Thái Phục Nhĩ (Danlambao) - Bài này Dân Làm Báo đã đăng ngày 24-25 tháng Tư và được nhiều độc giả góp ý và chỉ ra một số chỗ cần làm rõ thêm. Chúng tôi đọc lại và thấy những góp ý đó đúng, bèn đính chính một số chỗ và ghi xuất xứ một số nhận định của người khác mà chúng tôi có dẫn trong bài.Mọi sự hiểu lầm của độc giả đều là vì sai sót của chúng tôi. Chúng tôi xin thành thật cáo lỗi (TPN 29/4/2012).
Chúng ta sinh ra ai cũng có lí trí và ý chí. Lí trí để soi sáng cho hành động và lối sống của chúng ta - vì người ta thường nói sống sáng suốt theo sự thật sẽ có an lạc, và ý chí để thành tựu những điều chúng ta đã sáng suốt lựa chọn. Trừ những người bị tâm thần mất hết phán đoán, thì chúng ta ai cũng có lí trí và ý chí, và vì vậy chúng ta chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình. Hạnh phúc hay đau khổ đều một tay chúng ta làm ra; hoàn cảnh chỉ góp phần làm cho cái kết cục của chúng ta mau hay lâu đến mà thôi.
Một quốc gia, hai chế độ: chúng ta không ai muốn điều ấy. Người Triều Tiên, người Đức, người Hồng Kông, Đài Loan hẳn cũng không muốn vậy. Nhưng trong những hoàn cảnh lịch sử mà vì ý thức hệ đối nghịch nhau nên một dân tộc lâm vào cảnh tương tàn, và một bên thì thịnh vượng và tự do, một bên thì khốn cùng và áp bức, thì dân tộc ấy bất đắc dĩ phải chấp nhận sự chia rẽ để còn có hi vọng cứu lấy cả dân tộc thoát một cảnh lầm than lâu dài. Sau 45 năm chia rẽ, người Đức thống nhất trong tự do và tiến lên trong thế giới thịnh vượng. Người Triều Tiên sau chiến tranh tương tàn vẫn còn chia rẽ trong ý thức hệ và chế độ chính trị, nhưng vẫn có ánh sáng cho cho một nửa dân tộc Triều Tiên. Việt Nam chúng ta sau ngày gần bốn chục năm thống nhất mà quốc gia vẫn thuộc vào hàng lạc hậu và hỗn loạn. Yếu tố nào làm nên sự chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam? Sử gia William J. Duiker (1) từng làm nhân viên ngoại giao ở Saigon trong mấy năm khi bình luận kết cục của cuộc chiến Việt Nam có dẫn lời một số người Mĩ nhận định về sự thất bại của họ trước chủ nghĩa cộng sản. Những người ấy cho rằng người Mĩ thua vì không đưa chiến tranh ra thẳng Bắc Việt, khiến cho lính Mĩ ở Nam Việt đánh nhau mà một tay bị trói chặt sau lưng. Họ cũng cho rằng Mĩ thua vì đánh giá thấp quyết tâm của người cộng sản và sự yếu kém của chế độ Sài Gòn, và lẽ ra ngay từ đầu không nên can dự vào cuộc đấu tranh giải phóng quốc gia này của người Việt. Có phải những người ấy nghĩ rằng mỗi dân tộc có một mối ưu tiên riêng, và người Việt Nam chọn độc lập dân tộc, cho dù độc lập đó là dưới trướng cai trị của chế độ cộng sản, chứ không thích một dân tộc hai chế độ và luôn luôn kình địch nhau.
Ở đây chúng ta sẽ xét về khía cạnh nhận thức của lựa chọn. Gọi là một sự lựa chọn đúng nghĩa, thì người lựa chọn phải có ý thức và hiểu rõ về điều mình lựa chọn cùng lợi hại của điều ấy. Khi mình đã ý thức được hậu quả của điều mình lựa chọn rồi thì mình phải chịu trách nhiệm về lựa chọn ấy. Lựa chọn mà nhất thời và nông nỗi, thì chỉ là sự cao hứng mà thôi.
