"Đường lối ASEAN" trong cơn bão Biển Đông - Dân Làm Báo

"Đường lối ASEAN" trong cơn bão Biển Đông

Stuart Grudgings * Chuyển dịch: Bần Cố Nông (Danlambao) - Trong lúc bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario đang nêu nên vấn đề nhạy cảm của Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) tại cuộc họp thượng đỉnh châu Á tuần trước, microphone của ông bất chợt bị chết.

Một trục trặc kỹ thuật, nước chủ nhà Campuchia cho biết như thế. "Có lẽ là một điều gì đó nham hiểm hơn", một nhà ngoại giao thất vọng bởi những nỗ lực của Trung Quốc - đồng minh của Campuchia - cho biết, đã có những hành động nhằm loại bỏ các vấn đền Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự.

Tin đó và những thông tin khác, từ những nhà ngoại giao có liên quan trực tiếp đến các cuộc đàm phán mô tả lại cho Reuters biết, cho thấy các quốc gia Đông Nam Á đã bị chia rẽ trầm trọng do ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực ngày càng lớn.

10 quốc gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), với mục đích tạo thành một khối kinh tế kiểu EU vào năm 2015, khẳng định rằng họ vẫn còn đoàn kết bất chấp sự thất bại lần đầu tiên trong 45 năm của khối vì đã không đưa ra được một tuyên bố thống nhất nào cho hội nghị thượng đỉnh lần này.

Tuy nhiên, những cuộc phỏng vấn của Reuters cho thấy sự bất hòa sâu sắc và nóng nảy tại hội nghị thượng đỉnh vào tuần trước, trái ngược với châm ngôn của ASEAN là hòa hợp và tranh luận hài hòa. "Đó là một trong các cuộc họp nóng nhất trong lịch sử của ASEAN", một nhà ngoại giao đã cho biết. Một người khác cũng mô tả Campuchia, nước hiện giữ chức chủ tịch ASEAN quay vòng trong năm nay, là "chiếc ghế tồi tệ nhất", và cho biết Trung Quốc đã có hiệu quả mua lòng trung thành của nó (Campuchia) và của một số quốc gia khác với sự "bố thí" kinh tế hào phóng.

Sự cố đã để lại những nỗ lực xây dựng các "quy tắc ứng xử" hàng hải năm nay giữa ASEAN và Trung Quốc đổ vỡ, và làm tăng nguy cơ leo thang về chính sách "bên miệng hố chiến tranh" hải quân trên vùng biển giàu dầu hỏa với khả năng biến thành cuộc xung đột.

Đó cũng những thách thức lớn phải đối mặt bởi Hoa Kỳ và chính sách tái tập trung quân sự và kinh tế vào châu Á, đáp trả lại cho sự vươn lên của Trung Quốc. Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đã trở thành điểm nóng quân sự lớn nhất châu Á vì những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối nghịch với Việt Nam và Phi Luật Tân, cùng tranh đua khai thác trữ lượng dầu mỏ có thể rất lớn ở khu vực.

Trung Quốc VI PHẠM, bên trong chính điện

Sự thất bại chạm vào một nỗi sợ hãi lâu dài của ASEAN, ông Carlyle Thayer, một giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc - mà thiếu sự thống nhất sẽ cho phép các quyền lực ngoại quốc lợi dụng sự khác biệt của khối. "Điều này là lỗ thủng lớn đầu tiên cho bờ đê tự chủ của khu vực," ông nói. "Trung Quốc đã tiến đến khu vực riêng (chính điện) trong ASEAN và dùng lối chơi trên các phân hóa nội bộ ASEAN."

Thủ tướng Campuchia là ông Hun Sen đã giận dữ bác bỏ ý kiến cho rằng Trung Quốc đã "mua" sự hỗ trợ của Campuchia trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Campuchia là 1 tỷ 200 triệu đô la trong năm 2011, gấp 10 lần so với của Hoa Kỳ, theo ước tính của Hội đồng của chính phủ cho sự phát triển của Campuchia. Trung Quốc đầu tư và thương mại cũng gia tăng ở các nước láng giềng là Miến Điện và Lào.

Theo các nhà ngoại giao cho biết thì Campuchia gạt bỏ đi những nỗ lực đưa vấn đề về vùng biển tranh chấp vào trong cuộc họp ASEAN tuần trước cũng như Diễn đàn Khu vực ASEAN, bao gồm Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tổng thư ký ASEAN là Surin Pitsuwan đã bị cắt ngang trong bài diễn văn của ông bởi bộ trưởng ngoại giao của Campuchia. Bởi vì ông đã cố gắng nêu các chủ đề (Biển Đông) vào trong hội nghị, một số nhà ngoại giao Đông Nam Á đã cho biết như thế.

Sự cố microphone của Del Rosario đã xảy ra tại một cuộc họp sáng thứ năm trong cuộc họp cấp bộ trưởng, các nhà ngoại giao cho biết, khi ông đang nêu vấn đề ra mặc dù khăng khăng của Cam-pu-chia rằng nó không nên được thảo luận. Người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cam-pu-chia cho biết thật là "khập khiểng" khi nói rằng microphone đã được cố tình tắt đi.

Hôm thứ Sáu, ngày cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh, các nhà ngoại giao tranh thủ để tránh sự sỉ nhục và đồng ý một văn bản giờ thứ 11 cho một tuyên bố chung. Nước khổng lồ Indonesia của khu vực là quốc gia khởi xướng. Bộ trưởng Ngoại giao Marty Natalegawa thậm chí được gọi người đồng nhiệm Singapore trở lại từ sân bay để giúp soạn thảo một bản thỏa thuận, một nhà ngoại giao ASEAN đã nói.

Ông Natalegawa đã soạn thảo 18 phiên bản khác nhau của bản tuyên bố trong một nỗ lực tuyệt vọng để xoa dịu cả Campuchia và hai quốc gia yêu cầu là Philippines và Việt Nam, một nhà ngoại giao cho biết. Nhân viên của ông Natalegawa đã chạy hối hả qua Cung Hòa bình ở Phnom Penh để có được bản dự thảo mới nhất cho các máy in.

Tuy nhiên, cố gắng cuối cùng đã bị đình trệ bởi sự thiếu thiện chí của Campuchia cho bất kỳ sự đề cập nào đến Bãi đá ngầm Scarborough - nơi tranh chấp hải quân gần đây giữa Trung Quốc và Phi Luật Tân - ngay cả sau khi Manila chấp nhận một đề nghị từ Indonesia là thay đổi ngôn từ thành "bãi cát ngầm liên quan".

"Nước chủ nhà cần đóng một vai trò lớn hơn, nhưng họ đã không làm", một nhà ngoại giao ASEAN nói. 

Và sau đó bất hòa xảy ra. Phi Luật Tân cho biết họ lấy làm tiếc về kết quả và ông Del Rosario đã tổ chức một cuộc họp báo ở Manila để lên án "sự gia tăng quyết đoán" của một nước không nêu tên (nước lạ!) trong vùng biển tranh chấp, và cảnh báo rằng nước đó đã làm gia tăng nguy cơ xung đột.

Đó là ngôn ngữ cực kỳ thẳng thừng đến từ một hiệp hội từ lâu đã gạt bỏ những chỉ trích về sự nhạt nhẽo trong các báo cáo và thiếu các chính sách mạnh mẽ bằng cách trích dẫn đó là đường lối của ASEAN - phương pháp riêng biệt và hợp tác không xung đột.

Quy Tắc Ứng Xử bị lung lay

Trung Quốc tuyên bố tất cả vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) trong vòng một khổng lồ, vòng lặp "chín đoạn", và đã từ chối bất kỳ "quốc tế hóa" các tranh chấp hoặc đàm phán song phương trực tiếp. Họ đã được sử dụng các đường chấm chấm trên bản đồ có niên đại cho chính phủ Quốc Dân Đảng của những năm 1940. Tháng trước, Bắc Kinh cho biết nó đã bắt đầu tình trạng "sẵn sàng chiến đấu " tuần tra quanh các vùng biển mà Việt Nam tuyến bố chủ quyền sau khi bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ luật biển Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bây giờ, Phi Luật Tân và Việt Nam, hai quốc gia nhìn thấy một sự leo thang đối đầu hải quân với Trung Quốc, muốn sự ủng hộ của ASEAN để giúp họ chống lại gã khổng lồ trong khu vực. Nếu không có một lập trường mạnh mẽ của ASEAN, những nước này có thể thúc đẩy mở rộng liên minh với Hoa Kỳ mạnh mẽ hơn. Khi làm như vậy, họ cũng phải cảnh giác về những thiệt hại thương mại chặt chẽ và quan hệ đầu tư với Trung Quốc, nền kinh tế ảnh hưởng lớn của châu Á.

Khối ASEAN và Trung Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức về quy tắc ứng xử (COC) để giúp chế ngự các tranh chấp trong tháng Chín này, hy vọng sẽ hoàn tất một thỏa thuận vào kỳ hội nghị thượng đỉnh ASEAN kế, trong tháng mười một. Sự cố chua cay tuần trước đặt nghi ngờ của kế hoạch này vào thời điểm mà các căng thẳng hải quân đang gia tăng mạnh mẽ.

"Làm thế nào mà ASEAN có thể đóng một vai trò trung tâm khi nó không có một quan điểm chung?" Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa cho biết vào hôm thứ Hai, tuyên bố ông sẽ công du các nước ASEAN trong tuần này để cố gắng đạt được một tuyên bố chung.

Tất cả các bên trở nên cứng rắn hơn, khuyến khích bởi chủ nghĩa dân tộc ngày càng cao về khu vực tranh chấp trong các quốc gia đòi chủ quyền, điều đó làm giảm cơ hội một quy tắc có ý nghĩa được ký kết và đồng thời gia tăng khả năng của một cuộc đụng độ hải quân.

Thêm vào sự bi quan cho một quy tắc ứng xử là các quốc gia nắm giữ chức Chủ tịch ASEAN trong hai năm tiếp theo, đó là vương quốc Brunei nhỏ bé vào năm tới và tiếp theo vào năm 2014 là Miến Điện (nước phụ thuộc vào Trung Quốc).

Một tập hợp các quy tắc ràng buộc sẽ là một hướng cho châu Á thiếu cơ chế an ninh để có thể ngăn chặn sự leo thang căng thẳng thành một cuộc xung đột hải quân toàn diện.

"NATO và Liên Xô đã có những cơ chế như thế. Nếu bất cứ điều gì xảy ra thì đã có các quy tắc của cuộc chơi trong khuôn khổ đã định", ông Ian Storey, một thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho biết.

"Không có những luật lệ cho cuộc chơi ở đây (ASEAN)."

Stuart Grudgings (REUTERS) 


(Báo cáo bổ sung của Olivia Rondonuwu tại Jakarta, Prak Chan Thul tại Phnom Penh và Ben Blanchard tại Bắc Kinh.)


Chuyển dịch:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo