Giảm tiếp các lãi suất điều hành lại "làm giàu" vì "lợi ích nhóm"? - Dân Làm Báo

Giảm tiếp các lãi suất điều hành lại "làm giàu" vì "lợi ích nhóm"?

(Tamnhin.net) -Lãi suất huy động hạ xuống 9% năm các Doanh nghiệp có phần "mừng vui" vì sẽ gỡ bớt được cảnh "kéo cày trả nợ thay trâu" Nhưng niềm vui ấy đã không có được vì các Ngân hàng đã cố tình đẩy lãi suất huy động dài hạn lên đến 14% năm nhằm mục tiêu duy trì mức lãi suất cho vay cả cũ và mới vẫn từ 17 đến 19% năm. Tầm nhìn.net đã có bài nhận định "khi ngân hàng chết thì NHNN cứu còn khi hàng loạt các Doanh nghiệp chết thì ai cứu"? Thực sự là nhóm lợi ích ngân hàng đã dang tay bóp chết các doanh nghiệp và thâu tóm nền kinh tế sao? 

Liên tục các chính sách điều hành của NHNN đưa ra thường xuyên từ đầu năm đến nay chưa thấy bóng dáng một điểm nhấn nào vì doanh nghiệp cả mà hầu hết đều có hình bóng "lợi thế" cho hệ thống ngân hàng mà thôi. Ví như gần đây nhất là quy định trần lãi suất ngắn hạn về 9% năm tại sao không quy định luôn trần huy động dài hạn không quá 11% năm để đảm bảo cho việc ổn định về trần lãi suất huy động.

Từ đó áp dụng trần lãi suất cho vay không quá 14% năm để các Ngân hàng cần làm thủ tục thanh lý các khoản nợ cũ đưa về mức cho vay với lãi suất mới thì mới giảm được "nợ xấu" ra tăng nhưng điều đó đã không được thực hiện mà gần như các khoản nợ cũ mà 100% các doanh nghiệp đang gánh vẫn chịu mức lãi suất khủng từ 17-19% năm làm gì ra để trả lãi ngân hàng đây? Liệu vẫn trò "bóp chết" doanh nghiệp đưa họ về phá sản và thâu tóm nền kinh tế hay không? .

Mặc dù vậy nhưng trên thương trường "ngành ngân hàng " vẫn kêu gào "nợ xấu" cần giải quyết "nợ xấu" ra sao ? thế là chính sách A đòi cho ra đời Công ty mua bán nợ xấu" MAT" rồi hàng loạt các kiểu điều hành "bơm tiền" của các nhóm ngân hàng "Anh chị" cho các Ngân hàng "yếu kém " vực dậy để thâu tóm nền tài chính quốc gia và bóp chết các doanh nghiệp ?

Các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm thêm 1%/năm, là lần cắt giảm thứ năm liên tiếp kể từ đầu năm.
Ngày 29/6/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lại ban hành Quyết định số 1289/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng. Mục tiêu của quyết định này là gì? nhằm hạ nhiệt và nới lỏng tiền tệ ở các liên ngân hàng? Nhưng sao chỉ có các ngân hàng hưởng lợi thế mà không tìm cách giảm lãi suất cho nvay dài hạn xuống mức có thể chịu đựng được là từ 12-14% năm ngay đi? Vì sao vậy ? 

Nếu theo quyết định này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất tái cấp vốn là 10%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 8%/năm;lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng là 11%/năm.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2012 và thay thế Quyết định số 1196/QĐ-NHNN ngày 8/6/2012 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng.

Như vậy, các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm thêm1%/năm, là lần cắt giảm thứ năm liên tiếp kể từ đầu năm. Theo cơ quannày, quyết định được đưa ra trên cơ sở xu hướng giảm của lạm phát vàđiều kiện cung - cầu vốn thị trường. lãi suất trên thị trường mở (OMO) cũng đã thể hiện xu hướng giảm. Ngày 27/6, thị trường ghi nhận Ngân hàng Nhà nước bơm ra thị trường mở 955 tỷ đồng, lãi suất 8%/năm, kỳ hạn 7 ngày.

Như vậy về phía hệ thống ngân hàng thì hoàn toàn "lợi thế" có thể nói là đang ở mức khá "dễ thở" và rất "xông xênh" với khối lượng tiền "tương đối" ổn với chi phí lãi đầu vào khá "nhẹ nhàng" chỉ dưới 10% năm vậy sao các doanh nghiệp không thể tiếp cận được nguồn vốn "hấp dẫn " này mà vẫn phải chịu một mức lãi suất "khủng" của nợ cũ và nếu vay mới cũng không có mức dưới 17% năm cho các khoản vay dài hạn ? Câu hỏi này hỏi mãi rồi ? các doanh nghiệp cũng quá sức chịu đựng rồi ? nhưng vấn đề các doanh nghiệp có "chết" hay phá sản hàng loạt thì cũng chẳng liên quan gì đến nhóm lợi ích ngân hàng ? 

Phương Mai TH


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo