Miệt thị bằng ả và cưỡng chế vô bổ - Dân Làm Báo

Miệt thị bằng ả và cưỡng chế vô bổ

Cu Làng Cát - Báo Năng Lượng Mới của tập đoàn dấu khí quốc gia đã có bài bênh vực thu phí theo phương pháp giao thông của bộ trưởng Đinh La Thăng với câu từ nặng nề vượt quá giới hạn chuẩn mực tờ báo. Gọi ca sĩ là ả (ở đây) một cách miệt thị và lập luận vô căn cứ đang đẩy bạn đọc ức chế những trạng thái tâm lý khác nhau mà phẫn nộ là rất nhiều. Trong khi đó, ở tít Tây Nguyên, huyện Chư Sê, Gia Lai đã “điều binh khiển tướng” đi cưỡng chế hai hòn đá cảnh một cách vô bổ và làm mất lòng dân trong vùng (ở đây).

Người ta tin rằng, tờ báo của Tập đoàn dầu khí lúc mới ra ràng, hòa nhập làng báo sẽ có những thông tin bổ ích và nhiều bài vở phong phú, nhưng càng ngày lại rơi vào sa đà bảo vệ quan điểm thu phí một cách cuồng chữ và thiếu khách quan về lập luận khoa học cũng như lập luận dân sinh.

Giảm kẹt xe không nằm ở thu phí mà 
cốt lõi là nhiều giải pháp đồng bộ
Tờ báo bảo vệ một cách cuồng dã đến nỗi miệt thị ca sĩ bằng ả là một câu từ tệ hại mà ngay cả các tờ báo bị người dân xem là lá cải vẫn không bao giờ dùng đến.

Ở Việt Nam, chỉ có một vùng nhỏ lẻ duy nhất dùng từ ả một cách tôn kính theo biệt ngữ địa phương là một số xã ở vùng bắc Quảng Trạch, Quảng Bình nhưng người dân ở đây đi ra ngoài không dám gọi người phụ nữ nào là ả được vì số đông người ta không chấp nhận.

Nhưng tờ báo của ngành dầu mỏ mà tác giả Như Thổ đã viết đến chữ ả là một cách xỉ vả quá quắt và thiếu suy nghĩ về sự cuồng ngôn suồng sã. Không biết có phải do Mỹ Linh nói ông Đinh La Thăng thu phí là kém hay không mà Như Thổ lại cuồng lên như vậy? cái này bạn đọc phán xét.

Nói đến việc cưỡng chế ở xã H’Bông, huyện Chư Sê, Gia Lai, huyện đã xuất quân bằng cách huy động từ phó chủ tịch huyện, chánh văn phòng huyện rồi công an xã cùng lao vào nhà dân đọc lệnh cưỡng chế, lập biên bản thu hồi hai cục đá cảnh mà dân đào ao vớt được.
Cưỡng chế vô bổ vì hòn đá vô tri

Miệt thị, xem thường dân như thế là cùng. Đi cưỡng chế hai cục đá với lí luận đó là tài sản quốc gia nhưng không có phòng tài nguyên, không có văn bản đồng ý của UBND tỉnh, chẳng có tham vấn sở tài nguyên môi trường xem đó là đá quý loại nào, cần thu hồi bằng cách nào và xử lý sau thu hồi ra làm sao mà cứ lập biên bản, chỉ một bản, không đưa cho dân bản nào thì chẳng khác nào ăn cướp có giấy tờ.

Cưỡng chế hai cục đá không có tranh chấp, không vận động bà con nhân dân nộp, hoặc hiến, hoặc tặng, lại cứ lao vào cưỡng chế lấy được, bằng mọi cách để đưa về làm của riêng? Trong bối cảnh gia tăng chóng mặt phong trào chơi đá cảnh ở đây.

Một cuộc cưỡng chế vô bổ, vô ích về mặt công vụ, hủy hoại lòng tin dân chúng trong vùng với chính quyền xã huyện, đánh mất bộ mặt cán bộ từ phó chủ tịch huyện trở xuống đoàn cưỡng chế có xã tham gia.

Nó cũng bộc lộ sự tham lam và trí trá của ông chánh văn phòng huyện ở việc không để lại một văn bản làm bằng khi cưỡng chế với gia đình người dân. Phải chăng, muốn phi tang trò cưỡng chế một cách nhố nhăng với hai hòn đá?

Câu chuyện chơi đá trở thành phong trào trong vùng đang thổi vào cán bộ cưỡng chế ở đây lòng tham vô cùng và muốn lấy đi hai hòn đá đó bằng trò giấy tờ, thông qua ban bệ cho hợp pháp nhưng khi người dân vạch rõ đúng sai đã phải rụt cổ lại một cách xấu hổ.

Tự hủy hoại mình như thế trong mắt dân, quả là ngược ngạo vô cùng.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo