Vũ khí của Dân - Dân Làm Báo

Vũ khí của Dân

Tiếp theo bài Tôi có một giấc Mơ

"All men dream, but not equally. Those who dream by night in the dusty recesses of their minds wake in the day to find that it was vanity: but the dreamers of the day are dangerous men, for they may act out their dream with open eyes, to make it possible." -  T.S. Eliot, (1888 – 1965) nhà thơ.

Dịch :

Mọi người đều là người mơ mộng, nhưng không phải ai cũng mơ mộng giống nhau.
Những người mơ màng trong đêm giữa những ngõ ngách bụi mờ của trí óc sẽ thức dậy
để thấy giấc mơ của mình chỉ là chuyện thoáng qua.
Những người mơ mộng giữa ban ngày với đôi mắt mở, mới là người nguy hiểm, vì rất
có thể, họ sẽ đẩy giấc mơ của họ thành hành động, để biến giấc mơ thành hiện thực.


Vũ khi của Dân

Quan hỏi : chúng mày tụ tâp ở đây làm gì thế? Định làm loạn à?

square1 đáp : Dạ, có đâu! Chúng con tụ tập để… mơ!

Quan : hmm, mơ với chả màng! Thế chúng mày mơ cái gì?

square1 : thưa Quan, mơ rằng chúng con sẽ tìm ra vũ khí cho người dân tay không.

Quan ngửa mặt cười : hố hố... Chúng mày là dân, chúng mày cần gì đến vũ khí.
Chỉ Quan như chúng tao mới cần vũ khí mà thôi.
Vũ khí của chúng tao có chân đi giầy để đạp vào mặt chúng mày nếu chúng mày đi biểu tình… yêu nước.
Vũ khí của chúng tao có dùi cui để đập vào đầu vào cổ chúng mày khi cưỡng chế.
Vũ khí của chúng tao có cách bắt chúng mày mở túi mà đóng thuế đóng phí dài dài.
Phải nhớ, chúng tao có còng, chúng tao có súng, chúng tao có nhà tù và hơn thế nữa,
chúng tao tự viết ra Pháp Luật để buộc chúng mày phải tuân phục chúng tao.
Đây mới là siêu vũ khí, là cái vòng Kim cô của chúng mày đấy, nghe chửa.

square1 đáp : thưa Quan, biết vậy, nên chúng con mới mơ ước tìm được thứ vũ khí
có thể vô hiệu hóa cái vòng Kim cô, và có thể giúp chúng con viết lại Luật Pháp,
Luật Pháp mà nhiệm vụ là bảo vệ Quyền con dân như bác Hồ đã hứa năm xưa,
rằng mọi người là bình đẳng, rằng mọi người có quyền tự do,
rằng mọi người có quyền mưu cầu hạnh phúc…

Nghe nhắc đến lời hứa của bác Hồ, Quan cũng hơi nhột, mới hạ giọng, hỏi :
- Thế chúng mày đã tìm được vũ khí nào chưa?

square1 đáp : Dạ, có đấy ạ. Nhưng phải luyện tập rất công phu mới mang ra xài được.

Quan : xài như thế nào?

square1 : xin Quan thử hình dung “kịch bản” này :
Một trường Đại Học công lập có 100 giáo sư và 3000 sinh viên.
Họ có chung 1 ước mơ : Họ đều muốn “cách mạng” việc học.
Cả 3000 sinh viên đều muốn có chương trình học, trường lớp và phương tiện nghiên cứu ngang tầm thế giới như trường MIT của Mỹ chẳng hạn, để không bị tụt hậu quá xa. (xem hình)


Tất cả giáo sư đều muốn lương sẽ tăng gấp 20 lần hiện nay, cộng thêm những bảo hiểm xã hội tiên tiến nhất, để các giáo sư không bận tâm điều gì khác ngoài dậy học.
Và họ muốn có ngay.
Với Facebook, với Yahoo, với Google, với blog, với iphone họ liên lạc, tổ chức để đòi chính phủ thực hiện các điều trên, và tuyên ngôn :

“Chúng tôi sẽ khởi xướng cuộc cách mạng giáo dục trong 3 ngày tới.

3 ngày, kể từ tuyên ngôn này , chúng tôi sẽ tiến hành :

1 - tất cả các giáo sư của trường sẽ ngồi nhà. Không đến trường. Không đến lớp. Trong 3 ngày.
2 - sau 3 ngày này, tất cả các sinh viên cũng sẽ không đến trường không đến lớp. Trong 3 ngày.
3 - Sau 6 ngày này, chúng tôi lại đến trường lớp như bình thường trong 1 tháng.
4 - Sau 1 tháng, chúng tôi sẽ lập lại các bước trên, với thời gian ngồi nhà nhân đôi.

Nếu không có đáp ứng thỏa đáng của chính phủ hay có bất kỳ sự xâm hại,
đe dọa nào nhắm vào các giáo sư hay các sinh viên từ nhà cầm quyền trong các bước trên,
chúng tôi sẽ đi bước 4…

Và sau đó :

Bước 5 – các trường đại học khác cũng sẽ làm y chang như vậy.
Rồi đến các trường Trung học, các trường tiểu học,
Khắp các tỉnh thành, khắp nước.


Thưa Quan, bao lâu thì nhà nước ta sẽ phải đáp ứng nếu như không muốn các ngành nghề khác tham gia vào cuộc "biểu tình ngồi nhà" này? 

Liệu nhà nước ta có dám "noi gương" Thiên an Môn mà cho quân đội nhân dân xài đạn thật và mang xe tăng đến nghiến nát đám sinh viên?

Liệu nhà nước ta có dám còng đầu 100 giáo sư và 3000 thanh niên trong thời đại "a còng"?

Ngoài giáo chức và sinh viên học sinh, hàng ngày, còn biết bao người trong các ngành nghề khác tham gia vào việc vận hành guồng máy là xã hội chúng ta.

Những sinh hoạt bình thường hàng ngày khiến xã hội trở thành xã hội.

Những người trong ngành cung cấp điện? Những người trong ngành cung cấp nước? Những người tài xế? Những kỹ sư, bác sĩ, những người bán hàng, những người tiêu thụ?

Hãy thử hình dung trong 3 ngày, không 1 công nhân nào đến xưởng,
không 1 trạm bán xăng nào mở cửa, không ai họp chợ.
Không 1 người nào xài tiền, không 1 người nào mua sắm?

Quan hãy nhớ : Quan đúng là người cầm quyền xã hội này,
Nhưng chúng con – người dân – mới là người làm xã hội này hoạt động.
Nếu như chúng con nhất loạt tách mình ra khỏi mọi hoạt động xã hội,
thì thưa Quan, trong bao lâu xã hội mà Quan cầm quyền sẽ xụm?
Quyết định không vận hành guồng máy xã hội sẽ là vũ khí của chúng con.
Quan cười lớn : đồ điên…. Tao vẫn tưởng phản động chúng mày lợi hại…
Chứ chỉ mơ tưởng hão huyền như thế này thì từ nay tao bảo chúng nó làm Luật
cho chúng mày được tha hồ mà tự do… phản động!
Quan ngửa mặt cười hô hố, quay lưng, phủi đít mà đi.


square1 cúi đầu chào, nói nhỏ như nói với mình : 

thưa Quan, chúng con là bọn người mơ giữa ban ngày, với đôi mắt mở,

chờ Quan khuất bóng, square1 quay vào mở laptop,
đọc tiếp quyển sách chỉ dẫn cách làm Vũ khí cho Dân

Từ Độc Tài đến Dân Chủ = From Dictatorship to Democracy

và các bài :

Tự giải phóng = Self-Liberation
Về Chiến lược đụng độ không dùng vũ lực = On Strategic Nonviolent Conflict


(2 bài này đã dịch ra tiềng Việt, xin bấm vào link ghi Vietnamese)

------ Ghi chú về Tác giả quyến sách trên :


Gene Sharp, nay 84 tuổi, giáo sư Đại Học Mỹ, đã dành cả đời chỉ để làm... phản động.
Tâm nguyện của ông đơn giản : tìm 1 phương cách, 1 lý thuyết để người dân
tay không có thể đối đầu được với những thể chế cầm quyền có súng có còng

và luôn sẵn sàng xuất chiêu áp chế.
Không chỉ đối địch, mà còn đủ sức để lật đổ những độc tài.
Những nguyên tắc chống đối không dùng vũ lực của ông đã được áp dụng

và thành công trong Cách Mang Da Cam năm 2004 ở Ukraine,
Đã lật đổ được nhà độc tài Milosevic năm 2000 ở Serbia.
Các nguyên tắc tranh đấu của ông được nghiên cứu và áp dụng ở Myanmar, ở Indonesia,
ở Ai cập, ở Phi luật Tân, ở Tây Tạng, ở Miến Điện và ở cuộc nổi dậy Mùa Xuân Ả Rập.
... Và ở tất cả nơi nào mà người dân tay không muốn tạo cho mình 1 sức mạnh
đủ để đánh đổ 1 thể chế độc tài bất công mà họ đang phải chịu, như Việt Nam ta.

Tên của ông đồng nghĩa với cơn ác mộng của những chế độ độc tài.
Tên ông được đề cử vào danh sách những người tranh giải Nobel năm 2009.
Và ý tưởng của ông không thể là chuyện tào lao : năm 25 tuổi,
ông đã được Albert Einstein viết lời giới thiệu cho sách mới của mình.

http://www.aeinstein.org/organizationsVietFDTD.html

square1


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo