Binh Nhì (Danlambao) - Những ngày cuối năm 2007, TQ ngang ngược tuyên bố thành lập huyện Tam Sa, quản lý Trường Sa- Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày ấy, tôi và những người bạn đã xuống đường biểu tình phản đối. Thật tình cờ và may mắn tôi được quen biết những người bạn, những người đồng chí hướng và xin phép được gọi họ là “Đồng Chí” như định nghĩa của anh Chí Đức gàn. Đó là chú Nguyễn Xuân Nghĩa, Chị Phạm Thanh Ngiên, Chị Tạ Phong Tần, Anh BaSG, anh Điếu Cày… và còn rất rất nhiều những người bạn nữa. Nhưng giờ đây, những người bạn đó thì người đang trong tù, người chuẩn bị bị đưa ra xét xử, người đang bị quản thúc...
Nghĩ mà đau lòng, họ bị một cái tội nếu mà nếu như ở các nước tự do tiến bộ có thể họ đã được chính phủ khen thưởng, tuyên dương, hay tặng huân chương. Những con người đó đã nói lên tiếng nói của người dân khi đất nước lâm nguy, mong muốn chung tay cùng chính phủ để toàn dân đoàn kết lchống lại những kẻ bành trướng, xâm lược. Những ngày cuối tháng 4/2012, một phiên tòa nữa lại sắp diễn ra để xét xử những người yêu nước chỉ vì họ dám nói lên tiếng nói của mình.
Với anh Hải Điếu Cày tôi chưa được hân hạnh gặp mặt trực tiếp, nhưng đã được nói chuyện, chia sẻ với anh qua điện thoại, skype và đọc các bài viết của anh. Qua các cuộc nói chuyện với anh, tôi thấy anh là một người yêu nước thực sự đến cháy bỏng. Gọi là anh nhưng thực ra tuổi anh chỉ kém bố tôi vài tuổi, và anh cũng từng đi bộ đội ở chiến trường miền nam như bố tôi. Mỗi khi nói chuyện qua internet hoặc điện thoại, lúc nào anh cũng nhắc nhở với tôi là: các em còn trẻ, cần phải nói cho các bạn trẻ như em hiểu được sự mất mát đau thương của dân tộc, về hiểm họa của Trung Quốc với Việt Nam, và về những gì họ đã làm với chung ta. Tôi chưa bao giờ nghe một lời nói nào của anh nói đến việc tuyên truyền chống phá hay âm mưu lật đổ chế độ cả. Anh lại luôn luôn muốn chính phủ đứng về phía nhân dân, mong muốn họ ủng hộ nhân dân đoàn kết lại chống lại nhưng kẻ đang lăm le xâm lấn bờ cõi nước mình. Anh có kể tôi nghe về việc anh đã đến thác Bản Giốc để coi lại những phần đất đã mất. Thật sự, nếu gọi anh là kẻ chống đối chính quyền âm mưu lật đỏ thì tôi nghĩ rằng đa số nhân dân Việt Nam đều đáng đi tù hết.
AnhBa SG là người mà tôi thường xuyên gặp mỗi lần có dịp vào SG, nếu ở xa thì vẫn thường gọi điện thoại thăm hỏi. Anh là một con người có trách nhiện với gia đình, và với đất nước.
Nhớ lại dịp công tác tại Sài Gòn, tổng cty của tôi nằm trên đường Hoàng Sa, nên mỗi buổi chiều anh đều đưa con đi học, rồi ngồi trong lúc chờ con tan học, anh em chúng tôi lại ngồi café bên bờ kè Hoàng Sa nói chuyện. Anh luôn trăn trở nhiều điều về xã hội ngày nay, có những kẻ quá coi thường pháp luật, các quan chức thì chỉ cần có tiền thì tội lớn thành bé, bé thành cảnh cáo, cảnh cáo thành không có gì.
Còn về chủ quyền đất nước, anh tậm sựu rằng: hàng ngày hàng giờ các đài truyền hình, lúc nào cũng chiếu phim Tàu. rồi đây thanh niên sẽ tự nhận mình là dân Nam Man, như trong các bộ phim dã sử Trung Quốc gọi dân Việt chúng ta. Những người có trách nhiệm kiểm duyệt sẽ nói sao? Rồi đến Hoàng Sa Trường Sa, vì sao chúng ta luôn bị bọn Tàu Cộng lần át?
Anh luôn nói với tôi rằng một nhà nước, một chính phủ muốn được lòng nhân dân thì phải biết làm việc trên nền tảng quyền con người được đảm bảo, chính vì điều đó anh từng lập nên công ty tư vấn luật Nhân Quyền.
Nhà nước VN có thể cho rằng AnhBaSG không yêu lý tưởng XHCN, không đồng tình với chủ trương mềm mỏng với TQ, nhưng họ sẽ không bao giờ đánh lừa được dư luận. Nếu nếu kết tội anh âm mưu lật đổ hay tuyên truyền chống phá nhà nước thì tôi nghĩ họ đang mặc một sai lầm. Và chính họ đang đẩy nhưng con người yêu nước có tâm với đất nước sang phía đối đầu, dần biến nhân dân thành kẻ thù của chính phủ.
Với chị Tạ Phong Tần, tôi được gặp và ngồi uống café ở cả Hà Nội và Sài Gòn. Chị là người cương trực, thẳng thắn luôn muốn dùng pháp luật để giải quyết mọi các vấn đề trong xã hội.
Chị luôn quan tâm và hướng tới một cuộc sống xã hội có pháp quyền đảm bảo . Đọc blog của chị lúc nào tôi cũng thấy yêu cầu phải thượng tônpháp luật trong đó, cho dù có một số điều luật chưa phù hợp hay nói cách khác triệt tiêu một số quyền có bản của con người. Có lần tôi gặp chị tại Hà Nội, chị nói với tôi “một đất nước muốn người dân có ý thức pháp luật thì chính các cơ quan chức năng phải luôn tôn trọng pháp luật trước tiên”. Một con người luôn tôn trọng thượng tôn pháp luật, luôn lấy pháp luật làm cách cư xử trong trong cuộc sống mà lại có thể mang tội tuyên truyền chống phá nhà nước được hay sao?
Cả ba con người trên đều bị nhà nước khép vào tội danh tuyên truyền chống pháp nhà nước, chỉ vì họ dám đi biểu tình chống lại Trung Quốc khi chúng âm mưu xâm chiềm biển đảo quê hương.
Họ dám nói lên sự sai trái vi phạm đạo đức, pháp luật của nhà cầm quyền. Tôi nghĩ rằng họ luôn là những người tù nhân của lịch sử trong cái chế độ muốn biến nhân dân thành những con cừu, để họ nói gì nghe đó. Nhưng không, họ đã chấp nhận tất cả nhưng bất công, sai trái và cả những nguy hiểm rình rập để thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do (CLBNBTD) – nơi quy tụ những blogger, những ngòi bút ưu tư đến tiền đồ dân tộc.
Tôi tin chắc rằng sau này khi con cháu chúng tôi hỏi chúng tôi rằng Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam, lúc đó ông/bà/bố/mẹ/cô/chú đã làm gì? Chúng tôi luôn tự hào về nhưng việc chúng tôi đã làm. Còn những kẻ nào đó đã bịt miệng, đạp mặt bạn bè tôi, hay những kẻ sách nhiễu, ngăn cản, bỏ tù người yêu nước và im lặng trước kẻ thù xâm lăng sẽ phải trả lời trước tòa án của lịch sử , của nhân dân và để lại tiếng nhơ muôn đời.
Để kết thúc bài viết này tôi xin nhắc tới một khẩu hiệu của nhưng cuộc biểu tình trong mùa hè rực lửa 2011: Tổ quốc Việt Nam Là của 90 triệu người Việt Nam! Không riêng của bất kỳ ai, bất kỳ nhóm người nào!