Liên minh Báo chí Đông Nam Á & Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới lên tiếng về tình trạng đàn áp blogger và trường hợp của Điếu Cày - Dân Làm Báo

Liên minh Báo chí Đông Nam Á & Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới lên tiếng về tình trạng đàn áp blogger và trường hợp của Điếu Cày

Dân Làm Báo - Trong bản phúc trình mới nhất về tình hình tự do thông tin, tự do ngôn luận tại Việt Nam, Liên minh Báo chí Đông Nam Á (SEAPA) và Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới (RSF) đã lên tình trạng tăng cường đàn áp blogger và việc tiếp tục giam giữ trái pháp luật blogger Điếu Cày của Việt Nam.
 

Theo SEAPA và RSF, một nhóm blogger đã bị sách nhiễu và tấn công dẫn đến thương tích tại Tp Hồ Chí Minh vào tối ngày 13 tháng 7 năm 2012 bởi một nhóm côn đồ lạ mặt đã theo dõi họ trước đó tại một buổi tiệc sinh nhật. Các blogger bị thương sau vụ đập kính xe này là Nguyễn Hoàng Vi, Bùi Hằng, Lee Nguyễn cùng anh Lê Quốc Quyết và bà Dương Thị Tân (vợ cũ của blogger Điếu Cày).

 

Tổ chức RSF cho rằng: "Các nhà chức trách đang cố bịt miệng những người bất đồng chính kiến bằng cách hành hung, thẩm vấn và bắt giữ họ bất hợp pháp". Tổ chức này cũng cho biết: "Họ đang hành động như côn đồ với các blogger bởi vì họ lo sợ rằng làn sóng dư luận trước các cuộc biểu tình chống Trung Quốc có thể tạo ra mối đe dọa cho sự ổn định nội bộ". 
"Các nhà hoạt động không phải là tội phạm. Họ chỉ đang sử dụng quyền công dân của mình để truyền tin tức và thông tin phải được phát hành không chậm trễ. Chúng tôi cũng kêu gọi việc thả ngay ông Nguyễn Văn Hải, một blogger được biết đến với bút danh Điếu Cày, người vẫn đang bị đàn áp trong khi bị giam giữ ".
 

Cũng theo RSF đã có thêm ba nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi nông dân đã bị kết án đến năm năm rưỡi tù giam vào ngày 16 tháng 7 về tội "tuyên truyền chống phá nhà nước". Những người này đã bị bắt giữ vào tháng 6 năm 2011 sau một cuộc phỏng vấn truyền thông nước ngoài, trong đó họ cáo buộc đảng Cộng sản và các quan chức chính phủ vi phạm nhân quyền. Các nhà hoạt động trên cũng bị cáo buộc là đã kích động nông dân tham gia vào cuộc biểu tình chống lại chính sách xâm lấn lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. 

"Nhận thức được tình trạng bất ổn trên thế giới qua cuộc cách mạng tại Ả Rập và các cải cách gần đây ủng hộ dân chủ tại Miến Điện, chính quyền Việt Nam đã tăng cường kiểm soát và sử dụng mọi biện pháp đàn áp trong một nỗ lực hạn chế sự bất ổn". 

Theo báo cáo của RSF, tại Việt Nam hiện có ít nhất 18 người hiện đang bị giam giữ vì bày tỏ quan điểm của họ một cách tự do trực tuyến. Và Việt Nam được xem là "kẻ thù của Internet". Điều này khiến cho đất nước này trở thành nhà tù lớn thứ ba thế giới dành cho các blogger và những người bất đồng chính kiến ​​trên mạng, sau Trung Quốc và Iran. 

Bản tin do Dân Làm Báo trích dịch từ SEAPA Repress Release và Phúc trình của RSF




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo