Quach Dinh Dat - ...Luật về đội mũ bảo hiểm là luật nhỏ, vậy còn những luật lớn hơn, ai sẽ là người đánh giá và phân tích. Ví như Luật Nhà văn, Luật thơ được ban hành thật, thì hiệu quả sẽ ra sao. Việc điều chỉnh một số đối tượng không lớn (tỉ lệ nhà văn, nhà thơ trên toàn dân số) mà tiêu tốn 1 khoản không nhỏ chi phí Nhà nước và xã hội như đã phân tích ở trên, há không phải là lãng phí sao...
Nhân đọc bài "Chi phí của pháp luật" trên tờ Doanh Nhân của TS Nguyễn Sĩ Dũng - Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, trích đăng lại để xem xét:
Trong những ngày này, quốc hội đang xem xét chương trình xây dựng luật cho 5 năm tới, gồm 96 dự án luật (60 dự án luật, 6 dự án pháp lệnh); và 38 dự án luật và pháp lệnh thuộc chương tình dự bị, trong đó có dự án luật Nhà văn.
Cần nhận thức sâu sắc rằng, pháp luật làm phát sinh chi phí: chi phí để tuân thủ, chi phí để áp đặt sự tuân thủ và chi phí để giải quyết tranh chấp.
Chi phí để tuân thủ: là chi phí của xã hội. Chi phí để áp đặt sự tuân thủ là chi phí của nhà nước (bổ sung: thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia). Chi phí để giải quyết tranh chấp là chi phí của cả xã hội và nhà nước.
Chỉ khi hiệu quả mà đạo luật mang lại lớn hơn chi phí mà xã hội và nhà nước phải bỏ ra, thì việc ban hành đạo luật mới có ý nghĩa.
Ví dụ: Luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm
Nước ta có khoảng, 20-25 triệu xe gắn máy. Nếu 1 xe phải mua 2 mũ (ngồi trước và ngồi sau), với giá 1 mũ trung bình 200 ngàn, thì chi phí xã hội là:
25.000.000x2x200.000 = 10.000 tỷ đồng
Tổng chi phí xã hội sẽ vượt con số này, nếu tính cả chi phí cất mũ, chi phí nộp phạt... Chi phí để áp đặt sự tuân thủ và để giải quyết tranh chấp cũng sẽ rất lớn, dù thời điểm này chưa có thống kê cụ thể. Ngoài ra, không phải tất cả các khoản chi phí như vậy đều có thể tiên liệu được.
Vấn đề tai nạn giao thông gây ra làm tốn kém 16.000 tỷ đồng mỗi năm (theo tính toán của Ngân hàng thế giới, chi phí do tai nạn giai thông làm phát sinh hàng năm ở nước ta là 800 triệu USD, tương đương 16.000 tỷ đồng). Vậy khi tính toán ban hành luật đội mũ bảo hiểm, phải tiên liệu được việc giảm chi phí thấp hơn con số ban đầu là 16.000 tỷ.
(Bổ sung: Tất nhiên, ở đây chưa đề cập đến việc giảm được bao nhiêu số người chết vì tai nạn giao thông. Nếu muốn biết, xem con số thống kê sẽ rõ. Và khi đặt bài toán tính mạng con người lên trên hết, thì bài toán kinh tế sẽ xếp sau).
Luật về đội mũ bảo hiểm là luật nhỏ, vậy còn những luật lớn hơn, ai sẽ là người đánh giá và phân tích. Ví như Luật Nhà văn, Luật thơ được ban hành thật, thì hiệu quả sẽ ra sao. Việc điều chỉnh một số đối tượng không lớn (tỉ lệ nhà văn, nhà thơ trên toàn dân số) mà tiêu tốn 1 khoản không nhỏ chi phí Nhà nước và xã hội như đã phân tích ở trên, há không phải là lãng phí sao.
Nghĩ đến việc chúng ta chỉ khai thác tài nguyên xuất khẩu, con số bao nhiêu ngàn tỉ trả nợ nước ngoài hàng năm, thì quốc hội nên xem xét tới hiệu quả của việc ban hành luật. Chứ cứ đẻ ra vô tội vạ, lại khổ dân!
16/11/2011