Trần Hoàng Lan (Danlambao) - Biệt danh "Mười hoạn lợn" chỉ cựu TBT Đỗ Mười. Cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh từng bị tố cáo thời làm ở đồn điền cao su đã mang biệt danh là "cai lé". Biệt danh "Trọng lú" của đương kim TBT Nguyễn Phú Trọng bằng cấp đầy mình nhưng định hướng thì "tối tăm mù mịt". Biệt danh "Triết hề", "Triết ngố" của cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Riêng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì có nhiều biệt danh và phần lớn trong số chúng nếu không có xuất xứ từ các tổn hại mà ông gây ra cho đất nước, cộng đồng thì cũng là những thói xấu hoặc cách hành xử không xứng đáng với cương vị...
*
Biệt danh là tên riêng khác với tên vốn có. Được đặt hoặc tự đặt để sử dụng với các mục đích khác nhau. Nó có thể không hoặc chứa cả tên vốn có. Là một từ, một cụm từ có nghĩa hoặc không, thậm chí lại là tên riêng của một người khác. Nghe nhắc tới biệt danh của mình có thể dửng dưng, thích, không thích hoặc vô cùng tức tối tùy thuộc ý nghĩa là vô thưởng vô phạt, ca ngợi tôn vinh hay mỉa mai châm biếm.
Trong một số gia đình, lũ trẻ ngoài tên khai sinh còn được người lớn đặt cho biệt danh. Để gọi chúng cho dễ, cho có vẻ ngộ nghĩnh, có vẻ khác người, hoặc thích gọi thế, hoặc biểu thị một ý nghĩa nào đó. Nhà này người lớn khoái câu chuyên cổ tích Tấm Cám và bài thơ "Bà Còng đi chợ trời mưa" thích gọi con cháu là Tôm, Tép, Tí, Bống, Bang. Nhà nọ xem chừng lo cho hai đứa con lành như đất của mình thì chọn là Nhím, Rết để cảnh báo những đứa hay bắt nạt chúng. Hai vợ chồng anh X cùng là giáo viên tiếng Anh trong trường chuyên của thành phố lũ con lần lượt cũng có thêm những tên "tây đặc sệt": Kit, Bôp. Ba chị em gái của gia đình nhà kia xinh xắn, lễ phép nhưng tên gọi ở nhà thì toàn là họ hàng thân cận của vịt giời: Vịt, Ngan, Ngỗng. Hỏi ra mới biết bố mẹ bị họ hàng, bạn bè gièm pha trêu chọc bèn trút nỗi niềm lên lũ con. Một lần chơi nhà người bạn nghe thấy họ gọi con là Tão. Lạ. Về tra không thấy có trong từ điển. Nhưng chưa có dịp hỏi lại chủ nhà.
Biệt danh cũng còn được dùng để phân biệt những người trùng tên trong một tập thể. Chúng có thể là những đặc điểm về hình thể, những tính cách đặc biệt,.. thậm chí cả những địa danh. Câu lạc bộ thể thao nọ có ba ông trùng tên, nên một tập tễnh được gọi là Thành què, còn mất ngón tay dĩ nhiên là Thành cụt, một ông không có gì đặc biệt thì đành phải gọi kèm với tên làng là Thành Bò, ngẫm kỹ ra lại không bằng hai ông kia. Đội bóng trẻ của thành phố cũng có tới ba Tuấn. Thủ môn cao lêu đêu là Tuấn sếu. Hậu vệ là một tay tính khí khác người buộc phải cường điệu lên một chút để thành Tuấn chập (hâm hấp). Tiền đạo Tuấn béo, tên tuổi, dáng dấp có vẻ lạch bạch nhưng lại rất nhanh nhẹn.
Tên riêng của những nhân vật trong các tiểu thuyết dã sử nhiều khi cũng được lấy làm biệt danh. Biệt danh Trương Phi dành cho kẻ nóng nảy. Biệt danh Tào Tháo để chỉ người có tính đa nghi. Còn được ca ngợi là Gia Cát chắc chắn là người lắm mưu, nhiều mẹo. (Trương Phi, Tào Tháo, Gia Cát đều là các nhân vật trong truyện Tam Quốc). Trước 1975 một anh lính quân giải phóng ở Tây Nguyên dùng súng gắn lê giết chết hổ sau gần nửa ngày quần thảo đã được một bài báo ca ngợi với tiêu đề "Võ Tòng của Tây Nguyên" (nhân vật tay không đánh chết hổ trong truyện Thủy Hử).
Biệt danh "Điếu cày" của nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải gợi một hình ảnh mộc mạc gần gũi. Gương mặt cởi mở với nụ cười rạng rỡ của anh thường thấy ở những người đôn hậu, yêu đời. Biết anh đã bất chấp hiểm nguy, gian khổ lặn lội hàng nghìn km từ Nam ra Bắc đến tận nơi, nhìn tận mắt những tấc đất của tổ quốc bị mất để làm nhân chứng bóc trần những sự thật bị che giấu, đi đầu trong các cuộc biểu tình yêu nước chống Trung Quốc xâm lược và luôn giữ được khí tiết trong lao tù thì càng thêm khâm phục, kính trọng, yêu mến anh. Việc nhà nước cộng sản tìm mọi cách để kết tội với một bản án nặng nề 12 năm tù mà chỉ với lý do anh là "người yêu nước chống Trung Quốc xâm lược" chứng tỏ "Điếu cày" đã trở thành "ngọn lửa yêu nước" trong những trang sử chống ngoại xâm của dân tộc. Dẫu biết rằng "ngọc trong bùn đen nhìn càng thấy sáng" nhưng người viết bài này vẫn cảm thấy như có lỗi khi để "Điếu cày" trong cùng một bài với các biệt danh sau đây.
Sau khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu nhiều sự thật bị bưng bít trước đây đã được phơi bày. Thì nhân loại mới biết tới các biệt danh "bạo chúa", "đồ tể" của một loạt các lãnh tụ cộng sản đã chết mà đáng ra họ phải được nhận từ lúc còn sống.
Nhiều vị lãnh đạo đảng nhà nước của Việt Nam có biệt danh tất nhiên là không phải là để ca ngợi, tôn vinh hoặc vô thưởng vô phạt. Biệt danh "Mười hoạn lợn" chỉ cựu TBT Đỗ Mười có tác phong lôi thôi, cách ăn nói bỗ bã thô bỉ và xuất thân làm nghề thiến lợn. Cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh từng bị tố cáo thời làm ở đồn điền cao su đã mang biệt danh là "cai lé" (cai mắt lé). Hiện thời, được nhiều người biết là các biệt danh sau.
Biệt danh "Trọng lú" của đương kim TBT Nguyễn Phú Trọng bằng cấp đầy mình nhưng định hướng thì "tối tăm mù mịt".
Biệt danh "Triết hề", "Triết ngố" của cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết được "phong tặng" sau những phát biểu ngây ngô ở Cu Ba, ở hội nghị Việt Kiều, ở tượng đài Thánh Gióng khi còn đương chức.
Riêng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì có nhiều biệt danh và phần lớn trong số chúng nếu không có xuất xứ từ các tổn hại mà ông gây ra cho đất nước, cộng đồng thì cũng là những thói xấu hoặc cách hành xử không xứng đáng với cương vị.
Biệt danh"thủ tướng y tá" đề cập tới nghề nghiệp xuất thân của ông. Giá là một người bình thường thì nó là một biệt danh chỉ nghề chuyên trị bệnh cứu người đáng trân trọng. Còn nếu là một lãnh đạo tốt chắc hẳn người dân cũng sẽ rất tự hào về sự nỗ lực phấn đấu của ông. Nhưng thật trớ trêu nó lại gợi lên hình ảnh của một kẻ dốt nát, bất tài đặc biệt là rất tham lam và tham quyền cố vị.
Biệt danh "Dũng nổ" ám chỉ thường xuyên có những phát biểu, tuyên bố, chỉ đạo đúng lúc, đúng chỗ để gây ấn tượng. Nhưng hoặc là không thực hiện được hoặc bỏ mặc không thực hiện. Các lần "nổ" điển hình là:
Tuyên bố "Nếu không chống được tham nhũng tôi xin từ chức ngay" trong những ngày đầu nhậm chức thủ tướng.
Trả lời "Yêu sự thật, ghét sự giả dối" khi được khán giả hỏi "yêu ghét gì nhất?" trong buổi giao lưu trực tuyến vào thời gian mới nhậm chức.
Phát biểu trước quốc hội khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa và đề xuất xây dựng luật biểu tình.
Chỉ đạo cho UBND thành phố Hải Phòng trong vụ cưỡng chế đất đai của gia đình anh Đoàn Văn Vươn.
Năm 2009, bất chấp sự phản đối quyết liệt của của các nhân sĩ, trí thức tiến bộ, các vị lão thành cách mạng với dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, ông vẫn khăng khăng tuyên bố "đây là chủ trương lớn của đảng". Có thể vì đã nhận lót tay hàng trăm triệu đô từ Trung Quốc, có thể vì một lý do nào đó nhưng chắc chắn các thế hệ hứng chịu hệ lụy của dự án này sẽ luôn nhớ tới kẻ gây ra là ông với biệt danh"thủ tướng bô xít".
Cuối năm 2010, để bắt nhằm trả thù tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ người đã dám cả gan hai lần kiện ông về dự án khai thác bauxite, ông và bộ công an đã dựng lên vụ án "mua bán dâm" ở khách sạn Mạch Lâm với chứng cớ là hai chiếc bao cao su đã qua sử dụng được tìm thấy trong sọt rác. Nhưng sau đó lại truy tố, kết án tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ bằng tội tuyên truyền chống nhà nước. Để chỉ kiểu trả thù không mấy đẹp đẽ còn gọi là"đánh dưới thắt lưng" người ta buộc phải dùng lại tên của vật chứng trong vụ án "mua bán dâm"làm biệt danh cho ông là "thủ tướng hai bao cao su".
Sau vụ công ty đóng tàu quốc doanh tham nhũng, lãng phí gây thất thoát hàng tỷ đô la dù đã lố bịch, trơ trẻn nhận "trách nhiệm chính trị" trước quốc hội, nhưng ông cũng không thể tránh được sự kết tội của dư luận. Tên tuổi ông cùng vị tổng giám đốc của công ty này được gắn với hình ảnh của con "tàu chìm" "Vinashin".
Năm 2011 suýt nữa ông đã nhận được danh hiệu "thủ tướng xuất sắc nhất châu Á" nếu như việc "nhào nặn chế biến" của một công ty rác ở Đức kết hợp với vài tờ báo quốc doanh không bị vỡ lở. Nhưng dù không nhận được đây cũng là một biệt danh mới mang hàm ý mỉa mai tài năng của ông và vạch trần sự giả dối của những kẻ chuyên bưng bô, nịnh hót.
12/9 vừa qua công văn 7169 có tên "xử lý những thông tin nói xấu đảng, nhà nước" lại ra đời tiếp nối hàng loạt các "nghị định 136/2006 cấm khiếu nại tập thể", "nghị định 11 và 12/2008 cấm công nhân đình công", "quyết định 97 cấm phản biện", "nghị định 02/2011 kiểm soát báo chí và lĩnh vực xuất bản" đều do ông ban hành. Có thể những người thuộc diện bị xử lý trong công văn 7169 đang gấp rút nghiên cứu và tranh thủ sự giúp đỡ của báo chí quốc tế để đặt cho ông một biệt danh mới.
Đến thời điểm này, những việc ông làm được sau 5 năm điều hành có thể nói gọn: đã làm tăng những cái đang cần giảm và làm giảm những cái đang cần tăng trong đó có lòng tin vào ông thì giảm và gần như mất hẳn. Rất khó hy vọng vào kết quả của công cuộc chỉnh đốn đảng lại có thể loại được một con "sâu bự" như ông. Nên không ít người mong muốn ông là "người có số phận của Gaddafi". Đây có thể cũng là một biệt danh trong tương lai của ông.
Còn có thể kể tiếp nhưng như vậy là quá đủ để "phong" tiếp cho ông một biệt danh nữa là "người có nhiều biệt danh nhất" đồng thời đưa ông vào danh sách "...nhất" của cuốn sách kỷ lục Việt Nam mà không cần phải kiểm chứng.
9/2012