Ống Kính Zoom (bạn đọc danlambao) - "Giao cho có mỗi cái việc cỏn con thế mà cũng không làm được! Mấy cái hòn đá cổ ngập nước thì là cái quái gì?.. ." - Bãi Đá Cổ Sa Pa là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đã được xếp hạng từ gần 20 năm qua, có diện tích 8 km2 nằm rải rác khắp ba xã vùng cao, trong thung lũng Mường Hoa tuyệt đẹp. Các nhà khoa học đánh giá: “Đây là một di sản thiên nhiên quý giá, không chỉ chuyển tải vẻ đẹp nguyên sơ của một vùng đất mà còn thu hút khách du lịch...” Bãi đá cổ đang được Nhà nước đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới...
Mới đây, một công ty đã khảo sát lập dự án xây dựng nhà máy thủy điện trình UBND tỉnh phê duyệt. Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch phát hiện: Nếu dự án hoàn thành, nước hồ thuỷ điện sẽ nhấn chìm vĩnh viễn một phần bãi đá cổ. Thông điệp của người xưa khắc trên đá gửi cho thế hệ mai sau cho đến ngày nay các nhà khoa học vẫn chưa giải mã được hết, vẫn còn là một điều bí ẩn. Nhiều người đã ví bãi đá cổ Sa Pa là những trang sử thi bằng đá của người xưa tồn tại qua hàng ngàn năm trước sự tàn phá của thiên nhiên, đây là những báu vật cho muôn đời sau. Khi công trình thuỷ điện xây dựng, nhiều hòn đá cổ sẽ góp phần xây "lâu đài" cho thủy cung vua Thủy Tề.
Xót đau trước những giá trị văn hoá quý báu của người xưa để lại và xét thấy dự án thủy điện đã vi phạm vào quy định của Nhà nước về bảo vệ danh lam thắng cảnh, Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch đã có ý kiến với cấp có thẩm quyền của địa phương, nhưng không có tác dụng nên phải báo cáo Bộ chủ quản...
Trong lúc Giám đốc sở đi vắng, giao cho Phó giám đốc chủ trì mọi công việc của sở, Chủ tịch tỉnh chỉ đạo cho vị Phó giám đốc phải giải quyết để chủ đầu tư tiến hành thi công công trình thuận lợi. Phó giám đốc sở vò đẩu bứt tai: “Thưa anh, vấn đề này thực sự là... khó quá!...”
Chủ tịch tỉnh mắng:
- Giao cho có mỗi cái việc cỏn con thế mà cũng không làm được! Mấy cái hòn đá cổ ngập nước thì là cái quái gì?
Dư luận xì xào: Chủ tịch tỉnh nói chính xác, đúng là có mấy hòn đá cổ trong con mắt ông ta (từng mắng chủ tịch huyện "Dân của mày thì mày về mà giải quyết"(*) chả là cái… đinh gỉ. Vì nghe đâu để có được dự án, công ty ấy đã phải lót tay cho ai đó một khoản tiền hai tỷ đồng rồi. (?!)
Ngài Chủ tịch cũng đã từng phán: “Dân của mày thì mày về mà giải quyết!”
*
(*) Tham khảo
*
Đọc thêm: Bãi đá cổ Sa Pa kêu cứu
(GD&TĐ) - Theo truyền thuyết của người Mông Sa Pa, thì 3 tảng đá lớn nhất, nhiều hoa văn nhất ở bãi đá cổ Sa Pa là đá bố (trí), đá mẹ (nả) và đá con (mí nhùa). Người Mông cho rằng, đá bố và đá mẹ đang dần xích lại gần nhau, cho dù quá trình này diễn ra rất chậm chạp, mỗi năm chỉ một ít.
Bãi đá cổ Sa Pa là khu di tích có diện tích khoảng 8 km2 nằm tại thung lũng Mường Hoa, trên địa bàn ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van huyện SaPa, tỉnh Lào Cai. Bãi đá cổ Sa Pa được nhà khảo cổ người Pháp gốc Nga Glubev của trường Viễn Đông Bắc Cổ phát hiện vào năm 1925.
Bãi đá trải rộng 8km² với gần 200 khối đá là một di chứng về sự xuất hiện của người tiền sử ở đây. Ở đây xuất hiện những hoa văn kỳ lạ trên đá với nhiều hình dạng: bậc thang, hình người, con đường, chữ viết v.v. có những rãnh tròn khá giống biểu tượng mặt trời, có những biểu tượng phồn thực và rất nhiều những vạch kẻ lạ mắt. Các nhà khoa học giả thiết đó là hình bản đồ cổ của người Mông hoặc gần như là cuốn sách cổ giới thiệu về những trận chiến giữ đất ngày xưa... Có rất nhiều cách giải mã khác nhau của các nhà khoa học khi đến nghiên cứu Bãi đá cổ Sa Pa. Tuy nhiên, tất cả những cách giải mã đó mới chỉ dừng lại ở giả thiết. Bãi đá cổ Sa pa cũng là một trong những di sản thiên nhiên quý giá, không chỉ chuyển tải vẻ đẹp nguyên sơ của một vùng đất mà còn thu hút khách du lịch. Tháng 10 năm 1994 bãi đá cổ Sapa được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và hiện nay đang đươc nhà nước đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Nhận thức về di sản quý giá này, ngành Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Lào Cai đã đầu tư xây dựng Nhà trưng bày về hoa văn đá cổ, cùng với hệ thống hàng rào xi măng xung quanh 3 hòn đá chính.
Tuy nhiên, ngay trong những ngày nghỉ lễ 30/ 4/2010, khách du lịch đến với bãi đá cổ bắt gặp những hàng rào xi măng bị hư hỏng, nhà trưng bày thì im lìm khóa cửa, kính vỡ, và đau lòng nhất, là những tảng đá cổ đang bị hủy hoại bởi sự vô ý thức của con người.
Những đường khắc tàn phá đá cổ.
Sự tàn phá này là do không có ý thức về sự quý giá của đá cổ
và do con người thực hiện không phải chỉ trong một thoáng
Kẻ vô ý thức vạch cả số hiệu đè lên những đường nét trên đá…
Có kẻ cao hứng viết cả những ký tự
Hòn đá “con” bị tàn phá, hàng rào thì bị hư hỏng nặng.
: Hòn đá “mẹ” thì bị rất nhiều người trèo lên, khắc tên,
đi lại làm lu mờ những hoa văn trên đá.
Đôi thanh niên hồn nhiên tâm sự trên di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Trong khi đó nhà chức trách im lặng như thế này.