Chúng ta phải nhận rằng ngoài tài năng của Hồ Chí Minh và những đồng chí của ông, ngoài sự ngoan cường của những người cộng sản miền Bắc, nếu nhiều người dân miền Nam không ủng hộ cộng sản, không gia nhập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, không lén lút nuôi Việt Cộng nằm vùng, thì chế độ cộng sản Hà Nội không thành công được. Nhưng trong những người Việt ủng hộ cộng sản ấy, có bao nhiêu người làm điều ấy một cách ý thức? Những thanh niên quyết định hi sinh tuổi trẻ và sinh mạng của mình cho lí tưởng cộng sản, có bao nhiêu người ý thức được mình đang làm gì cho tổ quốc, cho dân tộc? Có ý thức, tức là trước khi chọn cho mình một lí tưởng mình sẽ suy nghĩ rất kĩ; và đó là cách xử thế của người thông minh. Như một người muốn tìm tự do tâm linh – chẳng hạn, muốn giác ngộ theo đạo Bụt - thì họ sẽ tới chùa tìm hiểu một pháp môn, sẽ học chữ Hán, chữ Phạn để thâm nhập nghĩa lí của kinh điển, sẽ tìm cho mình một đạo sư có trí tuệ và đức hạnh. Rồi lúc thấy pháp môn đó có thể theo được, thấy nghĩa lí của kinh có thể dẫn dắt mình tới chỗ cứu cánh, thấy trí tuệ của ân sư có thể làm chỗ cho mình nương tựa trên đường tu hành, thì người ấy sẽ quyết định tu cùng không. Những người chọn vợ hay chồng mà quá hời hợt sẽ chỉ đưa tình duyên tới chỗ đổ bể.
Những người quyết định ôm lấy lí tưởng cộng sản để dấn thân chiến đấu cho cái gọi là độc lập dân tộc, hay để đưa thế giới tới chỗ đại đồng, họ có ý thức được điều mình làm nó hệ trọng như người tu đi tìm chân lí trên đây không? Họ có cho đó là quyết định sinh tử của một cuộc đời không? Không phải chỉ đọc một bài thơ cảm tác trong tù, nghe một bài hát thúc giục, hay dự một cuộc họp tuyên truyền mà quyết định lấy cái lí tưởng của mình được. Bài thơ, bản nhạc, hay bài diễn văn, chỉ là một yếu tố trong muôn vàn yếu tố hình thành cái lí tưởng của một người thông minh.
Người cộng sản quyết định chọn lấy một lí tưởng, một lí tưởng đã khiến mình hi sinh cái đẹp nhất của cuộc đời là tuổi trẻ và sinh mạng để chiến đấu cho nó, đó không phải là chuyện bốc đồng trong bữa rượu. Nếu ai đó hời hợt lúc quyết định dấn thân, thì đó là tại họ, không thể trách gì ai nữa. Họ phải tự đấm ngực ăn năn cái sự hời hợt đó chứ. Còn nếu ai đó thông minh, đã tìm hiểu kĩ lí tưởng cộng sản như người tu hành trên kia, mà vẫn chọn con đường đưa tới ngày hôm nay, thì đó là quyết định rất có ý thức rồi, họ phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ này chứ. Những người cộng sản chân thật, dù ý thức hay vô ý thức, đã góp tay đưa cái ác ngự trị trên cái thiện trong xã hội Việt Nam hôm nay.
Trở lại chuyện dân tộc chúng ta chọn độc lập dân tộc, dù là dưới chế độ cộng sản. Chúng tôi cho rằng những người ủng hộ cộng sản tại Nam Việt không biết được điều mình làm. Họ ủng hộ cộng sản vì ghét chính quyền miền Nam. Đó là tâm lí chung của loài người, khi những kẻ cai trị của chúng ta không như chúng ta muốn, và bên kia có một đối thủ của nó muốn phá đổ nó, thì chúng ta sẽ cho rằng kẻ thù của kẻ thù chúng ta là ân nhân, và sẽ hết lòng ủng hộ. Nhiều người là nạn nhân của chính cái tâm lí đó. Chính quyền miền Nam cũng hà khắc, đàn áp đối lập, đàn áp Phật giáo, cũng độc tài và tham nhũng; đời sống cũng bị dollar xanh dollar đỏ chi phối, và có những người có thế lực cũng lộng ngôn hệt như mấy ông bộ bà nghị ngày nay. Chính lòng oán ghét một chính quyền tồi như vậy đã làm nhiều người miền Nam trông chờ ở miền Bắc một cứu tinh. Cái ảo tưởng về sự tốt đẹp của chế độ cộng sản trong lòng nhiều người miền Nam đó khiến họ không đánh giá được, và vì vậy không quý trọng, cái tự do đang phôi thai trong chế độ miền Nam. Gần đây có nhiều bài tranh luận về tài năng và tư cách Trịnh Công Sơn, cũng là về chuyện ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản này. Trước 75, phản chiến là trái với chủ trương quốc gia, có thể ghép vào tội theo cộng được, nhưng những ca khúc phản chiến của họ Trịnh vẫn lưu hành rộng rãi và rất được hoan nghênh. Những ca khúc tân kì ấy, cả giai điệu và văn từ đều làm cho thính giả say mê; chúng tôi cho đó là những ca khúc giá trị nhất trong sự nghiệp của ông. Nhưng ông lại ôm ấp người tình cộng sản miền Bắc mà ông chào đón rất nhiệt liệt trên sóng phát thanh ngày Saigon thất thủ. Chính ông cũng không ngờ chế độ mới cũng khóa chặt cái tài phản kháng bất công xã hội của ông. Sẽ còn tốn nhiều giấy mực nữa lịch sử mới vẽ ra được chân dung thật cùng tư cách của con người này. Học giả Nguyễn Hiến Lê trong Hồi Kí (2) cho rằng chế độ cộng sản trong sạch hơn chính quyền miền Nam, và bảo với vợ nếu họ vào miền Nam thì nội trong vòng 48 giờ đồng hồ sẽ không còn cái nạn tham nhũng. Ông cũng ngây thơ tin rằng khi Mĩ rút đi rồi, hiệp định hòa bình 1973 kí rồi, thì miền Bắc sẽ tôn trọng hòa ước mà để cho miền Nam tự trị và tự do giao du với phương Tây. Uyên bác như vị học giả đáng kính ấy mà cũng tưởng nhầm về chế độ cộng sản, huống gì là những thường dân ít đọc, ít nghe. Chiến đấu và hi sinh cho cộng sản chưa đủ, phải sống với cộng sản rồi mới sáng mắt ra. Nhiều người cộng sản ưu tú bỏ đảng để ra ngoại quốc tị nạn chính trị. Nhiều cựu chiến binh hồi hưu hóa ra oán ghét chính quyền, vì cho rằng chính quyền này đổ đốn khiến hi sinh của họ hóa ra vô nghĩa lí. Có bà già than nếu biết cộng sản nó như bây giờ thà rằng “hồi đó khóa nắp hầm cho chúng (chỉ những Việt Cộng nằm vùng) chết hết cho rồi.”
Như vậy, cho rằng dân tộc chúng ta ưu tiên chọn độc lập dân tộc dưới chế độ cộng sản là một nhận định không xác đáng.
Nhưng chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm về hoàn cảnh của dân tộc chúng ta ngày nay. Chúng ta góp phần làm ra nó. Chúng ta cầm đầu giáo đoàn, thấy tín đồ bị bách hại mà chúng ta im lặng. Chúng ta tu hành tìm sự thật, nhưng hàng ngày nghe dối trá riết chúng ta cho là bình thường. Chúng ta uốn lưỡi và nắn cây bút để viết những điều dối trá theo đúng chỉ thị. Chúng ta muốn làm ăn lương thiện, nhưng chúng ta bợ đỡ và đút lót để trúng áp-phe. Biết là sai sự thật, sai lịch sử, mà chúng ta vẫn ngang nhiên giảng cho thế hệ trẻ những bài học rặt dối trá. Chúng ta cho con cái đi học, và giao nhận thức non nớt của nó vào tay những nhà tuyên truyền của chế độ. Chúng ta chạy chọt vào làm ở một công sở, để đóng góp tài năng cho chế độ. Chúng ta phấn đấu làm đảng viên cộng sản, để làm cho chế độ này thêm vững mạnh. Bao nhiêu người trong chúng ta chọn lối sống bất hợp tác với nhà cầm quyền, dù phải chấp nhận nghèo và thất thế hơn nhiều người khác. Chủ trương bất hợp tác bằng cách khuyến khích mọi người phải đào ngũ là việc hão. Chúng tôi muốn nói rằng, nhân cách và tự do của chúng ta nhiều khi không mạnh bằng sự vô ý thức và lòng muốn sinh tồn của chúng ta để chúng ta lựa chọn nó. Chúng ta có lí trí và có ý chí, nhưng chúng ta là nạn nhân của chính sự ngu muội của mình. Giữa cái chưa tốt và cái đồi bại, chúng ta đã chọn cái đồi bại; giữa sự sự thật và dối trá, chúng ta đã chọn dối trá; giữa tự do và nô lệ, chúng ta đã chọn nô lệ; vậy thì chúng ta đừng than rằng mình đã sống thật nhiều, hi sinh thật nhiều mà cuộc đời vẫn hóa ra vô nghĩa lí.
Chúng ta sinh ra ai cũng có lí trí và ý chí. Lí trí để soi sáng cho hành động và lối sống của chúng ta - vì người ta thường nói sống sáng suốt theo sự thật sẽ có an lạc, và ý chí để thành tựu những điều chúng ta đã sáng suốt lựa chọn. Trừ những người bị tâm thần mất hết phán đoán, thì chúng ta ai cũng có lí trí và ý chí, và vì vậy chúng ta chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình. Hạnh phúc hay đau khổ đều một tay chúng ta làm ra; hoàn cảnh chỉ góp phần làm cho cái kết cục của chúng ta mau hay lâu đến mà thôi.
Một quốc gia, hai chế độ: chúng ta không ai muốn điều ấy. Người Triều Tiên, người Đức, người Hồng Kông, Đài Loan hẳn cũng không muốn vậy. Nhưng trong những hoàn cảnh lịch sử mà vì ý thức hệ đối nghịch nhau nên một dân tộc lâm vào cảnh tương tàn, và một bên thì thịnh vượng và tự do, một bên thì khốn cùng và áp bức, thì dân tộc ấy bất đắc dĩ phải chấp nhận sự chia rẽ để còn có hi vọng cứu lấy cả dân tộc thoát một cảnh lầm than lâu dài. Sau 45 năm chia rẽ, người Đức thống nhất trong tự do và tiến lên trong thế giới thịnh vượng. Người Triều Tiên sau chiến tranh tương tàn vẫn còn chia rẽ trong ý thức hệ và chế độ chính trị, nhưng vẫn có ánh sáng cho cho một nửa dân tộc Triều Tiên. Việt Nam chúng ta sau ngày gần bốn chục năm thống nhất mà quốc gia vẫn thuộc vào hàng lạc hậu và hỗn loạn. Yếu tố nào làm nên sự chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam? Sử gia William J. Duiker (1) từng làm nhân viên ngoại giao ở Saigon trong mấy năm khi bình luận kết cục của cuộc chiến Việt Nam có dẫn lời một số người Mĩ nhận định về sự thất bại của họ trước chủ nghĩa cộng sản. Những người ấy cho rằng người Mĩ thua vì không đưa chiến tranh ra thẳng Bắc Việt, khiến cho lính Mĩ ở Nam Việt đánh nhau mà một tay bị trói chặt sau lưng. Họ cũng cho rằng Mĩ thua vì đánh giá thấp quyết tâm của người cộng sản và sự yếu kém của chế độ Sài Gòn, và lẽ ra ngay từ đầu không nên can dự vào cuộc đấu tranh giải phóng quốc gia này của người Việt. Có phải những người ấy nghĩ rằng mỗi dân tộc có một mối ưu tiên riêng, và người Việt Nam chọn độc lập dân tộc, cho dù độc lập đó là dưới trướng cai trị của chế độ cộng sản, chứ không thích một dân tộc hai chế độ và luôn luôn kình địch nhau.
Ở đây chúng ta sẽ xét về khía cạnh nhận thức của lựa chọn. Gọi là một sự lựa chọn đúng nghĩa, thì người lựa chọn phải có ý thức và hiểu rõ về điều mình lựa chọn cùng lợi hại của điều ấy. Khi mình đã ý thức được hậu quả của điều mình lựa chọn rồi thì mình phải chịu trách nhiệm về lựa chọn ấy. Lựa chọn mà nhất thời và nông nỗi, thì chỉ là sự cao hứng mà thôi.
Chúng ta phải nhận rằng ngoài tài năng của Hồ Chí Minh và những đồng chí của ông, ngoài sự ngoan cường của những người cộng sản miền Bắc, nếu nhiều người dân miền Nam không ủng hộ cộng sản, không gia nhập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, không lén lút nuôi Việt Cộng nằm vùng, thì chế độ cộng sản Hà Nội không thành công được. Nhưng trong những người Việt ủng hộ cộng sản ấy, có bao nhiêu người làm điều ấy một cách ý thức? Những thanh niên quyết định hi sinh tuổi trẻ và sinh mạng của mình cho lí tưởng cộng sản, có bao nhiêu người ý thức được mình đang làm gì cho tổ quốc, cho dân tộc? Có ý thức, tức là trước khi chọn cho mình một lí tưởng mình sẽ suy nghĩ rất kĩ; và đó là cách xử thế của người thông minh. Như một người muốn tìm tự do tâm linh – chẳng hạn, muốn giác ngộ theo đạo Bụt - thì họ sẽ tới chùa tìm hiểu một pháp môn, sẽ học chữ Hán, chữ Phạn để thâm nhập nghĩa lí của kinh điển, sẽ tìm cho mình một đạo sư có trí tuệ và đức hạnh. Rồi lúc thấy pháp môn đó có thể theo được, thấy nghĩa lí của kinh có thể dẫn dắt mình tới chỗ cứu cánh, thấy trí tuệ của ân sư có thể làm chỗ cho mình nương tựa trên đường tu hành, thì người ấy sẽ quyết định tu cùng không. Những người chọn vợ hay chồng mà quá hời hợt sẽ chỉ đưa tình duyên tới chỗ đổ bể.
Những người quyết định ôm lấy lí tưởng cộng sản để dấn thân chiến đấu cho cái gọi là độc lập dân tộc, hay để đưa thế giới tới chỗ đại đồng, họ có ý thức được điều mình làm nó hệ trọng như người tu đi tìm chân lí trên đây không? Họ có cho đó là quyết định sinh tử của một cuộc đời không? Không phải chỉ đọc một bài thơ cảm tác trong tù, nghe một bài hát thúc giục, hay dự một cuộc họp tuyên truyền mà quyết định lấy cái lí tưởng của mình được. Bài thơ, bản nhạc, hay bài diễn văn, chỉ là một yếu tố trong muôn vàn yếu tố hình thành cái lí tưởng của một người thông minh.
Người cộng sản quyết định chọn lấy một lí tưởng, một lí tưởng đã khiến mình hi sinh cái đẹp nhất của cuộc đời là tuổi trẻ và sinh mạng để chiến đấu cho nó, đó không phải là chuyện bốc đồng trong bữa rượu. Nếu ai đó hời hợt lúc quyết định dấn thân, thì đó là tại họ, không thể trách gì ai nữa. Họ phải tự đấm ngực ăn năn cái sự hời hợt đó chứ. Còn nếu ai đó thông minh, đã tìm hiểu kĩ lí tưởng cộng sản như người tu hành trên kia, mà vẫn chọn con đường đưa tới ngày hôm nay, thì đó là quyết định rất có ý thức rồi, họ phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ này chứ. Những người cộng sản chân thật, dù ý thức hay vô ý thức, đã góp tay đưa cái ác ngự trị trên cái thiện trong xã hội Việt Nam hôm nay.
Trở lại chuyện dân tộc chúng ta chọn độc lập dân tộc, dù là dưới chế độ cộng sản. Chúng tôi cho rằng những người ủng hộ cộng sản tại Nam Việt không biết được điều mình làm. Họ ủng hộ cộng sản vì ghét chính quyền miền Nam. Đó là tâm lí chung của loài người, khi những kẻ cai trị của chúng ta không như chúng ta muốn, và bên kia có một đối thủ của nó muốn phá đổ nó, thì chúng ta sẽ cho rằng kẻ thù của kẻ thù chúng ta là ân nhân, và sẽ hết lòng ủng hộ. Nhiều người là nạn nhân của chính cái tâm lí đó. Chính quyền miền Nam cũng hà khắc, đàn áp đối lập, đàn áp Phật giáo, cũng độc tài và tham nhũng; đời sống cũng bị dollar xanh dollar đỏ chi phối, và có những người có thế lực cũng lộng ngôn hệt như mấy ông bộ bà nghị ngày nay. Chính lòng oán ghét một chính quyền tồi như vậy đã làm nhiều người miền Nam trông chờ ở miền Bắc một cứu tinh. Cái ảo tưởng về sự tốt đẹp của chế độ cộng sản trong lòng nhiều người miền Nam đó khiến họ không đánh giá được, và vì vậy không quý trọng, cái tự do đang phôi thai trong chế độ miền Nam. Gần đây có nhiều bài tranh luận về tài năng và tư cách Trịnh Công Sơn, cũng là về chuyện ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản này. Trước 75, phản chiến là trái với chủ trương quốc gia, có thể ghép vào tội theo cộng được, nhưng những ca khúc phản chiến của họ Trịnh vẫn lưu hành rộng rãi và rất được hoan nghênh. Những ca khúc tân kì ấy, cả giai điệu và văn từ đều làm cho thính giả say mê; chúng tôi cho đó là những ca khúc giá trị nhất trong sự nghiệp của ông. Nhưng ông lại ôm ấp người tình cộng sản miền Bắc mà ông chào đón rất nhiệt liệt trên sóng phát thanh ngày Saigon thất thủ. Chính ông cũng không ngờ chế độ mới cũng khóa chặt cái tài phản kháng bất công xã hội của ông. Sẽ còn tốn nhiều giấy mực nữa lịch sử mới vẽ ra được chân dung thật cùng tư cách của con người này. Học giả Nguyễn Hiến Lê trong Hồi Kí (2) cho rằng chế độ cộng sản trong sạch hơn chính quyền miền Nam, và bảo với vợ nếu họ vào miền Nam thì nội trong vòng 48 giờ đồng hồ sẽ không còn cái nạn tham nhũng. Ông cũng ngây thơ tin rằng khi Mĩ rút đi rồi, hiệp định hòa bình 1973 kí rồi, thì miền Bắc sẽ tôn trọng hòa ước mà để cho miền Nam tự trị và tự do giao du với phương Tây. Uyên bác như vị học giả đáng kính ấy mà cũng tưởng nhầm về chế độ cộng sản, huống gì là những thường dân ít đọc, ít nghe. Chiến đấu và hi sinh cho cộng sản chưa đủ, phải sống với cộng sản rồi mới sáng mắt ra. Nhiều người cộng sản ưu tú bỏ đảng để ra ngoại quốc tị nạn chính trị. Nhiều cựu chiến binh hồi hưu hóa ra oán ghét chính quyền, vì cho rằng chính quyền này đổ đốn khiến hi sinh của họ hóa ra vô nghĩa lí. Có bà già than nếu biết cộng sản nó như bây giờ thà rằng “hồi đó khóa nắp hầm cho chúng (chỉ những Việt Cộng nằm vùng) chết hết cho rồi.”
Như vậy, cho rằng dân tộc chúng ta ưu tiên chọn độc lập dân tộc dưới chế độ cộng sản là một nhận định không xác đáng.
Nhưng chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm về hoàn cảnh của dân tộc chúng ta ngày nay. Chúng ta góp phần làm ra nó. Chúng ta cầm đầu giáo đoàn, thấy tín đồ bị bách hại mà chúng ta im lặng. Chúng ta tu hành tìm sự thật, nhưng hàng ngày nghe dối trá riết chúng ta cho là bình thường. Chúng ta uốn lưỡi và nắn cây bút để viết những điều dối trá theo đúng chỉ thị. Chúng ta muốn làm ăn lương thiện, nhưng chúng ta bợ đỡ và đút lót để trúng áp-phe. Biết là sai sự thật, sai lịch sử, mà chúng ta vẫn ngang nhiên giảng cho thế hệ trẻ những bài học rặt dối trá. Chúng ta cho con cái đi học, và giao nhận thức non nớt của nó vào tay những nhà tuyên truyền của chế độ. Chúng ta chạy chọt vào làm ở một công sở, để đóng góp tài năng cho chế độ. Chúng ta phấn đấu làm đảng viên cộng sản, để làm cho chế độ này thêm vững mạnh. Bao nhiêu người trong chúng ta chọn lối sống bất hợp tác với nhà cầm quyền, dù phải chấp nhận nghèo và thất thế hơn nhiều người khác. Chủ trương bất hợp tác bằng cách khuyến khích mọi người phải đào ngũ là việc hão. Chúng tôi muốn nói rằng, nhân cách và tự do của chúng ta nhiều khi không mạnh bằng sự vô ý thức và lòng muốn sinh tồn của chúng ta để chúng ta lựa chọn nó. Chúng ta có lí trí và có ý chí, nhưng chúng ta là nạn nhân của chính sự ngu muội của mình. Giữa cái chưa tốt và cái đồi bại, chúng ta đã chọn cái đồi bại; giữa sự sự thật và dối trá, chúng ta đã chọn dối trá; giữa tự do và nô lệ, chúng ta đã chọn nô lệ; vậy thì chúng ta đừng than rằng mình đã sống thật nhiều, hi sinh thật nhiều mà cuộc đời vẫn hóa ra vô nghĩa lí.
Thái Phục Nhĩ