Phạm Thị Hoài (pro&contra) - Một tác giả Trần Nguyễn nào đó vừa đưa ra một bình luận mang tính đột phá trên Công an Nhân dân, kênh truyền thông rường cột của nhà nước Việt Nam.
Trong bài báo phê phán “Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012” do dân biểu Hoa Kỳ Chris Smith đệ trình và vừa được thông qua bước đầu tại tiểu ban của ông, ngoài các bình luận đúng giáo án với những cụm từ không thể thiếu như “vu cáo trắng trợn“, “can thiệp thô bạo“…, cũng như bình luận khuyến mại về ngôn từ “không được như một công dân Mỹ bình thường” của ông dân biểu, tác giả bất ngờ đưa ra một bình luận mới mẻ tới mức khó có thể coi đó là một bình luận ad hoc. Xin trích nguyên văn:
‘Ông Smith không hề có một chút tôn trọng nào Quốc hiệu của một dân tộc. Ông gọi Nhà nước “Cộng hòa XHCN Việt Nam” là “Chính quyền Cộng sản”, như cách gọi của những “thuyền nhân”, không có công ăn việc làm, chuyên hành nghề chống Cộng trên đất Mỹ. Ai cũng biết cách gọi Nhà nước Việt Nam là “Chính quyền Cộng sản” có nguồn gốc từ thời kỳ “Chiến tranh Việt Nam” (1954-1975), từ thời kỳ chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống TBCN và XHCN. Cách gọi này không chỉ xúc phạm một Nhà nước, mà còn phá hoại quan hệ hợp tác, hữu nghị đã được tạo dựng trong nhiều năm qua giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.’
Ta nên bỏ qua sự lẫn lộn giữa “Quốc hiệu của một dân tộc” và cách mệnh danh một chính quyền, vì tác giả Trần Nguyễn nào đó hẳn đặt trọn lòng tin vào ba ngôi nhất thể Đảng – Nhà nước – Dân tộc. Sự miệt thị các thuyền nhân cũng có thể thông cảm, vì những người viết bài cho báo Công an là những người có công ăn việc làm đứng đắn và ổn định, họ rất dị ứng với những ai thất nghiệp, đặc biệt là người Mỹ gốc Việt thất nghiệp ở Mỹ.
Không vướng bận những tiểu tiết đó, thông điệp then chốt trong đoạn trích trên đây vang lên rành rọt như sau: Nhà nước Việt Nam thấy mình bị xúc phạm khi bị gọi là “chính quyền cộng sản”.
Một nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện và vĩnh cửu lại không thích bị gọi là “chính quyền cộng sản”.Something is rotten in the state of Denmark?
Danh xưng ấy cũng lại “phá hoại quan hệ hợp tác, hữu nghị” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ“. Tiếc rằng tác giả Trần Nguyễn nào đó không nói rõ, rằng chỉ riêng cụm từ “chính quyền cộng sản” mới hàm nghĩa xấu xa, thuộc về quá khứ và tuyệt đối không nên dùng như vậy, hay điều này cũng áp dụng cho từ “cộng sản” trong mọi kết hợp.
Trong bài báo phê phán “Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012” do dân biểu Hoa Kỳ Chris Smith đệ trình và vừa được thông qua bước đầu tại tiểu ban của ông, ngoài các bình luận đúng giáo án với những cụm từ không thể thiếu như “vu cáo trắng trợn“, “can thiệp thô bạo“…, cũng như bình luận khuyến mại về ngôn từ “không được như một công dân Mỹ bình thường” của ông dân biểu, tác giả bất ngờ đưa ra một bình luận mới mẻ tới mức khó có thể coi đó là một bình luận ad hoc. Xin trích nguyên văn:
‘Ông Smith không hề có một chút tôn trọng nào Quốc hiệu của một dân tộc. Ông gọi Nhà nước “Cộng hòa XHCN Việt Nam” là “Chính quyền Cộng sản”, như cách gọi của những “thuyền nhân”, không có công ăn việc làm, chuyên hành nghề chống Cộng trên đất Mỹ. Ai cũng biết cách gọi Nhà nước Việt Nam là “Chính quyền Cộng sản” có nguồn gốc từ thời kỳ “Chiến tranh Việt Nam” (1954-1975), từ thời kỳ chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống TBCN và XHCN. Cách gọi này không chỉ xúc phạm một Nhà nước, mà còn phá hoại quan hệ hợp tác, hữu nghị đã được tạo dựng trong nhiều năm qua giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.’
Ta nên bỏ qua sự lẫn lộn giữa “Quốc hiệu của một dân tộc” và cách mệnh danh một chính quyền, vì tác giả Trần Nguyễn nào đó hẳn đặt trọn lòng tin vào ba ngôi nhất thể Đảng – Nhà nước – Dân tộc. Sự miệt thị các thuyền nhân cũng có thể thông cảm, vì những người viết bài cho báo Công an là những người có công ăn việc làm đứng đắn và ổn định, họ rất dị ứng với những ai thất nghiệp, đặc biệt là người Mỹ gốc Việt thất nghiệp ở Mỹ.
Không vướng bận những tiểu tiết đó, thông điệp then chốt trong đoạn trích trên đây vang lên rành rọt như sau: Nhà nước Việt Nam thấy mình bị xúc phạm khi bị gọi là “chính quyền cộng sản”.
Một nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện và vĩnh cửu lại không thích bị gọi là “chính quyền cộng sản”.Something is rotten in the state of Denmark?
Danh xưng ấy cũng lại “phá hoại quan hệ hợp tác, hữu nghị” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ“. Tiếc rằng tác giả Trần Nguyễn nào đó không nói rõ, rằng chỉ riêng cụm từ “chính quyền cộng sản” mới hàm nghĩa xấu xa, thuộc về quá khứ và tuyệt đối không nên dùng như vậy, hay điều này cũng áp dụng cho từ “cộng sản” trong mọi kết hợp.