Quê Choa - Mình vốn cảm tình với bà Doan, Nguyễn Thị Doan, khi bà gọi ông Đỗ Văn Đương là nghị sĩ rau muống nhân ông Đương khẳng định lạm phát nước ta không cao nhất khu vực, bằng chứng là “một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục. “ Nói thiệt lâu nay không để ý đến bà là ai, làm gì, đến khi đó mới biết bà là phó chủ tịch nước. Kinh.
Cứ tưởng bà Doan cũng mới mẻ ,tư duy sáng sủa, cũng mừng. Chẳng ngờ hôm qua đọc bài “Vai trò lãnh đạo của Ðảng đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới” của bà đăng trên báo Nhân dân mới ngả ngửa người ra là mình đã nhầm. Vào đầu thế kỷ 21, khi mà hệ thống xã hội chủ nghĩa đã tan rã hơn ba chục năm, bà Doan vẫn nói thế này: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản…”
Chả biết bà Doan hiểu dân chủ nghĩa là như thế nào. Nếu dân chủ theo nghĩa tự do đạp mặt người biểu tình, tự do đánh chết người không đội mũ bảo hiểm, tự do mãi lộ, tự do tham nhũng, tự do phá rừng cướp đất, tự do mua quyền bán chức… thì bà Doan nói đúng, nếu không thì bà sai bét, bà chẳng hiểu gì về dân chủ cả.
Nếu dân chủ vạn lần hơn, tại sao ông Đỗ Văn Đương, cái người mà bà bảo là nghị sĩ rau muống, nói thế này: “Cử tri cho rằng chúng ta có cả rừng luật nhưng thực tế có khi lại phải giải quyết bằng luật rừng. Một bộ phận coi khinh pháp luật, không sợ pháp luật”? Ông Đương nói câu này tại Quốc hội và được nhiều người tán đồng, báo chí cũng lên tiếng ủng hộ. Một xã hội có cả một rừng luật lại chỉ giải quyết bằng luật rừng là xã hội dân chủ gấp vạn lần a , ối bà Doan ôi! Bây giờ thì chính ông Đỗ Văn Đương lại phải gọi bà là nghị sĩ rau muống đấy, thưa bà.
Thà rằng bà nói chúng ta cần cố gắng gấp vạn lần để có dân chủ thực sự, thì dù đó chỉ là lời nói suông dân cũng không nổi khùng như cái điều bà vừa khẳng định, nói thật nhé, nó rất chi là trơ trẽn.
Rất nhiều người, trong đó có mình, thoạt kì thủy rất yêu chế độ, nhưng rồi tình yêu ấy mất dần đi, teo dần đi, biến thành sự nổi giận, cũng chỉ vì những người bảo vệ chế độ kiểu bà Doan.
Cứ tưởng bà Doan cũng mới mẻ ,tư duy sáng sủa, cũng mừng. Chẳng ngờ hôm qua đọc bài “Vai trò lãnh đạo của Ðảng đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới” của bà đăng trên báo Nhân dân mới ngả ngửa người ra là mình đã nhầm. Vào đầu thế kỷ 21, khi mà hệ thống xã hội chủ nghĩa đã tan rã hơn ba chục năm, bà Doan vẫn nói thế này: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản…”
Chả biết bà Doan hiểu dân chủ nghĩa là như thế nào. Nếu dân chủ theo nghĩa tự do đạp mặt người biểu tình, tự do đánh chết người không đội mũ bảo hiểm, tự do mãi lộ, tự do tham nhũng, tự do phá rừng cướp đất, tự do mua quyền bán chức… thì bà Doan nói đúng, nếu không thì bà sai bét, bà chẳng hiểu gì về dân chủ cả.
Nếu dân chủ vạn lần hơn, tại sao ông Đỗ Văn Đương, cái người mà bà bảo là nghị sĩ rau muống, nói thế này: “Cử tri cho rằng chúng ta có cả rừng luật nhưng thực tế có khi lại phải giải quyết bằng luật rừng. Một bộ phận coi khinh pháp luật, không sợ pháp luật”? Ông Đương nói câu này tại Quốc hội và được nhiều người tán đồng, báo chí cũng lên tiếng ủng hộ. Một xã hội có cả một rừng luật lại chỉ giải quyết bằng luật rừng là xã hội dân chủ gấp vạn lần a , ối bà Doan ôi! Bây giờ thì chính ông Đỗ Văn Đương lại phải gọi bà là nghị sĩ rau muống đấy, thưa bà.
Thà rằng bà nói chúng ta cần cố gắng gấp vạn lần để có dân chủ thực sự, thì dù đó chỉ là lời nói suông dân cũng không nổi khùng như cái điều bà vừa khẳng định, nói thật nhé, nó rất chi là trơ trẽn.
Rất nhiều người, trong đó có mình, thoạt kì thủy rất yêu chế độ, nhưng rồi tình yêu ấy mất dần đi, teo dần đi, biến thành sự nổi giận, cũng chỉ vì những người bảo vệ chế độ kiểu bà Doan.