Nguyên Ngọc (Tạo chí Tia Sáng) - Giáo dục trước hết và cơ bản là một công tác nhân văn, là công cuộc dân chủ hóa. Và nghề thầy giáo là nghề sáng tạo không ngừng, khám phá không ngừng, khám phá từng người, nó cơ sở trên niềm tin nhân văn nhất là niềm tin ở con người.
Chúng ta nói giáo dục là nghề cao quý nhất, và người thầy giáo là người làm công việc cao quý nhất. Vì sao? Vì giáo dục là làm cuộc khám phá khó nhất, hay nhất, đẹp nhất trên đời, khám phá đối tượng khó nhất, hay nhất, bí ẩn nhất, mà cũng đẹp nhất trên đời, là con người. John Dewey, nhà giáo dục lớn, nói rằng giáo dục là dân chủ, giáo dục cơ sở trên niềm tin dân chủ. Dân chủ hiểu theo nghĩa sâu nhất, nhân văn nhất của khái niệm này: dân chủ trước hết là niềm tin ở con người. Giáo dục xuất phát từ niềm tin ở tiềm năng của con người, niềm tin rằng mọi con người, mỗi con người đều có tiềm năng phong phú và bất tận. Giáo dục chính là khám phá ra tiềm năng đó ở con người, từng con người, và giải phóng nó ra. Hoặc đúng hơn, giúp cho mỗi con người tin rằng mình có tiềm năng, nhận ra tiềm năng ấy, và tự mình giải phóng nó. Người thầy giáo là người đi làm công việc tổ chức cuộc giải phóng đó, cho những con người, từng con người. Vì vậy giáo dục trước hết và cơ bản là một công tác nhân văn, là công cuộc dân chủ hóa. Và nghề thầy giáo là nghề sáng tạo không ngừng, khám phá không ngừng, khám phá từng người, nó cơ sở trên niềm tin nhân văn nhất là niềm tin ở con người.
* Đại học Phan Châu Trinh, TP Hội An
Trường chúng tôi đã và đang có nhiều khó khăn. Khó khăn ấy là do chúng tôi tự mình làm ra, có thể nói tự nguyện tự mình gây cho mình. Trong mạng lưới chung của các trường đại học, ít ra là ở trong khu vực chúng ta, trường của chúng tôi đã tự chọn cho mình một hướng đi khó. Đó là chúng tôi muốn xây dựng một trường đại học chất lượng, tương đối đa ngành, trong đó các khoa học xã hội và nhân văn là trọng điểm, đồng thời ngành đào tạo nào cũng phải lấy khoa học xã hội và nhân văn làm nền tảng. Trong khi như chúng ta biết, phải nói rằng trong đời sống thực của xã hội hiện nay đang có xu hướng nặng nề quay lưng lại với các khoa học xã hội và nhân văn. Thậm chí có thể nói trong lịch sử giáo dục của nước ta, chưa bao giờ các khoa học xã hội và nhân văn bị coi thường, bị bỏ rơi thê thảm như hiện nay. Chúng tôi đã rất khó vì chúng tôi đã chọn lấy ngay chính chỗ mà xã hội bỏ trống, bởi chúng tôi nhận thức rằng sự bỏ trống đó là rất nguy hiểm, thậm chí có thể là thảm họa cho đất nước. Trong tuyển sinh vừa qua có một con số kỳ lạ: chỉ có 4,8% thí sinh thi vào khối C tức khối khoa học xã hội và nhân văn. Vậy mà trước tình hình đó, những nơi và những người chịu trách nhiệm về giáo dục đã hoàn toàn dửng dưng, thờ ơ, vô cảm, không ai nói một tiếng nào, thản nhiên coi là hết sức bình thường. Còn ngôi trường này, thì oái ăm vậy, lại được lập ra chính vì muốn góp phần dù nhỏ bù đắp chỗ trống đó mà chúng tôi coi là sinh tử … Khó vậy đó, khó vô cùng, nhưng chúng tôi biết rằng chọn lựa của mình là đúng, dù hiện nay rất có thể chọn lựa đó khiến vị thế của trường này trở nên đơn độc, chúng tôi đang cô đơn. Song chúng tôi quyết kiên định lựa chọn ấy. Trường này sinh ra trên đất Quảng Nam, đất của duy tân từng chói lọi một thời, và đứng trong lòng Hội An, môi trường văn hóa lý tưởng. Lý tưởng vì chính ở đây những ngày này, trong ngổn ngang của xã hội, những giá trị nhân văn được nuôi giữ tốt đẹp nhất. Trường này mang tên Phan Châu Trinh, nhà khai sáng vĩ đại, nhà giáo dục lớn. Chúng tôi biết vị tiền bối anh minh trường được mang tên, từng cũng rất đơn độc trong thời của ông. Ông từng nói: Trinh này đã nhận ra việc ấy là phải, nên nhất định đảm nhiệm lấy mà làm, quyết không nhường cho ai khác!Trường chúng ta mong được noi gương ông.
Chúng tôi kiên định hướng đi đó, nhưng đồng thời chúng tôi cũng nghiêm khắc nhận ra rằng trên hướng đi đúng ấy, chúng tôi chưa có bước đi thích hợp, chưa biết chọn cách đi khôn khéo và hiệu quả trong những tình huống cụ thể, chưa biết lượng thế và lượng sức cho phải, chưa bíết kiên trì chờ đợi khi còn cần chờ đợi, có khi vì nôn nóng mà máy móc … Và đi một con đường khó như vậy, mà tổ chức và kỷ cương còn quá lỏng lẻo. Nên đã khó, càng thêm khó hơn… Vì vậy chúng tôi đang quyết tiến hành một cuộc làm lại thật sự, không ồn ào nhưng quyết tâm, và cơ bản. Và những thay đổi mới đang bắt đầu, với nhiều hy vọng …
***
Chúng tôi được xã hội giao cho một lớp người trẻ rất tuyệt, trong sáng, khát khao hiểu biết, tha thiết vươn tới cái tốt, cái đẹp, ham muốn khám phá và sáng tạo, năng nổ và thông minh. Nếu còn điều gì chưa ổn, chưa hay ở các em, ấy là do chúng tôi chưa biết đánh thức dậy những tiềm năng giàu có trong các em. Thật hạnh phúc được làm việc với những người trẻ như các em. Nếu chúng tôi biết làm giỏi, chính các em sẽ đem lại sinh khí và sức mạnh cho ngôi trường này, và cho mỗi thầy cô giáo.
Các em sinh viên đã rất công phu tự nguyện chuẩn bị một đêm biểu diễn thật đẹp và thật cảm động để chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô. Có một tiết mục đặc biệt xúc động, các em sinh viên nhiều lứa tuổi, chắc là thuộc nhiều ngành khác nhau, đã ra đời và trưởng thành, ân cần vây quanh một người thầy giáo già, và nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần một câu hỏi tha thiết: Thầy ơi Thầy, mười năm trước chúng em là học trò của Thầy đây, Thầy còn nhớ em không? Còn nhớ em không? Tôi nghĩ hôm nay tất cả các thầy cô giáo của trường chúng ta có thể cho phép tôi trả lời các em: Không chỉ mươi năm nữa đâu, mãi mãi, mãi mãi các em ạ, các thầy cô sẽ nhớ các em, rất nhớ các em, các em yêu quý, mãi mãi, mãi mãi...
* Đại học Phan Châu Trinh, TP Hội An
Trường chúng tôi đã và đang có nhiều khó khăn. Khó khăn ấy là do chúng tôi tự mình làm ra, có thể nói tự nguyện tự mình gây cho mình. Trong mạng lưới chung của các trường đại học, ít ra là ở trong khu vực chúng ta, trường của chúng tôi đã tự chọn cho mình một hướng đi khó. Đó là chúng tôi muốn xây dựng một trường đại học chất lượng, tương đối đa ngành, trong đó các khoa học xã hội và nhân văn là trọng điểm, đồng thời ngành đào tạo nào cũng phải lấy khoa học xã hội và nhân văn làm nền tảng. Trong khi như chúng ta biết, phải nói rằng trong đời sống thực của xã hội hiện nay đang có xu hướng nặng nề quay lưng lại với các khoa học xã hội và nhân văn. Thậm chí có thể nói trong lịch sử giáo dục của nước ta, chưa bao giờ các khoa học xã hội và nhân văn bị coi thường, bị bỏ rơi thê thảm như hiện nay. Chúng tôi đã rất khó vì chúng tôi đã chọn lấy ngay chính chỗ mà xã hội bỏ trống, bởi chúng tôi nhận thức rằng sự bỏ trống đó là rất nguy hiểm, thậm chí có thể là thảm họa cho đất nước. Trong tuyển sinh vừa qua có một con số kỳ lạ: chỉ có 4,8% thí sinh thi vào khối C tức khối khoa học xã hội và nhân văn. Vậy mà trước tình hình đó, những nơi và những người chịu trách nhiệm về giáo dục đã hoàn toàn dửng dưng, thờ ơ, vô cảm, không ai nói một tiếng nào, thản nhiên coi là hết sức bình thường. Còn ngôi trường này, thì oái ăm vậy, lại được lập ra chính vì muốn góp phần dù nhỏ bù đắp chỗ trống đó mà chúng tôi coi là sinh tử … Khó vậy đó, khó vô cùng, nhưng chúng tôi biết rằng chọn lựa của mình là đúng, dù hiện nay rất có thể chọn lựa đó khiến vị thế của trường này trở nên đơn độc, chúng tôi đang cô đơn. Song chúng tôi quyết kiên định lựa chọn ấy. Trường này sinh ra trên đất Quảng Nam, đất của duy tân từng chói lọi một thời, và đứng trong lòng Hội An, môi trường văn hóa lý tưởng. Lý tưởng vì chính ở đây những ngày này, trong ngổn ngang của xã hội, những giá trị nhân văn được nuôi giữ tốt đẹp nhất. Trường này mang tên Phan Châu Trinh, nhà khai sáng vĩ đại, nhà giáo dục lớn. Chúng tôi biết vị tiền bối anh minh trường được mang tên, từng cũng rất đơn độc trong thời của ông. Ông từng nói: Trinh này đã nhận ra việc ấy là phải, nên nhất định đảm nhiệm lấy mà làm, quyết không nhường cho ai khác!Trường chúng ta mong được noi gương ông.
Chúng tôi kiên định hướng đi đó, nhưng đồng thời chúng tôi cũng nghiêm khắc nhận ra rằng trên hướng đi đúng ấy, chúng tôi chưa có bước đi thích hợp, chưa biết chọn cách đi khôn khéo và hiệu quả trong những tình huống cụ thể, chưa biết lượng thế và lượng sức cho phải, chưa bíết kiên trì chờ đợi khi còn cần chờ đợi, có khi vì nôn nóng mà máy móc … Và đi một con đường khó như vậy, mà tổ chức và kỷ cương còn quá lỏng lẻo. Nên đã khó, càng thêm khó hơn… Vì vậy chúng tôi đang quyết tiến hành một cuộc làm lại thật sự, không ồn ào nhưng quyết tâm, và cơ bản. Và những thay đổi mới đang bắt đầu, với nhiều hy vọng …
***
Chúng tôi được xã hội giao cho một lớp người trẻ rất tuyệt, trong sáng, khát khao hiểu biết, tha thiết vươn tới cái tốt, cái đẹp, ham muốn khám phá và sáng tạo, năng nổ và thông minh. Nếu còn điều gì chưa ổn, chưa hay ở các em, ấy là do chúng tôi chưa biết đánh thức dậy những tiềm năng giàu có trong các em. Thật hạnh phúc được làm việc với những người trẻ như các em. Nếu chúng tôi biết làm giỏi, chính các em sẽ đem lại sinh khí và sức mạnh cho ngôi trường này, và cho mỗi thầy cô giáo.
Các em sinh viên đã rất công phu tự nguyện chuẩn bị một đêm biểu diễn thật đẹp và thật cảm động để chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô. Có một tiết mục đặc biệt xúc động, các em sinh viên nhiều lứa tuổi, chắc là thuộc nhiều ngành khác nhau, đã ra đời và trưởng thành, ân cần vây quanh một người thầy giáo già, và nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần một câu hỏi tha thiết: Thầy ơi Thầy, mười năm trước chúng em là học trò của Thầy đây, Thầy còn nhớ em không? Còn nhớ em không? Tôi nghĩ hôm nay tất cả các thầy cô giáo của trường chúng ta có thể cho phép tôi trả lời các em: Không chỉ mươi năm nữa đâu, mãi mãi, mãi mãi các em ạ, các thầy cô sẽ nhớ các em, rất nhớ các em, các em yêu quý, mãi mãi, mãi mãi...
Nguyên Ngọc
(*) Trích bài phát biểu của Nhà văn Nguyên Ngọc, Chủ tịch hội đồng quản trị trường Đại học Phan Châu Trinh, trong ngày Nhà giáo Việt Nam 2011