Quan báo tào lao và công luận 'nhao nhao' - Dân Làm Báo

Quan báo tào lao và công luận 'nhao nhao'

Quan báo tào lao...

Quan báo đây nói rõ là Hồ Thị Thu Hồng, tức beo BLOG, sự kiện lá cờ 6 sao inh ỏi mấy ngày qua được tổng kểt thành một câu ngắn gọn Nói như chú Du sang trọng quá và làm như chú Giao kì công quá, Beo gọi đơn giản cái đám thất nghiệp nhao nhao trong vụ cờ ngũ lục tinh này là: lũ bới cứt tìm giòi. sau khi copy Trương Thái DuGiao làm nội dung thân bài trong một entry blog của chị ta.

Chưa cần phải xét đến tính sự thật của cái tổng kết ấy, chỉ quan sát tiêu chí xây dựng hình ảnh đẹp của một Tổng biên tập báo Thể thao TP Hồ Chí Minh đã hỏng bét. Trong thể thao người ta tôn vinh cách chơi đẹp, mà văn hóa người ta ghét sự biển lặn, lấp liếm, quy chụp, thái quá vấn đề... Không biết bao nhiêu kẻ trong cái đám thất nghiệp nhao nhao bớt cứt tìm giòi kia là bạn đọc của tờ báo mà chị ấy làm Tư lệnh. Làm cho thượng đế ghét (sự thật là thế), vô tình hay cố ý đều là sự biểu hiện của một kẻ kinh doanh tồi. 

Với lời tổng kết ấy, chị ta đã gián tiếp truyền thông điệp đến các nhân viên của mình, nếu một bản tin nào mà bị công kích quá, cứ lên blog nắn nót rằng: “Tại chúng nó thất nghiệp rỗi hơi nên bới cứt tìm giòi”

Thú thật, beo BLOG cũng như bao blog công dân khác, luôn có sự thú vị nhất định riêng của nó. Nhưng xét cái nhìn của quan báo, sự kiện lá cờ 6 sao mà tính đúng sai, nghiêm trọng hay bình thường mờ nhạt đến độ mọi tức tối phải dồn hết lên đầu dư luận làm điểm nhấn nương nhờ thở than thì quả là ngạc nhiên thật. 

Quán tính, thói quen từ Thông tấn xã khó ngày một ngày hai thay đổi được, chị ấy còn phải tu chỉnh nhiều nếu thật sự muốn khẳng định mình là một Tổng biên tập, hay chí ít cũng là một nhà báo chuyên nghiệp, nghiêm túc với nghề.

Quan sát kẻ thất nghiệp bới cứt tìm giòi cũng chỉ là một kẻ rảnh rỗi tào lao. 

Công luận nhao nhao...

Tính hai mặt của một vấn đề, cái hay của mạng nối kết là sự nhanh nhạy, nhao nhao… 

Nếu không có sự nhao nhao kia và bản tin BBC phản ánh một cách kịp thời thì làm sao có kết quả hai ngày sau phản hồi của Bộ Ngoại giao Việt Nam đăng tin ngắn chính thức nhận trách nhiệm sai lầm, thiếu sót. 

Nếu không có tính nhao nhao kia, sự mơ hồ của những kẻ sai sót mang tên công chức ấy mới được tẩy não và lập trình lại một cách chắc chắn rằng quốc kỳ Trung Quốc chỉ có 5 sao. 

Công luận đói thông tin nên mới tìm đến mạng. Chẳng trách chi các blogger có thẻ nhà báo, ngay cả báo chí quốc doanh cũng tự kiểm duyệt, cẩn thận chọn những hình ảnh không có lá cờ lạ kia để điểm tin sự kiện ông Tập công du. Riêng tờ VietNamnet nhanh nhảu một tí vội rút xuống liền

Hình ảnh đã rút xuống

Sự cẩn thận bao giờ cũng cần thiết, nói thế để hiểu sự sai sót kia là nghiêm trọng, quy trình ngoại giao, đón tiếp một vị yếu nhân rất chặt chẽ, không chấp nhận, không có chỗ cho sự sai lầm, nhưng hài hước là nó đã xảy ra. 

Nếu thích suy diễn… 

Trang trí một hình chữ nhật, theo quan điểm mỹ học, cách bố trí một ngôi sao trên quốc kỳ Việt Nam là cách chuẩn, cơ bản, trọng tâm, đối xứng, ổn định, bền vững. Năm ngôi sao trên quốc kỳ Trung Quốc là sự phá cách tồi, lệch tâm, mất đối xứng, thể hiện sự bất ổn. Căn cứ vào kích thước chuẩn của một lá cờ, ngôi sao trên quốc kỳ Việt Nam là ngôi sao to nhất, ấn tượng nhất. 


Ngôi sao nào to hơn? 

Đã thế, sau khi cộng đồng mạng nhao nhao vài ngày, tiên sinh Trương Duy Nhất dành một không gian nhỏ trong nhà đón Trương Thái Du về, im lặng đặt đó, nếu như những lời còm thuận thảo, thì đắc chí đấy là "có thể không mới, chưa hẳn đã hay, nhưng là một góc nhìn khác", còn ngược lại mà bị ném đá túi bụi, thì bỏ nhỏ bài đó của hắn, tao chỉ mang về đây, tụi bây thích làm chi thì làm… 

Tội nghiệp Trương Thái Du, mang tiếng bao nhiêu lần mà vẫn bền chí thế kia. Bền chí một cách hợm hỉnh, làm bệ phóng đẩy Việt Nam lên cao vời vợi. Thưa họ Trương, tự tin là một đức tính tốt, nhưng làm sao có thể lạc quan tếu khi thực tế Việt Nam phải đối mặt với quá nhiều khó khăn, căng thẳng diển ra hàng ngày... 

Khi Hoàng Sa đã bị chiếm đóng, 
khi tờ Hoàn Cầu kia ra rả kích động bạo lực... 
khi những ngư dân bị khó dễ trong lúc mưu sinh trên chính vùng biển tổ quốc mình,
..,
khi lịch sử bao đời minh chứng, chuyện biên giới đường bộ Việt–Trung 2008 vẫn đọng lại những câu hỏi lớn, những địa danh Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Bải Tục Lãm… mỗi lần nhắc lên... như xát muối vào vết thương... mỗi người dân Việt Nam. 

Chuyện lá cờ 6 sao như thế là đủ rồi… (riêng người viết) 

Chỉ muốn nói rằng, tôn trọng chính mình, tôn trong quốc kỳ quốc gia mình chính là phải tôn trọng hình ảnh trung thực của quốc kỳ nước khác. Hình ảnh lá cờ 6 sao vừa qua là sai lầm nghiêm trọng, và đã sai thì phải xin lỗi, phải sửa sai, không để xảy ra thêm một lần nào nữa. 

Quan báo cũng là người và công dân làm báo, đọc báo cũng là người, họ có quyền nhao nhao. Nhưng chớ nên tào lao, họ thất nghiệp cũng chỉ vì sự tào lao của các quan.


P/s: Tiếc thay, thái độ Trung Quốc lại ôn hòa đến kì lạ...


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo