Nguyễn Bá Chổi (danlambao) - Vì lợi ích “diễn biến hoà binh”, không gì bằng “trồng người”, nên ông Mai Cồ Mai Cà Lắc (Michael Michalak) lúc làm đại sứ Mỹ tại nước CHXHCNVN đã “hạ quyết tâm” tăng con số du học sinh từ chiến trường xưa, nơi 58. 000 người lính Mỹ đã bị cha ông chú bác của phần lớn “mầm non” này “ôm lưng quần mà đánh” bỏ mạng, đến nước ông học chữ Mỹ. Nhưng ông Mai Cà Lắc đã phải lắc đầu khi nhìn thấy tận mắt kết quả trồng... không nên người của ông.
Đó là ông “mầm non” Phạm Bình Minh, con của ông Nguyễn Cơ Thạch, từng đảm trách cùng chức vụ ngày trước. Viết đến đây, Chổi lại sợ có cháu độc giả chưa thấm nhuần đạo đức cách mạng, thắc mắc, “ủa sao cha Nguyễn, con lại Phạm?”, nên đành tạm mở cái dấu ngoặc để “làm sáng tỏ vấn đề”: cái giống nhà CS nó thế đấy cháu ạ. Chẳng hạn như ông “trùm” Lê Đức Thọ, ông Thượng tướng Đinh Đức Thiện, và ông Đại tướng Mai Chí Thọ là ba anh em ruột, cha có họ Phan Đình; rồi con của ông Lê Đức Thọ, người thì Lê Nam Thắng, kẻ thì Phan Đình Dũng, vân vân và vân vân. Đóng ngoặc.
Ông “tân Bộ trưởng Ngoại giao đến từ nước đang “dây máu ăn phần” Francophonie nhưng “nơ pơ” phô Phờ Răng Xe (1) lại nói tiếng “Mỹ-cút” như gió tại Trụ sở LHQ vừa rồi, hơn hẳn những người tiền nhiệm toàn thuộc diện tốt nghiệp ESL (2).
Người Mỹ thấy khoái củ tỉ khi lần đầu tiên được thoát nạn “What what he says?”, há hốc miệng: “Oh my God, Thank Michael Michalak! “. Nhận diện ra rồi, anh chàng này xuất thân từ UW.
UW là University Of Washington; người Mỹ, có thói quen vắn tắt được cái gì hay cái nấy, gọi cả một Đại Học có Trường Y Khoa đựợc xếp #1/100 TYK Mỹ về Primary Care trong năm 2011, bằng hai chữ UW khiến bọn “tàn dư mỹ ngụy” còn bám riết quá khứ liên tưởng tới hai chữ WC (Water Closet) của nền... “đệ tứ khoái”; người Mỹ gốc rau muống, giá sống, cá rô cây nhận đây làm quê hương thì gọi UW là “ Dziu Đấp”; có người còn “tắt” hơn Mỹ: Trường Dziu.
Trường Dziu nằm bên ngoài thành phố Seattle, tiểu bang Washington, mà ông cư dân thi sĩ Quốc Nam gọi là “Cao Nguyên Tình Xanh”, có lẽ vì vùng đất này còn có biệt danh là Evergreen State, tức Tiểu bang Xanh mãi không... Vàng (rồi trụi lũi).
Anh sinh viên Phạm Bình Minh học ở trường “Dziu” ít ra cũng được bốn năm. Ngay buổi đầu đặt chân đến nơi đây,chưa cần ai dạy, chỉ mới vào hít thở cái không khí khuôn viên trường Dziu, hồn anh đã xiêu xiêu phách lạc ra khỏi bùa mê khăn đỏ thuốc lú “trăm năm trồng người” giống Sản, đê mê trong màu xanh tươi mát rượi của những giá trị Nhân bản Nhân quyền.
Thời gian học UW của du sinh Phạm Bình Minh không “được” lâu như nàng Kiều “mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình”, nhưng cũng biết bao là chữ cho anh sáng mắt sáng lòng,.
.............
Nhưng,“Oh my God”, God nghe chưa kịp “Thank Mai Cồ”, Mai Cồ “bỗng dưng muốn khóc”: Cựu “mầm non” Phạm Bình Minh ươm được tươi tốt nơi Trường Dziu đã rụng trụi lủi lá xanh, để phơi ra cái thân lõi đỏ au...
Ông Bộ trưởng Ngoại giao của nước CHXHCNVN Phạm Bình Minh đang đứng lù lù trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc, thao thao trả lời báo chí quốc tế về Tình trạng Nhân quyền ở Việt Nam, y chang bài bản của những két Thị Ninh, Thúy Thanh, Phương Nga.
Đặc biệt hùng hồn là khi ông Bộ trưởng viện dẫn vụ Cảnh Sát Anh dùng vũ lực dẹp biểu tình bạo loạn ở Luân Đôn để biện minh cho việc chính quyền nước CHXHCNVN đàn áp người biểu tình trong ôn hòa chống tàu Cộng xâm lăng (3).
Tiếc cho ông Bộ Trưởng là cùng ngày hôm đó, toà án ở Tây Nam nước Anh đã phạt hai sinh viên người Trung Quốc 7.000 Đô La vì đã để con chó của họ chịu đau đớn suốt hơn 24 giờ đồng hồ mới đưa đi bác sĩ, một bằng chứng hùng hồn mà ông không bắt kịp để đem so sánh với Việt Nam không hề có chuyện đàn áp như thế (4).
Ông cựu Đại sứ Mai Cồ Mai Cà Lắc tắt TV, lắc đầu càm ràm:
“Đúng là công cốc cái vườn xanh UW ở Seatle! Ươm đâu thì ươm nhưng cái giống nào thì vẫn cứ ra tật nấy; diệt cái gên cũ thay hẳn cái gên khác may ra dân Việt Nam mới được nhờ.”
*
Ghi Chú :
(1) (ne pas= không; Franc,ais = tiếng Pháp);
(2) ( ESL= English as Second Language = Tiéng Anh như ngôn ngữ phụ) (3)http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-defend-rights-record-09302011155105.html ;(4)http://www.bbc.co.uk/blogs/vietnamese/