Sà Phìn ơi! Đừng xóa tên Liệt Sĩ... - Dân Làm Báo

Sà Phìn ơi! Đừng xóa tên Liệt Sĩ...

Mai Thanh Hải - Rất nhiều người lên Lũng Cú (Đồng Văn, Hà Giang), nơi địa đầu Cực Bắc để ngắm Cột cờ, nghía khu Di tích nhà Vương Chí Đức và bằng lòng với nhà cửa ven đường, cuối tuần tấp nập người ở xa, đến... sờ Cột cờ.

Mình nói vậy bởi rất ít người biết là ngay cạnh 2 "điểm đến" đặc trưng của toàn huyện Đồng Văn, toàn tỉnh Hà Giang và toàn vùng Cao nguyên đá, có bia ghi tên những Liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, với điểm chung rất khó hiểu trong mục "Nơi hy sinh: Mặt trận phía Bắc", ghi sau cùng tên các Liệt sĩ, trên bia đá.

Bài viết về những người lính, ngã xuống khi bảo vệ biên cương Lũng Cú, mình đã đăng từ tháng trước (đọc ở đây). Cứ tưởng như thế là đã đủ xót xa, khi đứng trước bia đá lạnh lẽo, không có đến 1 bát hương tưởng nhớ.

Thế nhưng hôm rồi, dừng lại ngã ba đường Lũng Cú - Sà Phìn chờ mấy người tò mò vào thăm Dinh thự nhà Vương, mình càng xót xa hơn khi tìm thấy tấm bia đá sơn đen ghi "Danh sách Liệt sĩ Nghĩa trang Sà Phìn".

Chẳng hiểu phần mộ của những người lính đã hy sinh, nay nằm ở đâu?. Chỗ nào là nghĩa trang?.. Nhưng cứ nhìn tấm bia bị gạch xóa, viết vẽ bậy... đến mức không đọc nổi tên người nằm xuống, mới thấm thía: Người đang sống "quan tâm" đến người đã mất thế nào...

Lạ nỗi: Tấm bia đá chưa chờ đến trăm năm đã mờ này, nằm ngay gần trung tâm xã và trước cổng dãy nhà xây đông đúc, hình như là nhà công vụ của cán bộ xã hay trụ sở chính quyền, doanh nghiệp gì đấy. Chả lẽ, những người đang sống này không bao giờ để ý đến bia đá bộ đội hy sinh?..

Xin lỗi những người lính đã nằm xuống trên vùng đất biên cương Sà Phìn (Đồng Văn, Lào Cai). Tấm bia ghi tên các anh bị xóa mờ, nên mình không ghi tên, ngày tháng năm sinh/nhập ngũ/hy sinh, đơn vị, quê quán, chức vụ - cấp bậc của các anh được.

Cố gắng lắm, mình mới đếm được con số 25 người ghi trên bia, chủ yếu hy sinh trong những năm đánh trả quân Trung Quốc xâm lược (1979-1989), trong số đó có 4 chiến sĩ Biên phòng của Đồn 103, nay là Đồn Biên phòng Phó Bảng (Đồn 177), Bộ đội Biên phòng Hà Giang hy sinh khi còn trai trẻ, trong 2 năm (1980-1981) lửa đạn dọc biên cương.








Mai Thanh Hải



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo