Cưỡng chiếm đất đai - Dân Làm Báo

Cưỡng chiếm đất đai

Bùi Lộc (Danlambao) - Ngày xưa đảng hô hào đấu tố địa chủ, chôn sống địa chủ, tiêu diệt địa chủ để chiếm lại ruộng vườn của họ chia cho tá điền. Ngày nay, đảng đem công an, bộ đội, dân phòng với súng ống, lựu đạn, xe ủi tới cưỡng chiếm đất, ruộng từ tay nông dân, từ tay dân nghèo, người lao động để giao lại cho các địa chủ đỏ, tư bản đỏ đầu tư...

*

Vụ cưỡng chiếm đầm tôm của anh em ông Đoàn Văn Vươn tại Tiên lãng, Hải Phòng vào ngày 5 tháng Giêng, 2012 chưa ngã ngũ và có vẻ như chìm xuồng; thì sáng ngày  24.4.2012, theo RFA: “Vào khoảng 5 giờ 30 phút, 3.000 công an, bộ đội cùng với khoảng 40 máy ủi đã được huy động đến cưỡng chiếm cánh đồng 70 hectares thuộc xã Xuân Quan, trong sự chống trả quyết liệt của khoảng 2.000 người dân thuộc ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu cao, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên.” 

Lần này có vẻ quyết liệt hơn, có nhiều tràng súng nổ, nhiều người đã bị hành hung, đánh đập và có người bị bắt. Giằn mặt người dân với lực lượng công an, bộ đội vượt trội lại có thêm cả số đông không mặc đồng phục hùng hậu, áp đảo. Sau vụ Tiên Lãng, ra đòn quyết liệt lần này giống như một phép thử coi sức đề kháng của người dân tới đâu để chuẩn bị cho những kỳ cưỡng chiếm kế tiếp.

Hình như chuyện cưỡng chế đất đai của người dân bây giờ là chuyện thường ngày trong xã hội Việt Nam. Hôm nay người này, xã này. Mai tới phiên người khác, xã khác. Không còn một hộ dân nào, không còn một xã nào, có thể bình tâm sinh sống “an cư lạc nghiệp” nữa. Theo một blogger trong nước - Mẹ Nấm cho hay người dân đang sống yên lành trong xóm, nhưng vào một buổi sáng nào đó thấy xuất hiện những đôi nam nữ ăn mặc lịch sự trên xe hơi sang trọng bước xuống đi vòng quanh quan sát đôi lần là y như sắp bị giải tỏa. Tưởng chỉ có thời chiến tranh, thời loạn, người ta mới phải bỏ cửa, bỏ nhà đi, nhưng bầy giờ rõ ràng là thời bình mà người dân cũng cứ thấp thỏm lo phải bỏ nhà ra đi với hai bàn tay trắng bất cứ lúc nào.

Chuyện cũ: Để khai mào cho cuộc cách mạng vô sản, những người Maxísts, Léninists nhằm lôi kéo đám đông đói khổ, họ đã hô vang khẩu hiệu: “Tất cả các nô lệ, những người bị bóc lột hãy đoàn kết đứng lên giành lại những gì đã mất vào tay bọn địa chủ, bọn tư bản. Chúng ta không có gì để mất. Nếu có mất chúng ta chỉ mất có mỗi xiềng xích thôi.” Người dân nghèo nghe sướng quá. Đúng là thời cơ đã đến, ào ào theo bác theo đảng. Bác, đảng bảo làm gì cũng làm.

Khi những người cs Việt Nam giành được nửa nước họ lại hô hào: “Tất cả các tá điền, chúng ta đã bị bọn địa chủ bóc lột bao đời. Hãy đứng lên đập tan bọn địa chủ, chôn sống bọn chúng. Lấy lại ruộng vườn”. Thế là hàng trăm ngàn địa chủ bị lôi ra đấu tố, hành hạ, sỉ nhục, bị giết, bị tù đầy tới chết. Tá điền nô nức, hết lời ca ngợi, tung hô, biết ơn đảng đã đáp ứng nguyện vọng ngàn đời của dân nghèo.

Sau khi chiếm được miền Nam, biết bao nhiều hộ dân tại Sài Gòn và các thành thị Miền Nam bị lùa đi vùng “kinh tế mới” và cán bộ vào chiếm những căn nhà trống của họ để lại. Đây là phần thưởng dành cho những kẻ chiến thắng. Người dân Miền Nam thua trận bị cướp trắng tay giữa ban ngày, bị đày đọa, bị làm nhục còn hơn cả dưới thời thực dân Pháp. 

Người dân cả hai Miền Nam Bắc sau 75 đều bị đói rã họng mấy năm liền; trong khi các nước cs đàn anh đang hục hặc nhau và có nhiều dấu hiệu sắp sụp đổ. Cộng sản Việt Nam thấy nguy cơ gần kề đã phải não lòng hô lên: “Đổi mới hay chết.” Thế là kinh tế thị trường (mà đảng đã khổ công để tiêu diệt nó) được phục hồi thay thế cho kinh tế tập trung xhcn.

Nhưng chẳng lẽ nhận mình sai, nhận hệ thống kinh tế mình thất bại, vì ngay từ đầu “đảng ta đã sáng suốt lãnh đạo toàn dân xây dựng thành công tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường xhcn.” Nên phải vớt vát thêm cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa; thành ra “Kinh tế thị trường theo định hướng xhcn.

Nhờ kinh tế thị trường, bộ mặt xã hội có đôi chút khởi sắc. Thay vì công khai nhìn nhận những lỗi lầm, kinh tế tập trung đã giam hãm sự phát triển của đất nước cả thế kỷ và đã tốn kém xương máu của không biết bao nạn nhân vô tội, gây nên một cuộc chiến tranh tổn hại xương máu hơn bốn triệu sinh mạng của cả hai miền đất nước; thì cả một hệ thống tuyên truyền báo dài, truyền hình rầm rộ ca ngợi “Nhờ chính sách đổi mới của đảng đã đem lại cho đất nước phát triển, đời sống nhân dân một ngày một ấm no hơn.” Thật là trơ trẻn.

Cũng chính cái đuôi “định hướng xhcn” này mà sinh ra không biết bao nhiêu giống tội. Cái bức xúc, cái ấm ức, cái bất công nhất là “Đất đai thuộc về toàn dân”. Hỏi ra cho rõ toàn dân là ai thì mọi người đều ú ớ, chẳng biết toàn dân là ai, là cái gì cả. Dùng một từ ngữ mà người ta muốn nói sao, muốn diễn dịch thế nào cũng được. 

Có phải toàn dân là 90 triệu người đang sống trên giãi đất Việt Nam không, thì rõ ràng là không. Bởi vì người dân đang sống trong căn nhà của mình, canh tác trên ruộng vườn của mình, tự nhiên nhà cửa, ruộng vườn bị cưỡng chiếm, còn mình bị tống cổ ra ngoài đường với hai bàn tay trắng. Vậy thì toàn dân có phải là ba triệu đảng viên. Cũng không hẳn. Chỉ một ít có chức có quyền, chẳng hạn xã ủy, huyện ủy, tinh ủy trở lên. Vì những đảng viên này đã ra lệnh cưỡng chiếm, thu hồi đất đai của người dân với cái dù của trung ương.

Đây, đúng đây rồi, đích thị chính 14 tên chóp bu trong bộ chính trị. Chính những tên này đã chiếm toàn quyền trên đất đai của tổ quốc. Chúng tung hoành sang nhượng bán cho ngoại bang. Còn dân chúng, chúng ban cho ai được chút đất nào là tùy chúng. Rõ ràng nhất là “Công hàm nhượng biển” do Phạm Văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958 nhượng biển đảo cho đàn anh Trung Quốc. Hiệp định biên giới ký ngày 18 tháng Mười năm 2009 đã nhượng cho Trung Quốc cả hàng trăm Km2. Chưa kể chúng còn cho ngoại bang thuê và khai thác cả hàng trăm km2 rừng đầu nguồn. Nguyễn Tấn Dũng còn cho Trung Cộng vào khai thác bauxite tại Daknong, hô lên cho mọi người nghe: “Đây là chủ trương lớn của đảng.” Tất cả những việc làm trên biết bao nhiều người có nhiệt tâm, những nhà trí thức, những khoa học gia tìm đủ mọi cách ngăn cản nhưng cũng không mang lại kết quả nào.

Còn đối với người dân. Từ sau 75 đến nay, đạt được mục đích rồi, đảng đâu cần dân nghèo nữa. Không biết bao nhiêu đất tư nhân, đất của các tổ chức tôn giáo bị cưỡng chế. Rõ ràng nhất là những khu thuộc Tòa Khâm sứ, Giáo xứ Thái Hà, Đồng Chiêm, Cồn Dầu, Loan Lý, Nhà Nữ tu Phao Lô Mỹ tho, Nữ tu Thủ Thiêm, và không biết bao hộ gia đình khắp mọi miền đất nước cả Nam lẫn Bắc đã bị cưỡng chiến; và ngay hôm nay 24. 4. 2012, một lực lượng hùng hậu 3000 công an và bộ đội với dân phòng đang thẳng tay đàn áp để cướp 70 hectares đất của hơn 2000 nông dân Xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, thuộc tỉnh Hưng Yên. Nhiều người trở nên trắng tay, bị đẩy vào những con đường cùng, một tương lai vô vọng không lối thoát đưa đến những cảnh sống đói nghèo lang thang, mất nhân phẩm. 

Ngày xưa đảng hô hào đấu tố địa chủ, chôn sống địa chủ, tiêu diệt địa chủ để chiếm lại ruộng vườn của họ chia cho tá điền. Ngày nay, đảng đem công an, bộ đội, dân phòng với súng ống, lựu đạn, xe ủi tới cưỡng chiếm đất, ruộng từ tay nông dân, từ tay dân nghèo, người lao động để giao lại cho các địa chủ đỏ, tư bản đỏ đầu tư.

Trên hệ thống truyền thông: Đảng lúc nào cũng sáng suốt, lúc nào cũng quan tâm tới đời sống dân nghèo. Người dân không có cái khố để mặc, có hạt cơm cho vào bụng đói, không có mái nhà che mưa nắng, không có cái giường để nghỉ ngơi. Đảng đày đọa con người đến tận cùng của khổ đau. Cuộc sống của dân nghèo suốt ngày quay cuồng như con mòng mòng. Nhưng oái oăm là họ lại cứ phải ca tụng đảng, biết ơn đẳng. Hôm nay đảng cưỡng chiếm nhà cửa, đất đai, ruộng vườn, đuổi họ ra đường đúng là đảng đang làm cho họ sáng mắt, sáng lòng.

Đảng nói ngược, đảng nói xuôi. Đàng nào đảng nói cũng được. Hễ có ai có can đảm nói lên những khuyết điểm, sai trái của đảng liền bị gán cho tội chống đối, có âm mưu lật đổ chính quyền; rồi bị xử, bị tù tội. Sao làm người công dân lương thiện của Việt Nam bây giờ nó khổ sở và khó khăn thế. 




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo