò, béo cho nhiều loại cò, trong ngoài đủ cả. Nhưng cần nhìn kỹ thêm những “cò” này đã làm được gì? Cần xem lại cách xử sự của đảng bộ và chính quyền với hệ quả tự tạo ra cho mình tình huống một lúc phải đối phó với 3 “mặt trận” như vừa qua có vô tình khơi sâu thêm hố ngăn cách giữa nhân dân và chính quyền, có tự gây thêm lúng túng cho nhà nước ta? có đẩy nhân dân về phía “cò” hay không? Vân… vân… Trên báo mạng Trung Quốc vừa qua thấy có một số kẻ vừa cười vào mũi chúng ta về những gì đã xảy ra.

Hiển nhiên, bảo vệ chế độ chính trị phải bắt đầu từ việc chính quyền tu dưỡng chính nghĩa, chỉ một lòng vì dân, không dung tha bất kỳ tha hóa nào của chính mình đi ngược với chính nghĩa, đi ngược với lợi ích của nhân dân, của đất nước. Và nhất là không bao giờ được lẫn lộn dân với địch.

Ngăn chặn từ gốc cách mạng hoa lan hoa nhài không phải là chuẩn bị các khả năng đàn áp nó, càng không phải là đàn áp những hành động yêu nước, mà trước hết phải là ngăn chặn từ gốc mọi tha hóa đẩy chính quyền trở thành thù địch với nhân dân. Còn muốn ngăn chặn các thế lực thù địch chống lại chế độ chính trị của đất nước thì ngoài bạo lực cần phải có, nhất thiết phải làm cho chế độ chính trị này thực sự là của dân, do dân, vì dân, không thể khác được! Chỗ nào chế độ chính trị còn yếu kém thì phải khắc phục yếu kém, chứ không thể lấy bưng bít dân hay đàn áp mà xí xóa được. Giả hiệu là của dân, do dân, vì dân thì không có cách gì bền vững được và sớm muộn vẫn là mảnh đất màu mỡ của các cuộc cách mạng hoa lan hoa nhài. Chân lý này thật đơn giản, chỉ làm sao trung thành được với nó.

Rồi đây còn phải thực hiện những bước đấu tranh kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao vô cùng tế nhị để giải quyết những vấn đề tế nhị trong quan hệ Việt – Trung. Xin hỏi, không thông tin cho dân, không làm cho dân hiểu, không dân vận, cuối cùng là không có sự hậu thuẫn của dân, không đi với dân hoặc dân không đi cùng, làm sao giành thắng lợi? Những bài học và kinh nghiệm về đấu tranh ngoại giao, về ngoại giao nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ vô cùng phong phú và còn nguyên giá trị. Nhất là xin đừng quên mặt trận đấu tranh của nhân dân là một trong những mũi giáp công quyết định trong đấu tranh chính trị của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ. Ngày nay cũng thế. Muốn ngoại giao nhất với Trung Quốc, ngày nay lại càng phải có dân về mọi phương diện. Muốn xây dựng hữu nghị thực chất và nhất thiết không để cho xảy ra tâm lý bài Hoa, càng phải có dân.

Bất luận thế nào, chế độ chính trị có dân và của dân sẽ là vô địch! Trong tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày nay, lại càng cần thiết hơn bao giờ hết chế độ chính trị của đất nước phải có dân – với nội dung: của dân, do dân, vì dân. Bảo vệ Đảng lại càng cần phải như thế hơn nhiều lần, vì nhiệm vụ lãnh đạo khó hơn nhiều lần. Mọi mưu mẹo, sách lược, chiến lược, đại cục.., thiếu hậu thuẫn của dân trước sau sẽ chỉ là đồ bỏ. Giữ mặt trận Biển Đông, bắt đầu từ giữ dân. Mất mặt trận Biển Đông đồng nghĩa với mất chế độ này.

Lời kết


Nhìn về bất kỳ phương diện nào, xem xét mọi thách thức trong – ngoài, mọi vấn đề đặt ra cho nước ta trong cục diện mới của thế giới ngày nay và trước đòi hỏi phải chuyển đất nước đi vào một giai đoạn phát triển mới, tất cả đều rất triệt để, tất cả đòi hỏi phải thay đổi quyết liệt. Đất nước nhất thiết phải đối mặt, không thể tránh né được, như một tất yếu khách quan bất khả kháng. Làm thế nào có trí tuệ, có ý chí và có sự đồng thuận của cả nước, của toàn dân tộc, quyết tâm hoặc sống hoặc chết biến những thách thức này thành một cơ hội đổi đời đất nước, đổi đời dân tộc ta, để vươn lên thành một quốc gia phát triển?

Câu hỏi Hoặc là hay sẽ là?.. thực sự đặt đất nước ta đứng trước một bước ngoặt định mệnh.

     

Võng Thị, ngày 30-09-2011


*

Chú thích:

[1] Đó là những nguy cơ mới về mất an ninh do chủ nghĩa bảo hộ mới, những mâu thuẫn mới hoặc những thách thức mới truyền thống và phi truyền thống, do những nỗ lực kiên định của Trung Quốc nhằm mở rộng các vành đai lớn (great peripheries) của quyền lực rắn và quyền lực mềm với khát vọng đưa Trung Quốc thành trung tâm thế giới…

[2] Một số học giả trên thế giới cho rằng: Về nhiều mặt, có thể xem hiện tượng “phát triển của Trung Quốc” như đang diễn ra là một hiện tượng bành trướng kinh tế và bành trướng không gian sinh tồn ở phạm vi toàn cầuvới những phương tiện vàphương thức của thời đại ngày nay. Hiện tượng này khác với phương thức thực hiện bằng chiến tranh của Đức Quốc Xã khi tìm đường ngoi lên thành đế chế, nhưng giống nhau về nội dung và bản chất khát vọng, ẩn náu dưới cái tên “trỗi dạy hòa bình”. Chính lãnh đạo Trung Quốc từ thời Giang Trạch Dân đã huy động trí thức Trung Quốc và ngoại quốc nghiên cứu sự ra đời và sụp đổ của các đế chế đã từng diễn ra trong lịch sử, đi tìm con đường hình thành đế chế Trung Hoa đương đại để lấy lại “vị trí trung tâm thế giới” đã từngcó trong lịch sử của mình (Trung Quốc tự nhìn nhận mình như vậy, và đây là một luận cứ quan trọng được lãnh đạo Trung Quốc vận dụng để nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc nước lớn).

[3] Sự việc Trung Quốc vơ vét tài nguyên ở những quốc gia này còn tệ hại hơn so với bất kỳ giai đoạn nào khi còn tồn tại chủ nghĩa thực dân mới trước đây. Xem “Death By China – Confronting the Dragon – A Global Call to Action,” - Peter Navarro and Greg Autry, chương 7. 

[4] Gần đây Trung Quốc cũng tăng cường các hoạt động gây căng thẳng với Ấn Độ, mới đây nhất là vụ tầu chiến Trung Quốc quấy rối tầu Ấn Độ hợp tác dầu khí với Việt Nam trong vùng biển của Việt Nam 09-2011, chính giới Trung Quốc phản đối Ấn Độ quyết liệt.

[5] Hiện nay trên dư luận báo chí Trung Quốc không hiếm những loại ý kiến cho rằng các kẻ xấu trên toàn thế giới đang tập hợp nhạu lại bao vây Trung Quốc, đang theo đuổi những âm mưu diễn biến hòa bình và chia cắt Trung Quốc thành những nước nhỏ!..

[6] Nguyên văn câu nói dịch từ tiếng Pháp được rút ra từ cuộc Cách mạng 1789: “Các cuộc cách mạng bao giờ cũng ăn thịt con em mình trước”. Ngày nay nhiều học giả trên thế giới tán thành nhận xét này, thực tiễn nhiều quốc gia cũng cho phép rút ra kết luận như vậy.

[7] Sau nạn các nhà máy mía đường và các nhà máy xi-măng lò đứng Trung Quốc thải ra và ta hứng lấy trong thập kỷ 1980-1990, bây giờ là các ngành công nghiệp tiêu hao nhiều năng lượng, nguyên liệu và lao động rẻ, là công nghiệp khai khoáng đang tàn phá tệ hại môi trường, là hàng chục (hay là hàng trăm?) nhà máy lớn với công nghệ lạc hậu của Trung Quốc theo các gói thầu EPC cho các sẩn phẩm quan trọng như điện, hóa chất, luyện kim, cơ khí… 

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 1-10-11


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo