Bài thơ tứ tuyệt ấy
Vang vọng mãi lòng người.
Bốn câu thơ ngắn gọn
Nước Nam người Nam ở.
Trời định thế từ lâu.
Đừng có mà xâm phạm,
Kẻo lại bị đánh đau.
Không gì đúng hơn thế.
Cũng không gì hay hơn.
Đó là lời cảnh cáo
Nhằm bảo vệ giang sơn.
Đến nay vẫn chưa biết
Ai viết bài thơ này.
Điều ấy không quan trọng.
Quan trọng là nó hay.
Nó nói đúng khí phách
Của con cháu Lạc Rồng,
Bản tuyên ngôn đôc lập,
Lời thề với non song.
Thái úy Lý Thường Kiệt
Đã đọc vang bài thơ
Trong đền thờ Trương Hống,
Huyện Yên Phong bây giờ.
Tuyến phòng thủ Như Nguyệt
Đứng sừng sững bên sông.
Binh sĩ nghe tướng đọc
Mà thấy náo nức lòng.
Rồi vạn người như một
Tiến lên theo tiếng thơ.
Khiến quân Tống bỏ chạy,
Ô nhục tận bây giờ.
Nhà thơ không xung trận
Trong trận ấy bên sông,
Nhưng với bài tứ tuyệt
Đã góp phần lập công.
HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG
Giặc xâm lược Mông Cổ,
Sau thất bại lần đầu,
Đem quân đánh Đại Việt
Hai mươi bảy năm sau.
Năm mươi vạn phía Bắc,
Mười vạn phía Chiêm Thành,
Chúng đưa quân ồ ạt,
Hòng đánh nhanh, thắng nhanh.
Biết trước dã tâm giặc,
Năm một hai tám hai,
Tức là ba năm trước,
Vua và các tướng tài
Gặp nhau ở Hội nghị
Có tên là Bình Than
Để bàn mưu giữ nước,
Chống bọn giặc hung tàn.
Hai năm sau, sứ Việt
Do Trần Phủ cầm đầu
Sang, tìm kế hoãn chiến,
Nhưng chẳng đi đến đâu.
Biết không thể hòa hoãn,
Thượng hoàng Trần Thánh Tông
Bèn cho mở Hội nghị
Ở cung điện Diên Hồng.
Khách mời dự Hội nghị
Là các bậc cao niên
Gồm già làng, trưởng lão
Đến từ khắp mọi miền.
Vua mở yến chiêu đãi,
Rồi nói họa Nguyên Mông,
Xin các cụ cho biết:
Ta nên đánh hay không?
Vốn quanh năm chân đất,
Nay được vào hoàng cung,
Được vua ân cần tiếp,
Các cụ vui vô cùng.
Rồi trăm người như một,
Hô to cùng đức vua:
“Đánh! Sát thát! Sát thát!
Đánh đến khi giặc thua!”
Sau Hội nghị, các cụ
Về các làng bản mình
Khích lệ các con cháu
Tham gia vào việc binh.
Hội nghị Diên Hồng ấy
Thể hiện được lòng dân,
Thề quyết tâm giữ nước
Cùng các vị vua Trần.
Vua Trần có thể quyết
Chủ chiến hay chủ hòa,
Nhưng tôn trọng dân chúng
Hỏi đại sự quốc gia.
Quân và dân như một,
Nhờ thế đã đồng lòng,
Ý chí cả dân tộc
Thắng được họa Nguyên Mông.
Một tấm gương trị nước
Giá trị đến ngày nay.
Muốn bảo vệ Tổ quốc,
Phải nhớ bài học này.
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG
1
Có một trận đánh lớn,
Một chiến thắng vẻ vang
Trong lịch sử dân tộc,
Là chiến thắng Bạch Đằng.
Chiến thắng ấy oanh liệt
Chấm dứt hơn nghìn năm
Phải lệ thuộc phương Bắc,
Đau khổ và tối tăm.
Nó lật sang trang mới
Trong lịch sử nước nhà.
Một kỷ nguyên độc lập,
Cho vua và dân ta.
Kỷ nguyên xây dựng nước,
Của văn hóa Thăng Long,
Của văn minh Đại Việt,
Thắng Minh, Tống, Nguyên Mông...
2
Đất nước ta thời ấy
Gọi là Tĩnh Hải Quân,
Còn chưa có quốc hiệu,
Chưa có vua và thần.
Năm chín trăm ba mốt,
Dương Đình Nghệ dấy binh
Đánh đuổi quân Nam Hán,
Tự phong vua cho mình,
Gọi là Tiết Độ Sứ.
Được sáu năm, và rồi
Nha tướng Kiều Công Tiễn
Giết Nghệ để cướp ngôi.
Con rể Dương Đình Nghệ
Là danh tướng Ngô Quyền,
Chiêu binh đánh Công Tiễn,
Trừng trị tội đê hèn.
Công Tiễn sợ, vội vã
Cầu Nam Hán cứu nguy.
Vua Nam Hán, Lưu Nghiễm,
Liền hưởng ứng tức thì.
Hắn sai con, Hoằng Tháo,
Đắc thắng và hung hăng,
Dẫn hai vạn quân thủy
Tiến vào sông Bạch Đằng.
Ngô Quyền, trong khi đó,
Từ châu Ái đánh ra
Giết chết Kiều Công Tiễn,
Chiếm được thành Đại La.
Ông liền cho binh sĩ
Đóng cọc xuống dòng sông,
Những chiếc cọc to, nhọn,
Mũi bịt sắt, bịt đồng.
Cuối đông năm ba tám,
Hoằng Tháo cho chiến thuyền
Từ cửa sông hùng hổ
Cứ rẽ nước tiến lên.
Quân Việt nhử phía trước,
Thuyền chúng tiến sâu vào.
Bất chợt thủy triều rút,
Các cọc nhọn nhô cao.
Phần lớn thuyền bị thủng,
Phần khác kẹt giữa dòng.
Quân Ngô Quyền lúc ấy
Mới được lệnh tấn công.
Hơn nửa quân giặc chết.
Hoằng Tháo, vốn hung hăng,
Giờ bỏ mạng nhục nhã,
Vùi dưới sông Bạch Đằng.
Nghe tin con tử trận,
Vua Nam Hán thất kinh,
Đang phục ở biên giới,
Đành ra lệnh thoái binh.
Thế là từ trận ấy,
Cứ teo dần, teo dần
Giấc mộng của Nam Hán
Đánh chiếm Tĩnh Hải Quân.
Về sau, Trần Hưng Đạo
Cũng dùng cách đánh này
Mà thắng quân Mông Cổ.
Một cách đánh cực hay.
Năm chín trăm ba chín
Ngô Quyền lập triều Ngô
Của một nước độc lập,
Cổ Loa là kinh đô.
Theo các nhà lịch sử,
Ông là vua của vua.
Ông đánh thắng Đại Hán.
Giờ ta, không lẽ thua?
BA LẦN ĐÁNH THẮNG GIẶC NGUYÊN MÔNG
Thái sư Trần Thủ Độ
Đã chuyển giao nhẹ nhàng
Ngai vua cho Trần Cảnh
Từ tay Lý Chiêu Hoàng.
Trong khi đó, phương Bắc
Đầu thế kỷ mười ba,
Người Mông Cổ đánh chiếm
Một vùng đất bao la
Gồm châu Âu, Tây Á,
Rồi như cơn cuồng phong,
Đánh chiếm nhà Tây Hạ,
Xuống phía Nam, phía Đông.
Tiêu diệt nước Nam Tống
Là mục đích đầu tiên,
Chúng mượn đường Đại Việt
Để từ dưới đánh lên.
Các vua Trần từ chối,
Còn nhốt sứ trong nhà.
Năm một hai năm tám,
Chúng đem quân đánh ta.
Gần năm vạn binh sĩ,
Từ Vân Nam tràn sang.
Chúng làm cỏ mọi thứ,
Đồng ruộng và xóm làng.
Hai vua của Đại Việt
Là Thái Tông, Thánh Tông
Dẫn quân ra nghênh chiến,
Nhưng do địch quá đông,
Trận ấy ở Vĩnh Phúc,
Quân Đại Việt thua to,
Thua cả trận Phù Lỗ
Ở bên sông Cà Lồ.
Vua nhà Trần quyết định
Rút khỏi thành Thăng Long,
Làm “nhà không vườn trống”,
Gây khó cho quân Mông.
Nhưng mười ngày sau đó,
Hai vua Trần cùng nhau
Đánh bại quân Mông Cổ
Trong trận Đông Bộ Đầu,
Giờ thuộc đất Hà Nội,
Quận Ba Đình ngày nay.
Giặc phải rút về nước,
Cũng theo đường Bắc - Tây.
Chỉ trong vòng nửa tháng
Cuộc chiến tranh xẩy ra
Và nhanh chóng kết thúc,
Phần thắng thuộc về ta.
3
Hăm bảy năm sau đó,
Tức một hai tám năm
Quân Nguyên Mông lần nữa
Đánh Đại Việt phía Nam.
Quân số năm mươi vạn,
Muốn đánh nhanh, thắng nhanh,
Hai đường bộ phía Bắc,
Đường thủy từ Chiêm Thành.
Cũng như lần thứ nhất,
Lần này quân Nguyên Mông
Thắng trận ở Vạn Kiếp,
Lạng Sơn và sông Hồng.
Sau khi vượt biên giới,
Chưa đầy hai mươi ngày,
Thăng Long bị chúng chiếm.
Tình thế quả rất gay.
Các vua Trần tạm rút
Về Nam Định, Ninh Bình,
Rồi sau theo đường biển,
Lên chốt vùng Quảng Ninh.
Ở phía Nam, quân giặc
Đánh ra từ Chiêm Thành,
Liên tiếp giành thắng lợi
Ở Xứ Nghệ, xứ Thanh.
Đây cũng là vùng đất
Mà vua tôi nhà Trần
Đã rút về chốt giữ,
Đợi thời và yên dân.
Cũng giống như lần trước,
Quân Nguyên gặp khó khăn,
Vì “tiêu thổ kháng chiến”,
Người và ngựa thiếu ăn.
Tinh thần binh sĩ xuống,
Chỉ huy thì nản lòng.
Từ Thanh Hóa lúc ấy
Quân Đại Việt phản công,
Và liên tiếp thắng lợi
Ở Hàm Tử, Chương Dương.
Thành Thăng Long giải phóng,
Chặn hết các ngả đường.
Quân Nguyên Mông tháo chạy.
Bị chặn ở sông Cầu.
Cánh phía Nam bị diệt
Ở Tây Kết, Khoái Châu.
4
Quân Nguyên Mông đại bại,
Lo quân lương, chiến xa,
Đóng thêm nhiều tàu chiến,
Đánh Đại Việt lần ba.
Chúng chia làm ba cánh,
Từ Vân Nam, Quảng Tây
Và Quảng Đông - đường biển -
Hành quân gấp đêm ngày.
Đó là năm tám bảy,
Cuộc chiến cũng không lâu,
Từ tháng Chạp năm ấy
Đến tháng Tư năm sau.
Quân giặc năm mươi vạn,
Quân Trần chỉ hai mươi,
Nhưng ta hơn “địa lợi”
Và hơn cả “nhân thời”.
Giống như hai lần trước,
Chúng chiếm được Thăng Long,
Nhưng thiếu lương, quân đói,
Binh lính lại nản lòng.
Hơn thế, vì bão biển,
Vì thuyền đi lạc đường,
Trần Khánh Dư lại đánh,
Nên mất hết quân lương.
Quân ta do thế yếu,
Về chốt ở Hải Phòng,
Thường tập kích Vạn Kiếp,
Đánh quân thủy trên sông.
Bị đói, bị chia cắt,
Giặc rút khỏi Thăng Long,
Co cụm ở Vạn Kiếp.
Quân Trần chưa tấn công,
Chúng đã chủ động rút,
Đi qua ngả Cao Bằng.
Còn toàn bộ quân thủy
Bỏ mạng trận Bạch Đằng.
Thế là lại thất bại,
Cả ba lần, vua Nguyên,
Thế tổ Hốt Tất Liệt,
Vẫn còn chưa chịu yên.
Hắn muốn đánh Đại Việt,
Chờ thời, chờ binh tình.
Có lần đã xuất phát,
Tướng chết mà hoãn binh
Năm một hai chín bốn,
Định xuất quân, bất ngờ
Hốt Tất Liệt ốm chết,
Mang mộng ấy xuống mồ.
Môt trang sử chói lọi.
Ba lần thắng Nguyên Mông,
Một đế quốc tự mãn
Luôn thắng Tây, thắng Đông.
Đây là thắng lợi lớn
Của binh sĩ, nhân dân,
Hưng Đạo vương Quốc Tuấn
Và của các vua Trần.