Quỳnh Yên (SGTT.VN) - Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Hee Tae vừa tuyên bố từ chức hôm 9.2.2012 sau khi bị cáo buộc đã hối lộ các thành viên trong đảng cầm quyền Đại dân tộc (GNP) trong cuộc bầu cử lãnh đạo đảng này năm 2008. Vụ việc bị lôi ra ánh sáng sau khi một thành viên đảng này cho hay trợ lý của ông Park Hee Tae đã hối lộ ông 3 triệu won (2.688 USD) để mua phiếu ủng hộ ông Park trong cuộc bầu cử lãnh đạo GNP hồi năm 2008, nhưng ông ta đã trả lại khoản tiền hối lộ này.
Tuy cảnh sát chưa xác minh được hành động hối lộ nêu trên là do ông Park ra lệnh hay do trợ lý của ông tự ý làm, nhưng trong tuyên bố từ chức, ông Park viết: “Tôi cảm thấy phải có trách nhiệm về những rắc rối có liên quan đến mình và xin từ chức”.
Việc từ chức như ông Park chẳng phải hiếm hoi ở xứ sở kim chi. Cách đây mấy năm, một thị trưởng Seoul đã từ chức chỉ vì cây cầu gãy; một thủ tướng đi chơi golf cuối tuần trong khi đất nước xảy ra một tai nạn cũng đã xin từ chức. Dù là ở Hàn Quốc – một quốc gia châu Á – hay ở các nước phương Tây, người ta coi việc một quan chức xin từ chức vì có những hành vi hay phát ngôn sai trái trước công luận là việc làm thể hiện sự liêm sỉ, sự tự trọng và biết chịu trách nhiệm. Việc xin từ chức trong trường hợp đó được xem là điều đương nhiên. Với người đã nói hay làm điều sai trái, việc xin từ chức còn thể hiện sự biết tự hổ thẹn trước lương tâm của mình.
Lâu nay chúng ta hay nói quan chức Việt Nam chưa có “văn hoá” từ chức, dù hành vi hay phát ngôn của họ sai trái rành rành, gây công phẫn trong xã hội. Ví dụ như trong vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng, Hải Phòng. Một chủ tịch UBND một thành phố lớn, được cấp dưới báo cáo và đồng ý với cuộc cưỡng chế trái pháp luật, vậy mà không nhận thấy trách nhiệm và biết tự mình chịu trách nhiệm trước quyết định của mình. Một phó chủ tịch thành phố đổ vấy cho dân phá nhà dân, vậy mà nói xong coi như không có gì xảy ra, rồi sau khi có kết luận của Thủ tướng về việc làm trái pháp luật của địa phương lại còn nhận nhiệm vụ lúc đầu là tổ trưởng, sau là tổ phó tổ triển khai thực hiện quyết định của Thủ tướng. Một giám đốc công an thành phố, sau khi đã huy động lực lượng cả trăm người trấn áp một gia đình nông dân, còn huênh hoang khoe “đánh đẹp” (như đánh quân thù) và coi việc huỷ hoại nhà dân (mà ông ta gọi là cái chòi) như chuyện không đáng quan tâm, đến giờ vẫn bình thản như không. Một chánh văn phòng UBND huyện nói năng ngược ngạo, coi dân như cỏ rác và khẳng định “sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan chức năng” đối với việc cưỡng chế trái luật, vậy mà khi mọi việc hai năm rõ mười, cũng coi như không có gì xảy ra. Không ai dám tuyên bố từ chức để chứng tỏ mình dám nhận trách nhiệm trước việc làm hay phát ngôn sai trái của mình. Tất cả cách hành xử đó của một số quan chức Hải Phòng liên quan tới vụ cưỡng chế trái pháp luật cho thấy, với họ, nói chuyện “văn hoá” từ chức là quá “sang trọng”, quá xa vời!
Vì sao quan chức ở Việt Nam khó từ chức đến thế? Có người cho rằng, trong cơ chế chính trị Việt Nam, “Đảng đặt đâu, cán bộ ngồi đấy”, việc nhận chức vụ được xem là nhận nhiệm vụ Đảng giao, tổ chức phân công, do vậy không thể có chuyện từ chức trừ khi Đảng bảo thôi. Chẳng thế mà một cựu bộ trưởng Giao thông vận tải, khi bị đại biểu Quốc hội chất vấn về những bê bối trong ngành, đã nói thẳng ra rằng ông chịu trách nhiệm trước Đảng và chỉ chịu nộp đơn xin từ chức khi áp lực dư luận ngày càng nặng nề và cấp trên ra yêu cầu. Nhưng có đúng là cơ chế không cho phép họ từ chức hay chẳng qua đó chỉ là cái cớ để họ bám riết lấy chức vụ chừng nào còn bám giữ được? Sao không có quan chức nào tự xin từ chức khi làm sai để chứng tỏ mình là người có tự trọng, biết liêm sỉ, biết chịu trách nhiệm về việc làm của chính mình; còn chuyện Đảng có chấp thuận cho từ chức hay không là chuyện khác, tính sau?
Lẽ nào một chút tự trọng, chưa nói đến văn hoá, lại khó đến thế? Phải chăng với họ, lợi và quyền gắn liền với chức vụ mà họ đã leo lên được, là những thứ không thể tự nguyện từ bỏ bằng việc xin từ chức, còn các khái niệm như liêm sỉ, trách nhiệm, lương tâm, hay nói như giáo sư Ngô Bảo Châu, là sự lương thiện gắn liền với đạo đức công chức, là những thứ quá ư xa xỉ?
QUỲNH YÊN
http://sgtt.vn/Ban-doc/158814/%E2%80%9CVan-hoa%E2%80%9D-hay-liem-si.html
Việc từ chức như ông Park chẳng phải hiếm hoi ở xứ sở kim chi. Cách đây mấy năm, một thị trưởng Seoul đã từ chức chỉ vì cây cầu gãy; một thủ tướng đi chơi golf cuối tuần trong khi đất nước xảy ra một tai nạn cũng đã xin từ chức. Dù là ở Hàn Quốc – một quốc gia châu Á – hay ở các nước phương Tây, người ta coi việc một quan chức xin từ chức vì có những hành vi hay phát ngôn sai trái trước công luận là việc làm thể hiện sự liêm sỉ, sự tự trọng và biết chịu trách nhiệm. Việc xin từ chức trong trường hợp đó được xem là điều đương nhiên. Với người đã nói hay làm điều sai trái, việc xin từ chức còn thể hiện sự biết tự hổ thẹn trước lương tâm của mình.
Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Hee Tae vừa tuyên bố từ chức hôm 9.2.2012. |
Sao không có quan chức nào tự xin từ chức khi làm sai để chứng tỏ mình là người có tự trọng, biết liêm sỉ, biết chịu trách nhiệm về việc làm của chính mình; còn chuyện Đảng có chấp thuận cho từ chức hay không là chuyện khác, tính sau?Nhưng Tiên Lãng chỉ là một thí dụ mới nhất. Từ trước đến nay, đã có biết bao quan chức từ thấp tới cao bị phát hiện làm điều sai trái nhưng có mấy người biết xin từ chức để cho thấy mình biết chịu trách nhiệm về việc làm của mình? Hầu hết họ bào chữa loanh quanh, đổ cho cấp dưới, cho tập thể, cho hoàn cảnh, kể cả cho trình độ yếu kém của mình (mà lúc nhận chức vụ, không thấy họ vì thế mà từ chối). Với họ, liêm sỉ dường như là điều gì đó rất xa lạ, mong gì đến “văn hoá” từ chức!
Vì sao quan chức ở Việt Nam khó từ chức đến thế? Có người cho rằng, trong cơ chế chính trị Việt Nam, “Đảng đặt đâu, cán bộ ngồi đấy”, việc nhận chức vụ được xem là nhận nhiệm vụ Đảng giao, tổ chức phân công, do vậy không thể có chuyện từ chức trừ khi Đảng bảo thôi. Chẳng thế mà một cựu bộ trưởng Giao thông vận tải, khi bị đại biểu Quốc hội chất vấn về những bê bối trong ngành, đã nói thẳng ra rằng ông chịu trách nhiệm trước Đảng và chỉ chịu nộp đơn xin từ chức khi áp lực dư luận ngày càng nặng nề và cấp trên ra yêu cầu. Nhưng có đúng là cơ chế không cho phép họ từ chức hay chẳng qua đó chỉ là cái cớ để họ bám riết lấy chức vụ chừng nào còn bám giữ được? Sao không có quan chức nào tự xin từ chức khi làm sai để chứng tỏ mình là người có tự trọng, biết liêm sỉ, biết chịu trách nhiệm về việc làm của chính mình; còn chuyện Đảng có chấp thuận cho từ chức hay không là chuyện khác, tính sau?
Lẽ nào một chút tự trọng, chưa nói đến văn hoá, lại khó đến thế? Phải chăng với họ, lợi và quyền gắn liền với chức vụ mà họ đã leo lên được, là những thứ không thể tự nguyện từ bỏ bằng việc xin từ chức, còn các khái niệm như liêm sỉ, trách nhiệm, lương tâm, hay nói như giáo sư Ngô Bảo Châu, là sự lương thiện gắn liền với đạo đức công chức, là những thứ quá ư xa xỉ?
QUỲNH YÊN
http://sgtt.vn/Ban-doc/158814/%E2%80%9CVan-hoa%E2%80%9D-hay-liem-si.html