Trần Việt Trình (Danlambao) - Nguyên thủ quốc gia nào trên thế giới có mức lương cao nhất? Xin các bạn đoán thử xem là ai? Barrack Obama ư? Nếu nói Mỹ là nước hùng mạnh nhất trên thế giới thì làm gì cũng có khối người đoán tổng thống Mỹ là vị thủ lãnh có mức lương cao nhất phải không? Xin thưa là không. Các bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết được ai dẫn đầu danh sách này.
Theo Sharif Ishnin thu thập được và công bố trên US Politics vào ngày 4 tháng 5 năm qua thì lương của 10 nguyên thủ quốc gia có mức cao nhất thế giới được liệt kê theo thứ tự như sau:
Đó là lương bổng của 10 nguyên thủ quốc gia có mức cao nhất trên thế giới. Trong số những thủ lãnh có lương cao nhất thì chỉ có thủ tướng Singapore là người có mức lương bạc triệu. Tính ra ông ta làm một giờ còn nhiều hơn một người dân thường của Singapore thu nhập được trong một tháng. Nên nhớ Singapore dân số chỉ có chừng 5.1 triệu người và là một nước nhập cảng hầu như mọi thứ, kể cả đất và đá. Ấy vậy mà người dân có thể trả cho thủ tướng của họ cao hơn những nước vĩ đại và hùng mạnh như Mỹ, Anh và Trung Quốc.
Nước Mỹ với 9.83 triệu km² và 312.5 triệu dân, được liệt vào hàng thứ 3 lớn nhất thế giới về diện tích cũng như về dân số. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa chủng nhất trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới, với tổng sản phẩm nội địa (GDP) cho năm 2010 là 14.53 ngàn tỉ đô la. Vĩ đại như vậy đó, hùng mạnh như vậy đó nhưng trái với suy nghĩ của nhiều người, lương của tổng thống Mỹ cũng chỉ đạt vào hàng thứ 4 trong danh sách các nguyên thủ quốc gia có mức lương cao nhất thế giới.
Dựa theo danh sách này thì có người sẽ đặt câu hỏi “Tại sao một nước nghèo khó bần cùng như Kenya của châu Phi lại lọt vào hàng thứ 3?”, “Tại sao những nước sản xuất dầu hoả giàu có của Trung Đông lại không được lọt vào danh sách 10 nước đứng đầu?”, …
Vậy chứ thế giới có ai biết được lương bổng của cấp lãnh đạo nhà nước CSVN là bao nhiêu không?
Có tìm đỏ cả 2 con mắt thì chúng ta giỏi lắm cũng chỉ bắt gặp bảng lương cũ mèm của cán bộ lãnh đạo của nhà nước cách đây 7, 8 năm. Đó là bảng lương đã được ban hành đi kèm với Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 30 tháng 9 năm 2004.
Tại sao vậy? Tại sao từ đó đến nay mức lương bổng của lãnh đạo nhà nước không còn được công bố nữa? Tại vì nhà cầm quyền đã khôn ra rồi, lỡ một lần rồi thôi, họ chẳng dại gì công khai mức lương của các quan to là bao nhiêu để bị búa rìu của dư luận, thị phi của dân đen. Công bố mức lương của các “đầy tớ của nhân dân” cao quá thì dĩ nhiên là không được rồi, mà công bố ít quá, không đúng với tầm mức người dân suy diễn thì dân chúng dèm pha, nói ra nói vào, khó làm việc! Thôi thì cứ im lặng cho chắc, ai muốn nghĩ sao đó thì nghĩ.
Dưới đây là bảng lương của 3 lãnh đạo cao nhất nước đã được công bố năm 2004
Theo như bảng lương thì lương của Chủ tịch nước (có hệ số lương 13,00) là 3,770 triệu đồng, lương của Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ (có cùng hệ số 12,50) là 3,625 triệu đồng.
Không ai biết được lương của các cán bộ cầm đầu nguồn máy nhà nước ngày nay đã đạt đến mức nào rồi. Thôi thì cứ tạm cho là từ đó đến nay lương của các cán bộ lãnh đạo chỉ tăng 10 lần thôi thì lương hiện nay của Chủ tịch nước, của Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ cũng xấp xỉ gần 40 triệu đồng Việt Nam, tính ra chưa đến 2000 đô một năm, một con số quá nhỏ nhoi so với mức lương của các nguyên thủ quốc gia trên thế giới đã nêu trên. Nếu tính theo như Thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Trần Nam của chế độ tính thì với mức lương “khiêm nhường” đó, 3 lãnh đạo cao nhất nước phải mất hơn 10 năm mới tậu được một căn nhà hạng xoàng.
Với số lương như vậy mà ngày nay Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ ai cũng tài sản kếch xù, vàng, đôla và tiền euro gửi ra nước ngoài ào ạt. Với số lương như vậy mà ngày nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có nhiều tài sản như nhà hàng, khách sạn, đất đai, đoàn xe taxi vài trăm chiếc, tậu đất, mua nhà, gởi nhà băng nước ngoài vô kể. Cứ nhìn vào tài sản và cách sống của họ là rõ. Đó là chuyện quá bình thường mà người dân trong nước ai cũng biết.
Căn cứ theo mức lương của 10 nguyên thủ quốc gia có mức cao nhất trên thế giới thì lương của các lãnh đạo nhà nước VN chẳng thấm vào đâu chứ nếu tính theo bổng thì thu nhập của các nhà lãnh đạo CSVN bay bổng bỏ xa thu nhập của các nguyên thủ quốc gia nêu trên. Lương của các lãnh đạo nhà nước CSVN có thể “khiêm nhường” nhưng bổng lộc của họ tự biên, tự nhận và tự hưởng thì vô cùng, vô hạn. Chẳng qua, một bên thì công khai, minh bạch còn một bên thì cầm quyền bảo thủ, gian dối, tham nhũng và bất công. Tự do dân chủ và cộng sản độc tài khác nhau ở chỗ đó!
28 tháng 2 năm 2012
___________________________________
Tài liệu:
World’s Top Ten Highest Paid Political Leaders
Sharif Ishnin, US Politics, May 4, 2011