Tào lao với ông Đinh La Thăng - Dân Làm Báo

Tào lao với ông Đinh La Thăng

Gocomay - Mình cũng có một chiếc PKW (ô tô 4 chỗ ngồi). Năm ngoái vừa thuế đường lẫn bảo hiểm (bắt buộc) phải đóng cả năm ngót 400€. Năm nay đổi chiếc xe khác mới hơn chút. Thuế đường chỉ ngót 100€/ năm. Nhưng tiền bảo hiểm (bắt buộc) lại tăng lên. Nhưng cả thảy cũng chỉ hơn 400€/ năm thôi.  Nghe tin ở bên nhà từ 01.06.2012 sắp tới mỗi đầu xe ô tô cá nhân như vậy phải chịu tất cả các khoản thuế chồng thuế từ 50-70 triệu/ Năm. Thấy giật mình.

Theo dẫn giải của ông Bộ trưởng Đinh La Thăng thì đây vừa là phí để "bảo trì đường bộ". Lại vừa có mục đích giảm số đầu xe lưu hành. Nhằm giải bài toán chống kẹt xe mà ông đang tích cực thực hiện suốt từ ngày nhậm chức bộ trưởng tới giờ. Cũng tốt thôi. Khi anh tham gia giao thông thì phải đóng thuế đường (như cách gọi của người Đức) là hoàn toàn hợp lý. Nhưng đóng ở mức độ cao gấp hàng chục lần (nếu kể cả tiền mua vé qua cầu hay đường cao tốc) như vậy liệu có hợp lý không?

Muốn biết được thực chất của cái gọi là "phí đường bộ" hay "phí chống kẹt xe" như cách ông Thăng gọi. Thì phải có những so sánh rất cụ thể, ta mới có thể thấy được đằng sau việc thu phí này là gì? Có phải vậy không thưa ông bộ trưởng?

Nước Đức có khoảng 600 đường quốc lộ (Bundesstrasse) với tổng chiều dài 182.973 km (con số thống kê năm 2011). Ngoài ra có khoảng 20 đường cao tốc (Autobahn) có lưu lượng trên 100 ngàn lượt xe/ ngày. Và hàng chục Autobahn nữa với lưu lượng ít hơn. Cả thảy độ dài là 12.819 km (số liệu 2011). (Nguồn: http://de.wikipedia.org/wiki/Bundesstra%C3%9Fe 

Dù vẫn biết rằng, đem so một thằng tư bản giẫy chết thối nát với sứ thiên đường nhà mình, có những người lãnh đạo ở bậc "đỉnh cao trí tuệ" (như ông Thăng là ví dụ) thì rất là khập khiễng. Nhưng tôi cứ chọn vì nước Đức có dân số và diện tích khá tương đồng với nước Việt Nam ta. Với 81,831 triệu người/ 357.123,50 km² - con số điều tra vào ngày 30.10.2011 (còn Việt Nam: 86.927.700 người/ 331.698 km² - con số năm 2010)

Đường cao tốc (Autobahn) ở Muenchen-Nord CHLB Đức - Nguồn: de.wikipedia.org/wiki

Tổng số đầu xe của Đức có khoảng 55,5 triệu (Nguồn: http://www.autokiste.de/psg/archiv/a.htm?id=5980). Trong đó xe dưới 12 chỗ ngồi khoảng 46,6 triệu. Một chiếc xe cá nhân loại Mecedes-C180 - 122 PS chạy xăng, đăng ký sử dụng (Bauja): 1995 (như của May) chỉ phải trả thuế đường mỗi năm có 121€ (tương đương 3,3 triệu VND). Danh từ gọi chung là thuế đường (Kfz-Steuer). Nhưng thực chất bao hàm cả phí bảo trì đường xá và phí môi trường (khí thải). Mà phí bảo vệ môi trường mới là chính nên xe có mã lực lớn; xe càng cũ; xe chạy bằng Diesel hay xe có bộ lọc khí thải kém thường phải trả phí cao hơn là lẽ đó.

Ngược lại ở xứ ta. Tổng chiều dài cả quốc lộ và tỉnh lộ mới có khoảng 45.000 km. Số lượng xe ô tô chỉ khoảng 2 triệu (*). Mà ô tô lại bị coi là thủ phạm gây nên tắc đường (như báo chí mô tả) và là đối tượng cần "giảm" (bằng trả phí cao) thì quả là khó thuyết phục. 

Cảnh kẹt xe ở TP Hà Nội - Nguồn: Internet

Vậy đâu mới là nguyên nhân chính của câu chuyện tắc đường? Một ông bộ trưởng có bằng tiến sỹ xuất thân từ kế toán ngành xây dựng chả nhẽ lại không biết? 

Đó có phải do bất cập ở các khâu như: Qui hoạch đô thị (phân bố dân cư). Qui hoạch chiến lược phát triển đường xá. Như chất lượng thi công đường giao thông (rút ruột công trình). Việc phát triển hệ thống giao thông công cộng (như các tuyến xe buýt). Việc cho nhập khẩu và đưa vào sử dụng qúa nhiều xe gắn máy. Cộng với ý thức người dân tham gia giao thông. Đặc biệt là tệ nạn mãi lộ, tắc trách của các nhân viên công lực (CSGT) v.v... mới là các nguyên nhân chính gây nên nạn tắc đường. Chứ đâu phải thủ phạm là 2 triệu chiếc ô tô kia, thưa ông Thăng tiến sỹ?




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo