Không cần lực lượng chuyên trách chống khủng bố - Dân Làm Báo

Không cần lực lượng chuyên trách chống khủng bố

Anh Thư (baomoi)Viện dẫn điều 230a của Bộ luật hình sự quy định người nào gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì được coi là khủng bố, Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý băn khoăn: "Khái niệm về khủng bố trong dự án luật so với tội danh Khủng bố của Bộ Luật hình sự khác nhau thế nào?"...

*
 
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng chưa cần thiết thành lập lực lượng chuyên trách chống khủng bố nhưng vẫn phải tập luyện thường xuyên, có phương án ứng phó để khi xảy ra việc có thể giải quyết nhanh.

Chiều 17/8, tiếp tục Phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII đã cho ý kiến về dự án Luật phòng, chống khủng bố. 

Theo đánh giá của cơ quan soạn thảo (Bộ Công an), những năm gần đây, hoạt động khủng bố có xu hướng gia tăng với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi và tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Khủng bố có tổ chức xuyên quốc gia đang trở thành thách thức lớn đối với hòa bình, an ninh quốc tế. 

"Đấu tranh phòng, chống khủng bố là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia", Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho hay. 

Theo Ban soạn thảo, việc xây dựng Luật Phòng chống khủng bố nhằm góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và đáp ứng tình hình thực tế trong nước và quốc tế. 

Một cuộc diễn tập khủng bố trên sông Hồng.

Viện dẫn điều 230a của Bộ luật hình sự quy định người nào gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì được coi là khủng bố, Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý băn khoăn: "Khái niệm về khủng bố trong dự án luật so với tội danh Khủng bố của Bộ Luật hình sự khác nhau thế nào?". 

Nhiều đại biểu cùng quan điểm, cho rằng cần làm rõ khái niệm thế nào là khủng bố để từ đó mở rộng các điều khoản khác trong luật. "Trên thế giới mỗi nước đều có quy định theo mục đích chính trị của mình. Tôi tán thành việc nên rút ra khái niệm khủng bố. Tuy nhiên cũng cần phải bàn kỹ để khái niệm bao hàm được hết, quy định các hành vi cũng phải bao hàm hết vì hiện nay chúng ta chưa khái quát hết được", một ý kiến nêu. 

Đánh giá giờ mới xây dựng luật khủng bố là quá muộn so với thực tiễn của đất nước, song Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội K'sor Phước cho rằng không nên có bộ phận chuyên trách chống khủng bố. Đa phần ý kiến đều tán thành trong tình hình hiện nay chưa cần có một lực lượng chuyên trách chống khủng bố để đỡ tốn kém. 

"Không cần lực lượng chuyên trách nhưng chỉ huy thì phải cân nhắc. Tôi đề nghị phải xác định rõ phạm vi, địa bàn và đối tượng của lực lượng công an và quân đội, chứ không sẽ dễ trùng, dẫm lên nhau, lấn sân sang nhau dẫn đến khó chỉ đạo", ông K'sor Phước phát biểu. 

Kết thúc phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhất trí với với ý kiến của nhiều đại biểu và gợi ý: "Không có lực lượng chuyên trách nhưng vẫn phải coi đơn vị này là nòng cốt, định hình từ trước, phải tập luyện thường xuyên, có phương án ứng phó, phân công cụ thể để khi xảy ra việc có thể giải quyết nhanh”. 



*

Điều 230a của Bộ luật hình sự quy định người nào gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì được coi là khủng bố:










Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo