Văn Trường (Danlambao) - Trong một đất nước, nói theo lối bình dân bỗ bã là “năm cha ba mẹ” như ngày nay, mạnh ai nấy lo “thủ”, mạnh ai nấy lo “vùa”, thì chuyện mất nước như người dân tả chân “nhìn được chạm thấy” là điều dễ hiểu. Đã đến lúc chúng ta không nên “tránh né”, ông Tổng Trọng không cảm thấy thoải mái trong chuyện nhân quyền hay đấu tranh chống Trung cộng, đó là chuyện của ông ấy, còn chuyện của chúng ta là phải lo cho chuyện mất còn của đất nước. Nếu cần ta sẵn sàng gạt ông ấy sang một bên...
*
Không đợi tới hôm nay người ta mới thất vọng, chuyện Asean không có được một bản thông cáo chung, về chuyện tranh chấp trên biển Đông, người ta đã nhìn thấy tương lai của của hội nghị lần này ngay từ năm ngoái sau khi bế mạc diễn đàn ARF18 và AMM44 tại Bali – Indonesia. Philippines lúc đó, nước này không hài lòng với một DOC, và vẫn kiên trì đưa ra ý kiến phải phân định rõ ràng, các vùng biển có tranh chấp và không có tranh chấp.
Về phía Hoa Kỳ, Bà Hillary Clinton tuyên bố về kết quả ARF 18 lần đó, bà nói “Đó chỉ là bước đi đầu tiên, cần hành đông nhanh chóng tiến tới một bộ quy tắc ứng xử trên cơ sở luật pháp quốc tế”, và bà cũng kêu gọi về một bộ quy tắc ứng xử COC (Code Of Conduct) toàn diện hơn và mang tính ràng buộc. Bà nói nhanh chóng bởi bà nhìn thấy cái họa China, một khi không có gì trói buộc chúng, như một COC có tính ràng buộc pháp lý.
Khi ấy người Tây phương, có thể đã thấy hết được mức độ cần thiết ngay tức khắc, phải cột con thú điên China này lại, trong khi Philippines nói thẳng cần minh định vùng tranh chấp và vùng không tranh chấp theo UNCLOS 82. Điều này cho thấy Philippines sáng suốt hơn Việt Nam trong cái nhìn sự việc cần giải quyết, chuyện thiếu khôn ngoan nơi Việt Nam có thể do quá lệ thuộc vào Trung cộng mà nên.
Để hỗ trợ cho ý đồ cướp trắng hơn 35 triệu km vuông biển đông cho mình, mà Trung cộng dùng đòn bẫy kinh tế, nhắm vào các nước không trong vòng tranh chấp trên biển Đông. Kết quả lợi dụng tình hình cùng chuyện COC chưa đi đến đâu, con thú điên China hung hăng cắn càn, hai chuyện Scarborough của Philippines và chuyện mời thầu 9 lô dầu khí của VN mới đây, tất cả cho thấy đều là chuyện vi phạm trắng trợn thềm lục địa, và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước khác.
Chuyện hôm nay Trung cộng đã phần nào gặt kết quả tốt cho chúng, trong tạo nên những liên minh bằng tư lợi với Campuchia, Thái Lan cùng Malaysia, nhắm vào sự phá vỡ liên kết của các nước Đông Nam Á, đang chống lại hành vi cướp biển của chúng đã rõ. Có thể nói là không quá lời, khi gọi Trung cộng hiện nay là một quốc gia không tôn trọng lẽ phải cùng luật pháp quốc tế, chúng thừa biết hành động càn rỡ của chúng, thế giới thấy rất rõ một Trung quốc bẩn thỉu.
Nhìn vào kết quả của hội nghị Asean lần này, cho ta thấy một Trung cộng âm mưa thống lãnh cùng bá quyền, nay là lúc chúng không còn e ngại, hay phải khôn khéo che dấu mọi hành vi của mình. Mọi hành động của chúng thật lộ liễu như thể một thách thức dư luận, vì thế không sai khi ta nói đã qua rồi thời chúng đi nhẹ nói khẽ, còn người trực tánh thì nói thẳng là đã đến lúc chúng thể hiện hết những gì bản chất vô liêm sỉ của chúng bằng hành động lẫn lời nói.
Qua kết quả hội nghị Asean lần này, bà ngoại Trưởng Hillary Clinton đã nói là ít nhất các nước Asean nay công khai bày tỏ bất đồng, sau nhiều năm mà theo các phân tích gia là họ đã tránh né các vấn đề tranh cãi. Câu bà nói “Đó là dấu hiệu trưởng thành của Asean khi họ tranh luận một số vấn đề rất hóc búa, họ không tránh né”, qua câu đó chúng ta nên suy nghĩ về chuyện của đất nước mình, chuyện riêng của ta trong cái chung “họa China”, vì hơn ai hết nước ta là tuyến đầu, mà cũng là mục tiêu chúng cần phải thanh toán trước hơn ai hết.
Trung cộng, trong phát triển và bành trướng, hướng nam và hướng đông là hai con đường độc nhất trong khu vực chúng có được, vì thế biển đông cùng lãnh thổ của ta trở thành nạn nhân của chúng, chuyện này thiết nghĩ không cần nói ai trong chúng ta đều rõ. Một thật tế không thể chối cãi, biển Đông của chúng ta nay chỉ còn không tới trăm hải lý trở vào bờ, vừa rồi trong 9 lô dầu mà Trung cộng mời chào khai thác, có lô cách bờ Phan Thiết chúng ta chưa tới 60 hải lý.
Còn trên đất liền, dân ta đã nghe những chuyến di dân thoải mái của Trung cộng, chúng hãnh tiến nói rằng chúng đã cắm chốt đều khắp trên lãnh thổ chúng ta, mà một số anh em mình vẫn gọi là dạng da beo với các khu Đông đô đại phố, hay nhượng địa cho người Hoa trong khai thác kinh tế. Có lẽ thực tế còn hơn thế nữa với những vụ việc như vừa mới đây được khui ra tại xã Hàm Đức, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận, người Trung Quốc đã mua hơn trăm héc ta đất để mở doanh nghiệp, những chuyện như thế này nay ta nghe đã quen tai, và nhìn đã quen mắt.
Trung cộng ăn cướp dầu, nằm ngay trên thềm lục địa kinh tế 200 hải lý hợp pháp, theo luật biển quốc tế thuộc chủ quyền Việt Nam, mà Nhân dân nhật báo Trung cộng nói, công ty Dầu mỏ Quốc gia Thái Lan "có hứng thú", và "sẽ thảo luận tính khả thi để khai thác". Vậy chuyện Thái Lan hay Malaysia cũng có thể cũng sẽ không quan tâm đến tranh chấp chính trị, mà chủ yếu hai nước này nhắm tạo lợi ích kinh tế, trong hợp tác cùng TQ khai thác trên danh nghĩa nhà thầu, để phân chia lợi nhuận, và với lần đầu này mà có kết quả, chắc chắn chúng ta sẽ không yên với chúng sau này.
Đây có khác chi Campuchia trong đòn bẩy kinh tế của Trung cộng, mà ngăn trở Asean trong đoàn kết, AFP dẫn lời một nhà ngoại giao cho hay, sở dĩ Campuchia gạt bỏ đề nghị của Việt Nam và Philippines, là vì "áp lực vô cùng căng thẳng từ một nước lớn", ám chỉ Trung cộng. “Dường như Campuchia đã được hiệu lệnh nghiêm khắc từ nước lớn này”, cho thấy Trung cộng không chỉ riêng thực lực chúng, mà chúng còn kết bè cánh ngay cả người trong cuộc, nhìn nội tình Asean và ngay cả trong nước ta, thì thấy rõ ngay được điều đó.
Những bè cá Vũng Rô Cam Ranh Long Sơn, mang tính cò con huyện xã, những thuê mướn cùng khai thác rừng lâm sản lớn hơn của tỉnh ủy địa phương biên giới phía bắc, hay chủ trương Bô Xít mang tính qui mô nhà nước trung ương tại tây nguyên. Chắc chắn còn bao nhiêu nơi nữa, mà vì quá nhiều nên ta không còn lạ để mà chú ý quan tâm, thử hỏi cùng là xâm lăng lãnh thổ hay lãnh hải thì có khác gì nhau? Hay cùng một chủ trương xâm lấn? Những sự việc này có hay không sự tiếp sức tay trong tay ngoài, và chống chúng vì HS-TS còn trên đất liền thì ta bỏ quên?
Trong chuyến thăm vừa qua của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, có chuyện ai cũng chú ý là bà Clinton chủ động gặp TBT Nguyễn Phú Trọng không ngoài tìm hiểu về sự dè dặt của bên trong đảng CSVN về mối qua hệ với Hoa Kỳ. Người dân cho rằng chuyện cấu kết giữa TQ với cả ông Tổng Bí thư lẫn một số thành phần trong Bộ Chính trị, đặc biệt là phía công an và quân đội, họ lo ngại sâu sắc về mối quan hệ với Hoa Kỳ, mà trong đó có yêu cầu về nhân quyền. Lại thêm sự đấu tranh của người dân, cho sự vẹn toàn lãnh thổ trước sự xâm lăng của Trung cộng, theo họ chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu, tác động đến sống còn của chế độ.
Trong một đất nước, nói theo lối bình dân bỗ bã là “năm cha ba mẹ” như ngày nay, mạnh ai nấy lo “thủ”, mạnh ai nấy lo “vùa”, thì chuyện mất nước như người dân tả chân “nhìn được chạm thấy” là điều dễ hiểu. Đã đến lúc chúng ta không nên “tránh né”, ông Tổng Trọng không cảm thấy thoải mái trong chuyện nhân quyền hay đấu tranh chống Trung cộng, đó là chuyện của ông ấy, còn chuyện của chúng ta là phải lo cho chuyện mất còn của đất nước. Nếu cần ta sẵn sàng gạt ông ấy sang một bên.