Edward Wong * Chuyển ngữ: Bần Cố Nông (danlambao) - Nam Kinh, Trung Quốc: Ý tưởng của Wang Peijie về điều sẽ trở thành một chương trình được bàn tán nhiều nhất ở Trung Quốc hiện nay thật đơn giản: Tạo sự chú ý về những người trẻ năng động của đất nước khi họ tán tỉnh nhau trên sân khấu trong tiếng nhạc pop và tiếng vỗ tay của khán giả.
Những người thanh niên tự hào về những tài khoản trong ngân hàng, nhà ở và xe hơi thời thượng của mình. Những phụ nữ mảnh dẻ và tươi tắn, dội xuống những người đàn ông theo đuổi mình với những lời từ chối gắt gỏng. Tuy nhiên, pha trộn sự giễu cợt là những vấn đề sắc nét của giới trẻ thành thị Trung Quốc với độ tuổi 20 đến 40 đều phải đang vật lộn (không nhất thiết là công khai), đó là chung sống với nhau trước hôn nhân và theo đuổi không hổ thẹn về sự giàu sang hoặc chính sách một con của chính phủ.
"Thông qua chương trình này, bạn có thể thấy những gì (người) Trung Quốc đang suy nghĩ và theo đuổi" ông Wang, một nhà sản xuất truyền hình kỳ cựu. Chương trình, "Nếu đó là bạn" (If You Are the One) đã phá vỡ kỷ lục xếp hạng trong sáu tháng đầu năm 2010. Hơn 50 triệu người đã xem chương trình này. Các thí sinh hoạt bát đã trở nên náo động hơn với những màn giật gân, một nữ diễn viên triển vọng đã từ chối một người thanh niên khi mời cô ta đi dạo bằng xe đạp, rằng: "Tôi thà khóc trong một chiếc BMW". Chương trình đã thu hút được sự quan tâm chú ý rất lớn từ những người Trung Quốc sống ở nước ngoài, một vài du học sinh thậm chí còn quay các phiên bản riêng của họ trong khuôn viên các trường đại học Mỹ. Chương trình đã làm gia tăng ảnh hưởng văn hóa của quốc gia, điều mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc khao khát.
Nhưng truyền hình thực tế (Reality TV) tỏ ra quá thật cho việc kiểm duyệt. Lo lắng bởi những biểu lộ của chương trình phác họa về chân dung tuổi trẻ Trung Quốc (hiện nay) và sự lây lan của các chương trình bắt chước khác, cơ quan kiểm duyệt đe dọa sẽ hủy bỏ nó. Nhà sản xuất đã phải gấp rút đại tu lại chương trình. Họ đã mang về các thí sinh lớn tuổi hơn và bổ sung thêm chủ dẫn chương trình thứ ba, đó là một giáo sư từ trường của Đảng Cộng sản trong tỉnh. "Chúng tôi bị hạn chế nhiều hơn về hình thức thể hiện trên chương trình, để loại bỏ các nhận xét rằng có thể có tác động tiêu cực đến xã hội", ông Wang, 45 tuổi, cho biết vào một buổi sáng, đằng sau hàng chục màn hình lập lòa trong một phòng điều khiển ở tỉnh Giang Tô.
Sau đó cơ quan kiểm duyệt đề ra một chính sách xây dựng sâu rộng có hiệu lực thi hành vào ngày Chủ nhật và hậu quả của nó là loại bỏ các chương trình giải trí trên truyền hình vào giờ cao điểm. Các nhà chức trách xác định rõ ràng xu hướng từ những chương trình như "Nếu đó là bạn" và một chương trình thi đố tài năng phổ biến khác có tên "Siêu Nữ" (Super Girl) đã đi quá xa, và họ đáp trả lại với một chính sách để hạn chế những gì họ gọi là "giải trí thái quá".
Đó là một chương trình hẹn hò có thể giúp thiết lập các cuộc đàn áp khắc nghiệt nhất trên truyền hình trong những năm qua cho thấy sự căng thẳng ngày càng gia tăng ngay trong nội bộ của Đảng Cộng sản có nhiệm vụ kiểm soát ngành công nghiệp giải trí. Trong nhiều thập kỷ qua, Đảng đã khuyến khích các mạng lưới truyền hình ở đây nắm lấy thị trường, nhưng lực lượng bảo thủ ngày càng trở nên lo sợ ảnh hưởng của các loại chương trình được nhiều khán giả ủng hộ, thu hút quảng cáo và hình ảnh toàn cầu ngoài khuôn khổ định hướng của nhà nước. Truyền hình, chiếm một vị trí đặc biệt trong kho vũ khí truyền thông của nhà nước: với 1,2 tỷ người xem và hơn 3.000 kênh, nó là chiếc xe vĩ đại nhất của đảng dành cho việc tuyên truyền, dù đó là các tin tức buổi tối hoặc là các bộ phim truyền hình lịch sử trầm lặng.
"Mâu thuẫn đã phát sinh: Một mặt, họ đang thúc đẩy việc xây dựng một ngành công nghiệp thương mại, nhưng mặt khác họ tự hỏi nếu thương mại hóa đã dẫn đến một sự suy giảm tổng thể về chất lượng văn hóa và tu luyện đạo đức", ông Yin Hong, một giáo sư tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, người nghiên cứu truyền thông cho biết.
Đảng định nghĩa "chương trình giải trí" bao gồm các trò chơi truyền hình, chương trình hẹn hò và chương trình trò chuyện với nhân vật danh tiếng. Ở phương Tây, những chương trình này có giá thành sản xuất rẻ nhưng được khán giả ưa thích và doanh thu quảng cáo cao, đó là điều rất quan trọng bởi các đài truyền hình không nhận được trợ cấp của chính phủ hoặc là rất ít nếu có. Bây giờ, các quy định mới, đã được công bố vào cuối tháng Mười, buộc các giám đốc điều hành và sản xuất truyền hình tại 34 trạm truyền hình vệ tinh trên khắp Trung Quốc để cắt giảm nhiều chương trình giải trí từ đội hình của họ để giới hạn những gì các nhà quản lý mô tả là "có xu hướng khiếm nhã". Việc thắt chặt truyền hình là một nỗ lực quan trọng mới nhằm kiểm soát văn hóa dưới sự giám sát của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng lan tới phim ảnh, xuất bản, mạng Internet và nghệ thuật biểu diễn.
Các nhà quản lý của Chính phủ đã ban hành các hướng dẫn truyền hình ngay sau khi Ủy ban Trung ương của đảng về văn hóa và tư tưởng trọng tâm của một cuộc họp vào tháng Mười. Ông Yin, người đã khuyên các quan chức vào lúc đầu cuộc họp, cán bộ ban đầu dự định phát hành một bài báo rằng sẽ thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa gần gũi hơn với thị trường. Nhưng bắt đầu từ nửa năm trước đây, ông nói, các quan chức cao cấp đã bắt đầu lo lắng nhiều hơn về "đạo đức xã hội", vì vậy họ chỉ đạo chính sách đối với sự kiểm soát của văn hóa. Về truyền hình đặc biệt, ông nói, "nhiều đồng chí lão thành" thường xuyên phàn nàn về chương trình giải trí và "thần tượng hóa các nhân vật nổi tiếng".
Theo những quy định mới, mỗi đài truyền hình chỉ có thể phát sóng hai "chương trình giải trí" trong những giờ cao điểm mỗi tuần. Chỉ có thể được phát sóng trên toàn quốc mỗi đêm, giảm xuống đáng kể so với ước tính chính thức vào mùa thu này là 126 mỗi tuần. Một ban hội thẩm được triệu tập bởi các cơ quan kiểm duyệt sẽ quyết định những chương trình nào sẽ được tiếp tục hoặc không bị cắt. Ý tưởng cho chương trình mới phải được sự đồng ý từ cơ quan kiểm duyệt. Các trạm vệ tinh cũng được dự liệu sẽ phải tăng các chương trình tin tức của họ và phát sóng ít nhất một chương trình thúc đẩy đạo đức truyền thống của Trung Quốc và "giá trị cốt lõi của hệ thống xã hội chủ nghĩa."
Các cơ quan giám sát ngành, Cục Quản lý phát thanh và truyền hình của nhà nước, gọi tắt là SARFT, cũng không ngần ngại áp đặt những giới hạn lên phim ảnh truyền hình. Năm ngoái, họ bày tỏ sự không đồng thuận với bộ phim gián điệp và những chương trình du lịch. Trong cuối tháng Mười Một, họ làm những người trong ngành (truyền thông) sửng sốt khi bắt buộc từ tháng Giêng, quảng cáo không được phép chiếu lên ở giữa các phim truyền hình đang chiếu. Một người làm việc với chương trình "Nếu đó là Bạn" cho biết: "điểm chính ở đây là SARFT đang cố gắng để kéo Chủ tịch các đài truyền hình trở về nguồn gốc". "Nguồn gốc là gì? Truyền hình được coi là cơ quan ngôn luận chính của đảng trong nước. Bạn phải có nghĩa vụ phát sóng tuyên truyền chứ không phải là nội dung với phong cách gây cảm tính "
Vai trò của tiền
Kiềm chế trong truyền hình không chỉ là ý thức hệ, mà còn gắn liền với tiền quảng cáo, những người trong ngành tranh giành. Các quan chức tại SARFT gần gũi với những người ở Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), mạng lưới truyền hình nhà nước lớn nhất trong nước. CCTV vẫn đang thống trị ngành công nghiệp này, nhưng nó đã nhường thị phần cho các đài vệ tinh tỉnh bởi vì họ đang sản xuất các chương trình giải trí được ưa chuộng nhất. CCTV và SARFT có một mối quan hệ xoay cửa: Trong tháng 11, một cựu Thứ trưởng của SARFT là Hu Zhanfan, đã được đưa lên làm chủ tịch của đài CCTV. Mạng lưới này cũng chuyển giao một phần nhỏ của doanh thu hàng năm tới cho SARFT. Từ năm 2001 đến 2005, nó đã chuyển cho cơ quan này 675 triệu đô USD, theo con số liệu thống kê từ CCTV. Ngược lại, các trạm truyền hình vệ tinh tỉnh thì chuyển thu nhập cho chính quyền địa phương, nơi có ít động lực để kiểm duyệt các chương trình thành công.
Vì vậy, sự trừng trị thẳng tay của SARFT nhắm vào các chương trình giải trí là một phần nhằm mục đích làm phong phú thêm cho CCTV, các nhà quan sát trong ngành tranh luận. Thông báo của lệnh mới trong tháng Mười có thể đã mang lại lợi ích cho CCTV. Ngày 7 tháng 11, tại cuộc đấu giá hàng năm đối với các khoảng quảng cáo vào năm 2012, CCTV đã thu được 2,2 tỷ đô USD, tăng 12,5% so với năm trước. Các quan chức SARFT và CCTV đã không trả lời nhiều yêu cầu cho một cuộc phỏng vấn (về vấn đề này).
Thắt chặt bàn kẹp có thể sẽ phản tác dụng. Một số nhà phân tích nói rằng nếu các đài truyền hình tiếp tục bị kiểm duyệt, nhiều người sẽ lên mạng để xem các chương trình họ ưa thích, mà SARFT không có nhiều quyền hạn. "Nếu Người đó là bạn" giảm xếp hạng sau khi cơ quan kiểm duyệt buộc nó phải thay đổi định dạng của chương trình vào năm ngoái. Tuy nhiên, ông Wang và nhân viên của ông đã tìm cách cho chương trình giữ được vị trí hàng đầu. Khi đài mẹ, Truyền hình vệ tinh Giang Tô, đã tổ chức bán đấu giá quảng cáo năm 2012 trong tháng mười một, "Nếu đó là Bạn" kiếm được 82% tổng doanh số của đài là 345 triệu đô USD, một con số kinh ngạc.
Giang Tô rất muốn cơ quan kiểm duyệt cho phép chương trình 90 phút tiếp tục ở lại trong thứ Bảy và Chủ Nhật vào khoảng thời gian phát sóng chính (prime-time). Đài đã cắt giảm một nửa tá chương trình giải trí khác và đang phát triển sản xuất những chương trình khuyến khích "trách nhiệm xã hội" theo như ông Wang nói. Một số người tự hỏi liệu cơ quan kiểm duyệt sẽ bày tỏ thái độ khoan dung hay không. Tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng, chạy một bài phên phán vào tháng Mười về ảnh hưởng tiêu cực của hai chương trình. Một là "Siểu Nữ" (Super Girl), một chương trình thi đố tài năng có ảnh hưởng đã nhiều lần bị trừng phạt vì "khiếm nhã" kể từ lần xuất hiện đầu tiên vào năm 2004 trên truyền hình vệ tinh Hồ Nam. Nó đã bị đình chỉ vào tháng Chín. Chương trình bị phê phán thứ hai là: "Nếu đó là bạn".
"Một số chương trình tìm kiếm tính mới lạ là mục tiêu của họ", bài báo cho biết. "Họ sự săm soi chăm chú vào sự riêng tư của người khác để đạt được điều đó, và họ cường điệu về sự tôn thờ tiền bạc và tìm kiếm thú vui, đã làm nảy sinh những ác cảm của khán giả."
Cuộc đụng độ giữa các ý tưởng
Tại một buổi ghi hình gần đây của chương trình "Nếu đó là bạn" trong một studio tại Bắc Kinh, một thí sinh nam, Wang Yan, 23 tuổi, nói với các phụ nữ trên sân khấu rằng anh ta đánh giá cao những phụ nữ mặc vớ lụa. Các phụ nữ đã tra hỏi anh ta trong sự vui thích của khán giả. Từ đó trở thành một cuộc thảo luận về kích thước của những đôi chân phụ nữ.
"Bạn thích phụ nữ với kích cỡ nhỏ hay trung bình?" Được hỏi từ một trong các thí sinh nữ, Zuo Teng'ai, một người mẹ độc thân. "Tôi xin lỗi, tôi thực sự không phân biệt được về sự khác biệt giữa hai", anh chàng Wang cho biết. Người điều khiển chương trình chính, Meng Fei, bèn nói: "Cô ấy hỏi xem bạn thích cỡ nhỏ hay trung không?" "Tôi không hỏi anh ta về nhỏ và trung!" Chị Zuo cho biết. Khán giả cười và vỗ tay. Tuy nhiên, cuộc trao đổi đã bị cắt bỏ từ tập phát sóng ngày 12 tháng 11.
Đối thoại sắc bén đã từng là dấu ấn của chương trình. Một trong những mục tiêu ban đầu của nó là để mở rộng các giới hạn của những gì có thể được thảo luận trên truyền hình Trung Quốc. "Chúng tôi hy vọng sẽ có một số cuộc đụng độ giữa các ý tưởng khác nhau", ông Wang cho biết.
Chương trình được hình thành trong các cuộc đàm đạo chứa đầy khói thuốc lá giữa ông Wang và Xing Wenning, một doanh nhân trong ngành truyền thông hiện giờ đang ở với Tổng công ty Hearst. Vào mùa thu năm 2009, ông Xing, một sinh viên tốt nghiệp Đại học Harvard và Columbia, làm việc cho FremantleMedia, thuộc sở hữu của Bertelsmann, và nhiệm vụ của anh ta là chào hàng các đài hoặc các nhà sản xuất Trung Quốc để mua quyền những chương trình truyền hình nước ngoài thích nghi. Một trong những tài sản của FremantleMedia là "Take Me Out", một chương trình hẹn hò phổ biến ở Anh. Ông Xing tiếp cận hai đài mạo hiểm nhất đó là Hồ Nam và Giang Tô.
Ông Wang ở Giang Tô là người dễ tiếp thu. Ông đã làm việc tại đài kể từ cuối những năm 1980 và đã chứng kiến sự chuyển đổi của ngành truyền thông. Năm 1997, truyền hình vệ tinh được thành lập, cho phép một số đài tỉnh phát sóng toàn quốc và cạnh tranh với CCTV về tiền quảng cáo. CCTV và các đài tỉnh đã tăng sản xuất của các chương trình giải trí trong thời gian đó. "Cạnh tranh khốc liệt giữa các đài lớn", ông Wang nói.
Ông Wang cho biết ông muốn có một chương trình hẹn hò mới để tận dụng các khái niệm về "những cô gái và những chàng trai quá thời", những người theo đuổi nghề nghiệp mà không có một người bạn đồng hành, một chủ đề nóng ở Trung Quốc. Chương trình sẽ là một cửa sổ đi vào cuộc sống của "thế hệ thứ hai giàu có", con cái của thế lực mới tại Trung Quốc.
Hồ Nam đánh bại Giang Tô trong đấu thầu về bản quyền "Take Me Out." Nhưng ông Wang quyết tâm thực hiện với phiên bản của mình, và Unilever là nhà tài trợ. "Nếu đó là bạn" gọi là "Wu Cheng Fei Rao" trong tiếng Trung Quốc, được thiết lập như một tòa án. Hai mươi bốn phụ nữ duy nhất đứng đằng sau bục đài rực rỡ chiếu sáng và hỏi dồn một người bạn trai tiềm năng với những câu hỏi. Đạo diễn cho cuộc nói chuyện là ông Meng, một cựu xướng ngôn viên hói và dí dỏm. Phụ tá của ông là Le Jia, một người đàn ông trẻ hơn, ốm hơn (nhưng cũng hói) được mệnh danh là "phân tích gia tâm lý" của chương trình.
Tập đầu tiên phát sóng 15 Tháng Một, 2010, và thiết lập sắc thái cho chương trình. "Bất kỳ người phụ nữ nào đến với tôi sẽ không phải lo lắng về sinh kế của mình", thí sinh nam đầu tiên, Zhang Yongxiang, 23 tuổi đã nói. Gia đình của anh chàng điều hành một nhà máy với hơn môt ngàn công nhân. Một đoạn video cho thấy căn hộ lớn của mình, xe sedan màu trắng và các hàng quần áo vô tận. Thí sinh nam khác thì quảng bá thu nhập của họ bằng hình ảnh trên video của chính họ.
Sau đó trong chương trình, một thí sinh nữ trong màu đỏ, mang ủng nhựa cao tới đầu gối và một chiếc váy đen chặt thực hiện một điệu nhảy ghế nhìn chẳng khác một cuộc trình diễn trong một câu lạc bộ múa thoát y.
Nhưng những vấn đề nghiêm trọng luồn lách vào cách họ nói chuyện. Phụ nữ chất vấn ông Zhang về lý do tại sao ông bám vào một trạng thái tâm lý truyền thống là muốn sinh cho được ít nhất một người con trai. "Hôm nay của giới trẻ dám thể hiện mình," ông Wang nói. "Bạn có thể không xác thực nếu bạn không dám thể hiện chính mình."
Miễn phẩm cách
Tai tiếng của chương trình tăng lên sau khi một thí sinh, Ma Nuo, từ chối một người đàn ông với câu trả lời "khóc trong một chiếc BMW". Nàng Ma đã có hàng ngàn tin nhắn từ người hâm mộ lẫn giới phê bình. Ủng hộ cho biết cô chỉ mới công khai bày tỏ những gì nhiều người phụ nữ suy nghĩ.
Nàng Ma, 23 tuổi, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng các nhà sản xuất đã nói với những phụ nữ không cần quan tâm đến phẩm giá của các thí sinh nam. Sau lời bình BMW, cô nàng nói: "Bởi vì họ thấy rằng tôi đã thẳng thắn, họ còn muốn tôi nói những điều gây tranh cãi nhiều hơn nữa".
Trong một tập khác, Zhu Zhenfang bác bỏ một cầu hôn bằng cách nói rằng bất kỳ người đàn ông muốn bắt tay cô đã phải trả 200.000 nhân dân tệ, gần 32 ngàn đô USD, bởi vì "bạn trai của tôi phải có một mức lương hàng tháng từ 200 ngàn nhân dân tệ". Một phụ nữ khác, Yan Fengjiao, là các tiêu đề bàn tán sau khi những bức ảnh khỏa thân của cô xuất hiện trên mạng.
Người xem tràn về để xem chương trình. Tháng 5 năm 2010, xếp hạng đứng thứ hai chỉ sau những tin tức buổi tối của CCTV, mà tất cả các trạm vệ tinh được buộc phải thực hiện. Tờ Trung Quốc Hàng Ngày gọi chương trình này là "đạo đức mơ hồ và ly kỳ thị giác". Những chương trình bắt chước bắt đầu mọc lên, những chương trình này mà thậm chí còn biểu lộ lộ liễu hơn.
Cơ quan kiểm duyệt đã không thích thú lắm. Vào tháng Sáu, Thủ trưởng các đài vệ tinh Giang Tô và Hồ Nam đã được gọi tới Bắc Kinh cho một cuộc họp với các quan chức SARFT. "Họ khá gay gắt", một người thông báo về cuộc họp. Thông điệp rất đơn giản: làm dịu xuống những tình tiết hoặc là đối mặt với việc huỷ bỏ chương trình. Cơ quan ban hành hai sắc lệnh. Một nói: "Đừng làm bẽ mặt và tấn công những người tham gia dựa danh nghĩa là chương trình hẹn hò, không thảo luận về các chủ đề thô tục liên quan đến quan hệ tình dục, không cường điệu vật chất và những quan điểm không lành mạnh thiếu chính xác về hôn nhân và phát sóng những chương trình khi chưa có sự kiểm duyệt và chỉnh sửa."
Truyền hình vệ tinh Chiết Giang đã phải hủy bỏ một chương trình hẹn hò. Trong một thời gian, hầu như thể tất cả các đài khác có thể phải làm như vậy. Một người trong ê kíp của "Take Me Out", chương trình của Hồ Nam, nhớ lại là đã nói với toàn bộ các diễn viên và nhân viên rằng: "Tôi có thể nhận được một cuộc gọi điện thoại ở bất kỳ phút nào, và tất cả các bạn sẽ phải dọn dẹp và về nhà. "
Những người hâm mộ "Nếu đó là bạn" ngay lập tức nhận thấy những thay đổi khi 26 tập phát sóng. Rõ ràng nhất là việc bổ sung của một người điều khiển chương trình thứ ba - Huang Han là một người mẹ, người dạy tâm lý học tại các trường học địa phương. Tất cả các thí sinh nữ đã được thay thế. Những thí sinh mới có vẻ nhẹ nhàng hơn. Và các thí sinh nam cũng thế. Không có những sự đề cập đến thu nhập của họ. "Chúng tôi bắt đầu để lựa chọn những người tham gia lớn tuổi hơn, những người có một mong muốn mạnh mẽ hơn cho cuộc sống hôn nhân", ông Wang cho biết.
Mỗi tập của chương trình bây giờ phải được xem xét ít nhất sáu lần trong nội bộ trước khi phát sóng, một người nói. Các nhà sản xuất vẫn còn yêu cầu người điều khiển chương trình lèo lái câu chuyện đối đáp vào các chủ đề xã hội, nhưng một cách tinh tế hơn. "Các ý kiến của các thí sinh không còn sắc bén như trước," anh Guo Wei, 34 tuổi, một fan hâm mộ lâu năm nói.
Ông Wang cho biết ông hy vọng cơ quan kiểm duyệt, khi họ giảm bớt các chương trình vui chơi giải trí, hãy nhớ rằng "Nếu đó là bạn" đã thay đổi khi đòi hỏi. Chương trình sẽ cố gắng để giành chiến thắng xếp hạng không phải thông qua đối thoại bốc lửa, nhưng bằng cách sẽ thúc đẩy chính nó trực tuyến và đưa vào các thí sinh Trung Quốc ở nước ngoài. Trên trang mạng của chương trình, tất cả các phân đoạn trong nửa năm đầu tiên của chương trình đã bị xóa. "Chương trình của chúng tôi," ông nói, "là một chương trình đã tuân theo các quy tắc".
Nguồn: Edward Wong với sự đóng góp phần nghiên cứu của Li Bibo và Edy Yin
Chuyển ngữ: