Anh nằm xuống bên kia chiến lũy - Dân Làm Báo

Anh nằm xuống bên kia chiến lũy

Huỳnh Tâm (Danlambao) - ...Tên tướng Trương Hải Đường (Zhang hai Tang - 张海棠) đã từng chôn sống trên 250 bộ đội Việt Nam vào ngày 20/02/1979, tại chiến lũy vòng 2, cách bộ chỉ huy sư đoàn 32, khoản 2km. Trương Hải Đường (Zhang Hai Tang - 张海棠) cũng là một nhà nghiên cứu thực địa của Quân đoàn 11, y đánh giá biên giới Việt Nam là một kho tàng vô tận nằm dưới lớp đá vôi. Tôi có đôi lời xã giao, khi nào đi ngang qua đây sẽ phỏng vấn ông ta. Thực ra tôi muốn tìm hiểu động lực nào để ông ta lấy quyết định và xác nhận chôn sống khi ấy tù binh Việt Nam không còn khả năng chiến đấu!...


Xe đang chạy trên núi cao, hai anh Hứa Bông Linh và Phó Như Bá nheo mắt, đầu nghiêng về phía dưới đèo ám hiệu, bảo tôi hãy ngó xuống mà xem. Tôi cúi đầu đáp lại, liền nhìn xuống thấy toàn cảnh đường lộ chiến lược vòng 1, mà đoạn đường này chúng tôi chuẩn bị đi qua, vì lần đầu tiên thấy con lộ chiến lược của bành trướng trong lãnh thổ Việt Nam. Tôi chớm suy nghĩ những đường lộ này không khác nào mối hiểm họa mai sau trên quê hương đất Việt, cả hai anh Hứa Bông Linh và Phó Như Bá cũng lần đầu thấy mà kinh ngạc, chúng tôi chỉ nheo mắt nghiêng đầu báo tin chia sẻ nỗi buồn man mác.

Nhất Biến là một ký giả chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm đã từng trải đời sống từ quê Cha đến xứ Mẹ, đơn độc vật lộn trong xã hội cũng như trên chiến trường. Có lần Nhất Biến nói: "Chúng ta đang sống trong chế độ khủng bố, tất cả hãy cẩn trọng, khi đứng trước CS, vốn họ thay đổi diện mạo, hành động theo tùy lúc, chính hai đảng CSVN-TQ thường ca tụng anh em với nhau, tuy nhiên họ lại có cùng một y đồ khủng bố lẫn nhau, vào năm 1972 khởi đầu "mày khủng bố tao, tao khủng bố lại mày". Từ đó hai dân tộc Việt Nam-Trung Quốc đồng sống trong cơn gió xoáy của CS. Và tùy vốn sống trải nghiệm của mỗi người dân trong đó có tôi".

Đương nhiên Nhất Biến cũng không ra ngoài đời sống dưới chế độ CS, dù người bình thường cũng không có một khoảng nào để suy nghĩ riêng tư. Tôi chợt thấy Nhất Biến nhìn vào kính xe chiếu hậu không nói ra nhưng đó cũng là một cách chia sẻ với mọi người, đang nhìn chăm chú dưới chân núi cao có trường thành đèo, Nhất Biến cho biết:

- Quý anh đã thấy đường lộ chiến lược rồi, còn nữa ở dưới chân núi là sông Hồng trước kia thuộc tỉnh Lào Cai Việt Nam, nay đã trở thành vùng đất biên giới của Trung Quốc. Hiện lão tướng già Dương Đắc Chí (杨得志) lập Bộ tổng tham mưu chiến trường trên lưng đường lộ bành trướng chiến lược vòng 2, chúng ta đi ngang qua đó.

Toàn cảnh (đường Lộ Chiến Lược vòng 1) trên lãnh thổ Việt Nam, nay thuộc chủ quyền Trung Quốc, dưới chân Quốc lộ có một phần nguồn sông Hồng đã mất vào năm 1979. Ảnh: Huỳnh Tâm.

Nhất biến nói tiếp:

- Chúng ta cũng nên biết về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam đã rạn nứt từ thập niên 1972. Đến nay hai đảng CS anh em đang hăng say đạn pháo với nhau, có những đụng độ nơi biên giới hai nước vào năm 1973, và tháng Giêng 1974, Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa thì Hà Nội đang bận rộn với nhiều diễn biến khác chỉ có thể bày tỏ sự phản đối yếu ớt trong chốn ngoại giao riêng tư. Tháng 8/1974 và đầu tháng 4/1975, hai chuyến đi của ông Lê Thanh Nghị đến Bắc Kinh cho thấy lúc này Hà Nội gặp khó khăn muốn có sự hỗ trợ kinh tế và quân sự từ Trung Quốc. Cũng ở thời điểm này, một tuần trước ngày 30/4, tướng Dương Văn Minh còn tin rằng Hà Nội sẽ đàm phán với ông. Trong số các lý do ông nghĩ đến là Mặt trận Giải phóng Dân tộc miền Nam không muốn bị Hà Nội chi phối, và Bắc Kinh muốn có hai nước Việt Nam riêng biệt vì một Việt Nam thống nhất sẽ đe dọa biên giới Tây-Nam của Trung Quốc. Cũng như tình trạng Bắc Hàn hiện nay nằm trong quĩ đạo của Bắc Kinh, muốn vo tròn bóp méo theo hình thể nào cũng cam chịu mềm.

Cho nên chúng ta đừng tin những gì đằng sau lời tuyên bố mang nặng tính tuyên truyền của những chế độ CS, mà chúng ta hãy nhìn vào cuộc chiến ngắn ngủi đã để lộ nhiều nhược điểm và thất bại cho cả hai bên. Trung Quốc, một nước đã chế tạo được phi cơ, xe tăng, hỏa tiễn và cả bom nguyên tử, từng viện trợ dồi dào cho Việt Nam trong cả hai cuộc chiến tranh Ðông Dương thứ nhất và thứ hai, đã tỏ ra thua kém về nhiều mặt, kể cả vũ khí, tiếp vận, chiến thuật... Trong khi Việt Nam sử dụng xe tăng T54, T55, T72. Việt Nam còn có vũ khí tối tân tầm cỡ khác nhau, chủ yếu tên lửa 122 mm, 130 mm, 107mm, và các loại xe tăng, pháo cối tối tân hơn do Liên Xô viện trợ. Trong khi ấy Trung Quốc còn dùng xe tăng T34. Về vận chuyển Việt Nam có hàng ngàn xe Molotova do Liên Xô viện trợ, cũng như quân đội Việt Nam Cộng Hòa để lại máy bay, xe tăng, đạn pháo và mấy mươi ngàn xe GMC... Trung Quốc nhiều khi vẫn còn phải dùng đến những phương tiện chuyển vận thô sơ, những ngày đầu tiên Trung Quốc đã sai lầm khi dùng chiến thuật biển người để tấn công Việt Nam. Trong khi ấy, về nhân sự, bộ đội và sĩ quan Trung Quốc tỏ ra ít kinh nghiệm ở chiến trường Việt Nam.

Việt Nam cũng có những vấn đề của họ, gặp phải người anh em cùng một lời thề "Môi hở răng lạnh" nay Trung Quốc trở mặt, Việt Nam đành nuốt cay đắng, mặt úp vào vách núi, lấy bình tĩnh và thái độ tự tin. Dù vũ khí tối tân hơn, nhưng từng viên đạn, từng cây súng cá nhân, từng lít xăng đều do ngoại viện. Chiến lược đối phó với Trung Quốc căn bản là bị động và thế thủ. Tất cả các diễn biến như gây chiến, ngừng bắn, qui mô trận đánh, đều do Trung Quốc quyết định. Ngay cả hình thức cuộc chiến, như chỉ dùng bộ binh, không dùng không quân, vài yếu tố vừa nêu trên đủ chứng tỏ Việt Nam có nhiều ưu thế, bởi chính Trung Quốc tạo ra. Một yếu tố khác, Việt Nam không chịu rút quân ra khỏi Campuchia, cho nên không đủ quân số phòng thủ và tiếp ứng vì vậy để mất những thị xã biên giới, kể cả "thánh địa" Pắc Bó (1987).

Sau khi quân Trung Hoa rút khỏi Việt Nam, tình trạng căng thẳng vùng biên giới Việt-Trung kéo dài cho đến nay và chưa biết bao giời đình chiến. Trung Quốc không ngừng đe dọa sẽ cho Việt Nam một bài học khác, nên họ vẫn duy trì nhiều sư đoàn ở biên giới. Việt Nam một mặt phải phòng thủ biên giới, mặt khác phải bình định Campuchia, vì nhu cầu chiến trường Việt Nam phải tổng động viên, tăng cường quân đội, rút những sư đoàn thiện chiến từ Campuchia về nước, giao trách nhiệm chiếm đóng và bình định cho những sư đoàn tân lập. Quân đoàn Hương Giang về đóng ở Lạng Sơn, Quân đoàn Tây Nguyên trấn đóng Thái Nguyên. Ngoài ra, họ còn thành lập thêm các Quân đoàn Chi Lăng và Pắc Bó.

Trung Quốc huy động quân binh chủ lực và dân quân địa phương, tổng số lực lượng phòng thủ biên giới Việt-Hoa lên tới 650.000 "sáu trăm năm mươi ngàn người". Ðồng thời, họ cũng duyệt xét lại chiến lược và chiến thuật phòng thủ, chia Ðông Dương thành những mặt trận. Mặt trận A dọc theo biên giới Việt-Hoa, mặt trận B dọc duyên hải Bắc Việt, mặt trận L ở Lào, và mặt trận K ở Campuchia. Các địa phương gần biên giới được tổ chức thành những "thành lũy thép".

Trung Quốc rút quân ngày 16 tháng 03 năm 1979, tiếp theo thực hiện bốn lĩnh vực chiến lược trong lãnh thổ Việt Nam.

1. Quân sự. Vân Nam và Quảng Tây giáp với biên giới Việt Nam, phối trí lại địa danh, lập thành 519 làng, xã, thị trấn dân quân chờ thời cơ tấn công Việt Nam, những vùng núi cao phía Bắc đã chiếm được của Việt Nam thành lập pháo đài biên phòng, xây dựng những trục lộ giao thông, duy trì khoảng 12 Sư đoàn, cùng lúc tăng cường lực lượng Pháo binh, tên lửa v.v... bắn phá vào lãnh thổ Việt Nam cho đến khi nào phân định biên giới.

2. Đàm phán. Văn bản do Trung Quốc chủ động, chỉ định Việt Nam "đặt đâu ngồi đó".

3. Phân định cắm cột móc biên giới. Mở cuộc chiến tranh mới, chiếm đất không tiếng súng.

4. Kinh tế. Lập các cửa khẩu dọc theo biên giới, xóa mờ ký ước biên giới của người dân Việt Nam v.v...

Bốn chiến lược của Trung Quốc, hiện nay đã thực hiện Quân sự trên lãnh thổ Việt Nam, điều này Viên Dung đã biết được 1%. Nếu như hành trình này của Viên Dung vẫn còn tiếp tục thì sẽ khám phá nhiều hơn về chiến tranh biên giới VN-TQ. Còn lại ba chiến lược vừa nói, nếu có dịp tôi sẽ trình bày mọi chi tiết để Viên Dung hiểu được mức độ thâm hiểm của Bắc Kinh.

Trước mặt chúng tôi lộ ra những đoàn quân xa của Trung Quốc trong lãnh thổ Việt Nam, chưa kịp hỏi, thức thì Nhất Biến thở dài nói tiếp:

- Lúc này là 16 giờ, chúng ta đang đi ngang qua Bộ tổng tham mưu chiến trường của tên tướng già Dương Đắc Chí (杨得志), tọa lạc trên lưng Quốc lộ chiến lược vòng 2. Quý anh cũng nên biết Quốc lộ chiến lược vòng 2 ở phía trước sẽ do Công binh Trung Quốc khởi công vào đầu năm 1988, còn chiến lũy vòng 1 chỉ là nơi tập trung làng người Việt tị nạn, nguyên là ải địa đầu biên giới lãnh thổ của Viêt Nam, còn chiến lũy 2 và 3 được xem vùng quân sự của Trung Quốc, hiện nay còn chiến tranh chưa thể tính Việt Nam mất bao nhiêu phần đất tại biên giới. Nếu áng chừng theo 3 vòng chiến lũy, 2 Quốc lộ chiến lược và những thôn làng, xã, thị trấn biên giới, kể cả "thánh địa" Pắc Bó, có lẽ Việt Nam mất mấy mươi ngàn km², trong đó có sức lao động của thường dân và tài nguyên thiên nhiên phong phú, một viễn tượng thu hút đáy lòng bành trướng Binh Kinh vô hạn muốn lấy cho bằng được của người khác.

Đường lộ chiến lược vòng 2, quân xa của Trung Quốc đang vận chuyển binh lính, vũ khí và quân dụng ra tiền tuyến, thuộc tỉnh Lào Cai. Ảnh: Nhất Biến.

Tôi có thể nói về động thái của Trung Quốc trước cuộc tấn công 1979, mãi cho đến nay, vẫn chưa có những tài liệu nào công bố sự thật, và nguyên nhân nào Bắc Kinh lấy quyết định tiến hành chiến tranh "Phản công tự vệ" chống Việt Nam. Chỉ thấy ông Nayan Chanda, phóng viên Đông Nam Á kỳ cựu của Tạp Chí Kinh Tế Viễn Đông rỏ rỉ được vài chi tiết, rằng "Cấp lãnh đạo Trung Quốc đưa ra quyết định "dạy cho Việt Nam một bài học" vì thái độ "vô ơn và ngạo mạn" Trong một cuộc họp Bộ Chính Trị hàng tuần vào đầu tháng 7 năm 1978".

Phóng viên Nayan Chanda lại cho rằng "trong cuộc họp đó cấp lãnh đạo Trung Quốc, khi thông qua quyết định tấn công Việt Nam, có vẻ như họ đã được thuyết phục rằng việc này chỉ để nhằm "làm suy yếu vị thế của Xô-viết trong thế giới thứ ba".

Còn các nguồn tin mới đây từ Trung Quốc thì lại giả thiết rằng "sự tính toán đến phản ứng quân sự đối với cuộc khủng hoảng giữa Việt Nam và Trung Quốc là một quá trình hết sức chậm chạp vì đã khá lâu, sau đó cũng không có một quyết định nào được thông qua. Hơn nữa, cuộc chiến khởi đầu được coi như một xung đột cục bộ giữa hai nước chứ không phải là một phần của chiến lược chống bá quyền toàn cầu của Trung Quốc".

Sau đó ông Châu Đức Lễ (Zhou Deli), nguyên tham mưu trưởng quân khu Quảng Châu, kể lại rằng "vào tháng 9 năm 1978 đã có một cuộc họp được tổ chức trong bộ tổng tham mưu QGPND bàn về vấn đề "làm sao đối phó với nạn xâm chiếm lãnh thổ của quân đội Việt Nam". Mối quan tâm ban đầu là vấn đề xung đột biên giới. Vấn đề này lúc đó đã được coi như nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng ngày càng gia tăng giữa hai nước từ năm 1976".

Lúc ấy cũng có một đề xuất sơ bộ, "tiến hành một chiến dịch quy mô nhỏ nhằm vào một trung đoàn bộ đội địa phương thuộc huyện Trùng Khánh của Việt Nam nằm sát đường biên giới với tỉnh Quảng Tây. Tuy nhiên, sau khi một báo cáo của tình báo cho biết cuộc xâm lăng Campuchia của Việt Nam sắp xảy ra thì đa số người tham gia đều đồng ý rằng bất kỳ một hành động quân sự nào được tiến hành cũng đều phải gây được ảnh hưởng đáng kể với Hà Nội và tình hình ở Đông Nam Á. Mọi người đều khuyến cáo phải tiến công vào các đơn vị quân đội chính quy của Việt Nam trên một địa hình rộng lớn. Mặc dầu cuộc họp kết thúc mà không đưa ra bất cứ quyết định cụ thể nào nhưng nó đã cho thấy hình hài của một kế hoạch chiến tranh có thể xảy ra như ý muốn của Trung Quốc nhằm vào Hà Nội và có thể nó là những bằng chứng đầu tiên có liên quan đến những hoạt động quân sự của Trung Quốc trên biên giới phía Bắc của Việt Nam nhằm tạo áp lực lên thái độ được coi là hiếu chiến của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á".

Ngoài ra nội bộ Quân ủy trung ương Trung Quốc còn cảnh báo, một chiến dịch quân sự quy mô lớn có thể làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế trong khu vực lẫn thế giới.

Họ Đặng chủ chiến, liền lập kế hoạch thăm chính thức Thái Lan, Mã Lai và Sinh-ga-po vào đầu tháng 11 năm 1978 nhằm dò xét và tìm sự hậu thuẫn của các nước này đối với chính sách của Trung Quốc lên đầu Việt Nam. Trong chuyến thăm viếng, họ Đặng đã thuyết phục các nước chủ nhà rằng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực chống lại sự xâm lược của Việt Nam nếu nước này tấn công Campuchia. Bắc Kinh vậng dụng các phương tiện truyền thông ngoại giao quốc tế, đăng tải những xã luận và bình luận về việc trừng phạt sự xâm lăng của Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc và cảnh báo về một sự trả đũa có thể xảy ra.

Ngày 23 tháng 11 năm 1978, Bộ Tổng Tham Mưu Trung Quốc đã triệu tập một cuộc họp khác. Tại đây một kịch bản mới về chiến tranh đã được bàn bạc kỹ lưỡng. Sau khi cân nhắc các khuyến cáo trước đó, Bộ Tổng Tham Mưu đã quyết định mở rộng quy mô và thời gian của chiến dịch. Các kế hoạch đã nhằm vào các vị trí quân sự chính của Việt Nam và các thành phố bên kia biên giới của Vân Nam và Quảng Tây như các mục tiêu cần tấn công, ngăn chặn nhằm làm nhụt ý chí xâm lược của Việt Nam. Có một số ý kiến cho rằng các chiến dịch như thế không đủ rộng lớn vì mới chỉ đến các vùng hẻo lánh và không đủ sức răn đe tức thời Hà Nội. Tuy nhiên cuối cùng không có sự phản đối vì họ cho rằng ban lãnh đạo Trung ương đã cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề. Cuộc họp chỉ định hai quân khu Quảng Châu và Côn Minh sẽ thực hiện chiến dịch này. Ngoài ra cuộc họp cũng khuyến cáo về việc chuyển giao một lực lượng dự bị chiến lược QGPND bao gồm 4 Quân đoàn và 1 sư đoàn lấy từ quân khu Vũ Hán và Thành Đô để củng cố cho mặt trận Quảng Tây và Vân Nam. Lên đến 14 Quân đoàn sẽ tham chiến tại Việt Nam.

Ngày 7 tháng 12 năm 1978, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã triệu tập một cuộc họp, kéo dài khoảng 4 đến 5 giờ và quyết định phát động một cuộc chiến tranh hạn chế trên tuyến biên giới phía nam Trung Quốc để "giáng trả" Việt Nam. Ngày kế tiếp là việc chỉ thị cho hai quân khu Quảng Châu và Côn Minh tiến hành chiến dịch quân sự này với các đơn vị đã sẵn sàng chiến đấu từ ngày 10 tháng Giêng năm 1979. Chỉ thị này nêu rõ cuộc chiến tranh được hạn chế nghiêm ngặt trong vòng bán kính 50km từ đường biên giới và kéo dài trong 2 tuần. Binh pháp truyền thống của QGPND đã được nhấn mạnh đó là việc dùng hai đội quân nhằm "Tập trung biển người để bao vây quân địch từ hai bên sườn nhằm tiêu diệt từng bộ phận quân địch bằng những trận đánh hủy diệt theo phương thức đánh nhanh rút gọn". Tuy thời điểm mệnh lệnh này được hiểu là Trung Quốc chuẩn bị phản ứng lại với sự xâm lăng của Việt Nam vào Campuchia, thực chất Trung Quốc lấy lý cớ Campuchia thúc đẩy chiến tranh, bằng cách dựng lên một chiến dịch quân sự lớn, thậm chí trước khi quân đội Việt Nam vượt sông Mê-kông. Trung Quốc cũng thể hiện sự gay gắt và giận dữ đã tích lũy từ nhiều thập niên trước, nói chung Trung Quốc lý luận do thái độ vô ơn của Việt Nam.

Nhất biến nói tiếp:

- Tôi đã có nhiều năm sống và làm việc với Quân ủy Trung ương Trung Quốc, với tư cách là một ký giả, được tham khảo nhiều tư liệu và trực tiếp tham gia những buổi học thuộc lòng bài ca truyền thông dối trá, kết luận rằng: Trung Quốc mượn cớ sự Việt Nam hiện diện trên đất Campuchia để tấn công Việt Nam và đòi món nợ cho vay trong hai cuộc chiến trước, đương nhiên đảng cộng CSVN có lời hứa và cam đoan trả nợ trước vào tháng Giêng 1974, TQ chiếm đảo Hoàng Sa, Hà Nội câm như hến, cho biết sự đồng thuận trả nợ. Tiếp theo chiến trướng hôm nay được xem phần nợ phải trả lần thứ hai và tiếp tục trả, nhưng chưa biết Trung Quốc lấy địa danh lãnh thổ hay vùng kinh tế nào! Nói chung dù Trung Quốc có lấy được của nợ và tự hào, vẫn mang danh kẻ bành trướng bỉ ổi nhất cuối thế kỷ 20.

Đến đây Nhất Biến lại cho xe chạy vào đường đất đỏ nói:

- Tôi ghé vào Bộ chỉ huy của Sư đoàn 32 thuộc Quân đoàn 11 để xin ít xăng rồi đi liền, nơi đây cũng là biên giới giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Tối nay chúng ta đến "Tây Hành làng", trước 24 giờ đêm.

.
Doanh trại Bộ chỉ huy của Sư đoàn 32 thuộc Quân đoàn 11 Trung Quốc, tọa lạc giữa Lào Cai và Lai Châu lãnh thổ Việt Nam. Ảnh: Nhất Biến.

Xe dừng trước văn phòng Bộ chỉ huy Sư đoàn 32, rất may Nhất Biến vừa bước vào gặp Thiếu tướng Trương Hải Đường (Zhang hai Tang - 张海棠), hiện là chính ủy Sư đoàn 32, kiêm Phó Tư lệnh quân khu Côn Minh.

Thiếu Tướng Trương Hải Đường ( Zhang hai Tang- 张海棠 ). Nguồn: Nhất Biến.

Không biết Nhất Biến nói thế nào mà Trương Hải Đường (Zhang hai Tang - 张海棠), cho 2 can xăng và đổ đầy bình xăng xe. Từ xa chúng tôi chỉ thấy Nhất Biến và tên tướng Trương Hải Đường (Zhang hai Tang - 张海棠), bắt tay chào nhau và kèm theo dấu hiệu tạm biệt.

Chúng tôi ra khỏi doanh trại của bọn bành trướng, trực chỉ về hướng Lai Châu, Nhất Biến cho biết:

- Tên tướng Trương Hải Đường (Zhang hai Tang - 张海棠) đã từng chôn sống trên 250 bộ đội Việt Nam vào ngày 20/02/1979, tại chiến lũy vòng 2, cách bộ chỉ huy sư đoàn 32, khoản 2km. Trương Hải Đường (Zhang Hai Tang - 张海棠) cũng là một nhà nghiên cứu thực địa của Quân đoàn 11, y đánh giá biên giới Việt Nam là một kho tàng vô tận nằm dưới lớp đá vôi. Tôi có đôi lời xã giao, khi nào đi ngang qua đây sẽ phỏng vấn ông ta. Thực ra tôi muốn tìm hiểu động lực nào để ông ta lấy quyết định và xác nhận chôn sống khi ấy tù binh Việt Nam không còn khả năng chiến đấu!

Trên đèo cao, trước tầm mắt của chúng tôi, hiện ra sự thật một biên giới tỉnh Lai Châu Việt Nam. Có đến 3 vòng chiến lũy, và 2 Quốc lộ chiến lược, nay thuộc Trung Quốc. Những con đường bí mật này trở thành huyết mạch quân sự của Trung Quốc.

Nhất Biến hỏi:

- Anh, Viên Dung có xúc động nào không, sau khi thấy những con lộ này?

- Tôi đau lòng, khi nhìn thấy những con lộ của Trung Quốc xây dựng trong lãnh thổ của quê hương mình, cả hai đảng CSVN-TQ đang chia nhau phanh thây mổ thịt Tổ quốc Việt Nam, tuy rằng tôi đã tiếp cận biên giới gần 1 tháng, vẫn cảm thấy nặng nỗi lòng yêu quê hương mình quá, đôi lúc lòng buồn không muốn thấy những con lộ này nữa, nhưng nó cứ hiện ra trước mặt, như có tâm sự và thôi thúc nào đó, tôi muốn tự trào phun máu thay đạn bắn vào mặt bọn Hán.

Nhất Biến gật đầu nói:

- Rất đắc ý, thế nhưng thường ngày anh Viên Dung thích chiến đấu đơn độc và chấp nhận mọi nguy hiểm, trong vẻ điềm đạm của anh cũng hiện ra một phần xã hội chua chát, như anh thường đi "săn ảnh" một mình vậy, anh cho ra những tác phẩm phê phán xã hội và hôm nay anh lấy máu làm đạn pháo thì tôi thấy cách nhìn của anh đã có phần thay đổi, theo tôi suy nghĩ anh đang trang bị một thứ vũ khí đặc biệt nào đó mà anh chưa đủ thời giang để hành động, còn phún máu vào mặt bọn Hán chỉ là một hành động theo tinh thần người dân lương thiện yêu Tổ quốc!

Đau đớn này đã đeo đuổi hơn 8 năm trôi qua (1979-1987) tự hóa thân làm kẻ phản quốc (chú ý tôi phản đảng CS và Tổ quốc trước ngày 17/02/1979), và hiện tôi đứng trên quê hương mà như người đã chết. Rồi một ngày vô tình gặp lại anh, không khác nào có được luồn không khí mới, từ đó tôi muốn trao vào tay anh những hành tranh mà anh đang cần, như cuộc phỏng vấn hôm qua và 3 cuốn nhật ký của Hoa Chí Cường, ngoài ra tôi còn có rất nhiều cuốn nhật ký khác nhau của những viên chỉ huy cấp Quân đoàn đến cấp Sư đoàn, tôi còn có trên 1872 cuộc phỏng vấn từ chiến trường đến quân khu Côn Minh, Quảng Tây, phỏng vấn cả tù binh Việt Nam trên chiến trường, những tập ghi chú về chiến trường và những bản đồ tự tôi chấm tọa độ, tôi gọi nhật ký chiến tranh biên giới Đông-Tây, Việt Nam-Trung Quốc 1979, chưa kể toàn bộ ảnh chiến tranh VN-TQ, và 10 tờ báo lớn loan tải nhiều thiên phóng sự chiến tranh, tôi tặng hết cho anh. Hy vọng anh Viên Dung dùng tư liệu này làm vũ khí bằng máu trong tim phun vào mặt bọn Hán.

Đến hôm nay mới khi nghe Nhất Biến đem lòng trải rộng tính chân tình, tôi cảm động, tự suy nghĩ:

- Tài sản của một đời người ký giả nay phủi sạch không lưu luyến, Nhất Biến có điên không? Để rồi tặng hết cho tôi, đúng là Nhất Biến chọn mặt gửi vàng, trao tất cả gia tài tinh thần cho một người bất tài, quả là lầm người. Tuy mình phát biểu phun máu vào mặt bọn Hán nhưng nào có dám đâu, nói bằng miệng mua vui thì ai nói chẳng được, đôi lúc còn nói hơn người có đạn pháo (nổ), sự hy vọng của Nhất Biến quả nhiên tôi quá xấu hổ.

Tôi liền đáp:

- Anh, Nhất Biến à, thú thực những tư liệu ấy tôi cảm nhận được đó là vật gia bảo tinh thần của riêng anh, nay hứa tặng cho tôi, nhưng tôi không có khả năng để hưởng nó, và anh cũng đừng hy vọng nơi tôi những gì đã phát biểu, anh đắc ý lời phát biểu vừa rồi, để rồi trao hết cho một người mang bệnh tâm thần, khó làm được việc như anh hy vọng. Tôi có thể đọc toàn bộ tư liệu của anh, nhưng không dám nhận, bởi tôi chỉ ghi lại những gì đã thấy trên quê Cha, đất Tổ bị chết trong tay đảng CSVN, họ dâng lãnh thổ cho Trung Quốc, và trái tim cả nước đang ngủ say trong đêm lầy lội, chưa nhận điềm chiêm bao nào báo thức bị mất nước.

Và tôi đang sống trong cộng đồng người Việt tị nạn, có hai mặt, vật chất xã hội thừa mứa, nhưng cái đầu suy nghĩ về quê cha đất tổ khó ngóc đầu lên được, lâu lắm mới có một người vừa nhoi lên để làm một việc hạnh phúc cho tha nhân, tức thì bị chúng đánh đập, kéo xuống, nhận sâu thấu đáy, cũng có những tổ chức ma, muốn bay lên trời làm việc khác thường, nhưng chỉ ngày hai hóa nguyên hình thổ phỉ chính trị, cuối cùng họ cũng thành côn trùng sống để phá hoại, đảng CSVN còn tan tác hơn, do cá nhân đam mê hụp lặn trong cái ta hơn người, có thế đất nước mới yếu hèn, kẻ lân ban thừa dịp xua quân đánh chiếm một phần lãnh thổ biên giới và Hoàng Sa.

Đến nay tôi có dịp đi tìm lại những người bạn một thời đầy sức bật của tuổi trẻ, đầy suy tư chưa hề ái ngại mọi cản trở nào và tôi đã toại nguyện, từ lúc gặp lại anh cùng những người mới thân sơ, đồng một sự đời quyện lại với nhau, hôm nay tôi mới có tâm tình này với anh, và hai anh Hứa,Bông Linh và Phó Như Bá, xin quý anh cảm thông.

Để kết luận, khi tôi tiếp nhận tư liệu của anh, tôi phải làm gì, nếu không tiếp nhận có thể tâm hồn thoải mái hơn, và quý anh đừng tin khả năng của một phun máu thay cho viên đạn bắn vào bọn CS !

Nhất Biến đáp lại:

- Tôi đã quyết định tặng tất cả cho Viên Dung, có dùng đến nó hay không là tùy ý.

- Thưa anh Nhất Biến, nếu thế tôi đành tiếp nhận đa tạ anh nhiều.

Tôi quá âu lo, miệng cười và thở dài, nói đùa:

- Thưa anh Nhất Biến, sau khi tôi tiếp nhận gia tài của anh, có thể đem đi bán đồng nát (ve chai) thì sao ?

Mọi người cùng cười, anh Phó Như Bá nói:

- Nếu là người đi bán ve chai thì không thể nào mạo hiểm đến biên giới này, phải có nguyên nhân, lẽ nào đến đây gặp may khuân được vàng mà không hay, biết đâu Tâm sẽ là một Hui Bon Hoa (tức chú Hoả) không chừng.

- Đa tạ anh Bá, nhưng không thể hy vọng thành Hui Bon Hoa thứ hai được, vì tư liệu của anh Nhất Biến chỉ làm giàu cho kiến thức và lịch sử thời đại chiến tranh 1979 Việt Nam-Trung Quốc. Nói chung Tâm tiếp nhận và trân trọng người bạn thân yêu cùng đồng hành tìm mọi bí ẩn chiến tranh tại biên giới này.

Nhất Biến còn cho biết:

- Vào đầu năm 1986, bỗng nhiên nhớ đến Viên Dung, tôi liền đến cơ quan Điệp-báo thuộc Quân ủy trung ương Trung Quốc (CPC), dùng hệ thống Réseau Quân ủy, lần mò mấy ngày mới hiện ra những tác phẩm ảnh nghệ thuật trên Minitel và một tập chí nội dung sinh hoạt tại nhà Đà Lạt, do Viên Dung tổ chức, đặc biệt có địa chỉ nhà ở và có cả Mot de Passe của Carter Réseau. Tôi vào được máy tính PC nhờ qua Carter Réseau của Viên Dung, từ đó tôi theo dỏi và biết đời sống của Viên Dung rất tốt, nhưng thay đổi đến 3 lần địa chỉ nhà ở từ năm 1985-1986, từ đó tôi an tâm vui mừng chúc Viên Dung bình an và tôi vẫn ước mơ có ngày hội ngộ, không ngờ đúng một năm sau gặp nhau ở đây, từ nay về sau chúng ta thường xuyên liên lạc qua Bưu điện (thời điểm 1987 chưa có E-mail).

Tôi sững sờ nghĩ thầm:

- Theo lời của Nhất Biến, đương nhiên điệp báo Trung Quốc đã biết sự hiện diện của tôi tại những "Lồng chim Trung Quốc", muốn bắt lúc nào cũng được, tại sao đến giờ này tôi còn tự do đi trên Quốc lộ chiến lược, quả nhiên tôi rùng mình cái bóng điệp báo Trung Quốc sau lưng, và muốn thu mình để về lại Paris càng sớm càng tốt, nhưng tất cả đã muộn màng, đành phải thả lỏng người cho thân phận, liền hỏi:

- Thưa anh Nhất Biến, có phải điệp báo của CPC đã phát hiện tôi và cho anh đi tìm có phải không?

Nhất Biến vội đáp:

- Điệp báo biết Viên Dung từ lúc ngủ đêm tại sân ga hoả xa thị trấn Lu Châu, sáng hôm sau di chuyễn bằng xe hoả đến thị trấn Bí Sa. Người giật cái ba-lô trên đầu của Viên Dung là một điệp báo viên, và có hai người trên tàu hoả ngồi gần Viên Dung cũng là điệp báo viên, họ nói tiếng Việt thông thạo, họ biết Viên Dung vào làng người Việt tị nạn bằng thẻ thông hành ID và họ truy tìm được điểm đến và đi tại phi trường Côn Minh.

Chỉ bảy ngày sau họ đã lập được một hồ sơ mang ký hiệu 1948ht, tuy nhiên họ không dám đụng đến vì lý do số thẻ ID do Bộ Công An thuộc Côn Minh cấp, nhưng họ không biết ai đứng sau lưng của Viên Dung, bởi vậy họ do dự, cứ bám theo dấu chân, đến khi Viên Dung vào làng Suối Nam, gặp một tiểu đội Kỵ binh trong số đó có một Thám báo và hai Quân báo phối hợp với Trung đoàn 754 địa phương, cuối cùng họ không cho vô làng Suối Nam.

Thực ra họ không muốn ký giả ngoài luồng Quân đoàn, Sư đoàn thuộc CPC vào chiến lũy vòng 1 và v.v... Giả thuyết thứ hai, họ nghi ngờ Viên Dung là ký giả đặc phái của cấp trên nhưng không thông qua Tổng Cục Điệp Báo, bởi thế Điệp báo phải có trách nhiệm trước CPC, cùng lúc họ gửi télégramme (điện tín) đến Quân đoàn và các Sư đoàn, nhờ vậy tôi mới biết, nhưng không bao giờ nghĩ đến Viên Dung có mặt tại Trung Quốc. Lúc gặp nhau bên đường, tức thì tôi tự hiểu chính là anh, cho nên tôi muốn đưa anh vào Sư đoàn 189 để xác chứng anh là thành viên của Hoa Báo, và tôi nhờ họ giải toả nội vụ này qua 11 số báo loan tải chân dung và một phần bộ ảnh nghệ thuật của anh, chỉ 20 phút sau họ tìm được 11 số Hoa Báo, thế là hồ sơ của anh tạm đóng lại, tiếp theo tôi phải gửi điện tín thông báo, chịu mọi trách nhiệm và bảo đảm anh là một nghệ sĩ chứ không phải ký giả.

À, còn mấy thằng Quân báo của sư đoàn 189 chỉ để hù anh thôi, chứ chúng nó nào dám chộp anh.

Bộ An ninh của Nhà nước Trung Quốc (MSS) Nguồn: Nhất Biến.

Tôi liền hỏi Nhất Biến:

- Anh có thể cho biết về cơ quan tình báo Trung Quốc được không?

- Đối với Viên Dung thì được. Cơ quan tình báo Trung Quốc thường gọi Bộ An ninh của Nhà nước Trung Quốc (MSS) Tháng 7 năm 1983, Quân ủy trung ương tăng cường nhân sự vào mọi ngành chuyên môn, cho đến nay Bộ Tổng tham mưu hiện có 130.500 nhân viên công tác nội địa và quốc tế.

- Cảm ơn anh.

Xe chạy vô tư, riêng chúng tôi nói chuyện nhiều quên thời gian, cả chiều dài hai bên lề đường cũng không còn thấy cảnh sống của ban ngày, trởi về đêm lành lạnh, tiếng xe át cả tiếng côn trùng, phía trước xe chỉ còn một vạt ánh đèn pha chỉ đường, anh Nhất Biến cho biết:

- Chúng ta chuẩn bị vào Tây Hàng làng, đúng 11 giờ 30 phút.

Xe vào cổng làng, tiếng chó sủa bốn bề, đêm khuya khoắt thấy vài ánh đèn dầu leo lét, xe dừng lại trước văn phòng nhà làng, có tiếng mở cửa, một gã cao lớn liền hỏi:

- Quý vị đi công tác, sao lại đến vào giờ khuya thế này, cho biết quý danh được không?

Nhất Biến đáp:

- Chúng tôi đến đây xin ông Trương Hoán Tùng một tí huyết được không?

Lúc này anh Trương Hoán Tùng đứng cách xa 4 mét đã hình dung được tiếng người quen nhưng chưa biết là ai, liền đáp:

- Nến quý vị xin huyết thì tôi sẵn sàng dâng tặng, nhưng có dám uống không đã?

Chúng tôi bốn người xuống xe đến gần anh Trương Hoán Tùng, vừa nhận diện cười lớn tiếng nói:

- Thì ra bốn gã tình thâm, nào là Phó Như Bá, Hứa Bông Linh, Nhất Biến và hiền đệ Tâm, ôi hội ngộ quá bất ngờ, mời tất cả vào nhà để tôi làm một nồi cháo nấm rơm ăn lót lòng trước khi đi ngủ.

Mọi chuyện hàn huyên để lại ngày mai, vì chúng tôi đi đường dài hơn 850 cây số không ngừng nghỉ cũng đã thấm mệt nhoài, vừa nằm xuống mỗi người kéo khò một lèo đến sáng.




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo