Danlambao - Tại hội nghị ‘phê và tự phê’ của thành ủy TP.HCM tổ chức chiều 17/12, Bí thư Lê Thanh Hải vu cáo Dân Làm Báo và ‘các trang mạng không chính thống’ đã ‘nói xấu cán bộ’, ‘ảnh hưởng đến nhận thức thanh thiếu niên’. Đồng thời, nhân vật đầy quyền lực tại TP.HCM còn kêu gọi cán bộ, đảng viên phải ‘đề kháng’ trước các thông tin trên mạng.
Phát biểu của ông Lê Thanh Hải được đưa ra 1 tuần sau khi Dân Làm Báo cho đăng tải bài viết “Bí thư Lê Thanh Hải chỉ đạo ‘tiêu diệt’ nhóm biểu tình?” của tác giả Phan Nguyễn Việt Đăng. Nội dung bài viết dẫn nguồn tin từ một sĩ quan công an cáo buộc ông Lê Thanh Hải chính là kẻ chỉ đạo đàn áp cuộc biểu tình yêu nước tại Sài Gòn hôm 9/12.
Trước đó, theo VietNamNet, Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Đua cũng cảnh báo về việc nhiều Đảng viên, cán bộ thể hiện tư tưởng ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’.
Ông Đua nhìn nhận về việc cán bộ, đảng viên “phát ngôn thiếu thận trọng, sử dụng thông tin trên mạng để bình luận, phân tích, trao đổi, không theo thông tin chính thống, mà theo suy nghĩ cảm tính của cá nhân”.
Về diễn biến tại hội nghị sơ kết ‘phê và tự phê’ theo Nghị quyết TW4 tại TP.HCM, báo điện tử VietNamNet tường thuật: Bà Đổng Thị Kim Vui - Bí thư Quận ủy quận 8 đã nêu ra các khó khăn của tổ chức đảng ở cơ sở khi rất khó phân biệt rạch ròi được các biểu hiện phản động, không chính thống trên nhiều trang mạng để phổ biến, quán triệt trong các sinh hoạt đảng.
“Thông tin trên mạng bây giờ, trong tất cả các văn bản của Đảng cho rằng, kẻ xấu lợi dụng mạng để chúng ta hoang mang, dao động? Nhưng đối với cấp cơ sở muốn làm rõ được các thông tin đâu là đúng, đâu là sai thì rất khó”, bà Vui chia sẻ.
Theo chân đồng chí X với công văn 7169, Bí thư Lê Thanh Hải nêu đích danh hai trang mạng Dân Làm Báo, và Quan Làm Báo... mà ông cho đây là ‘vấn đề lớn’:
“Các trang mạng không chính thống hiện nay như “Quan làm báo”, “Dân làm báo” là vấn đề lớn, không chỉ riêng những tin nói xấu cán bộ mà còn ảnh hưởng đến nhận thức thanh thiếu niên...”
Lời cáo buộc vô căn cứ của ông Bí thư Lê Thanh Hải cũng nhằm che đậy những thông tin vạch trần sự tham nhũng của gia đình ông đã được đăng tải trên Dân Làm Báo qua các bài viết:
Khác với công văn 7169 của TT Nguyễn Tấn Dũng cấm cán bộ đọc Danlambao, ông Lê Thanh Hải cũng chỉ dám kêu gọi "cán bộ, đảng viên phải tự trang bị sức đề kháng về nhận thức và bản lĩnh chính trị".
Các bài viết liên quan đến ông Lê Thanh Hải trên Dân Làm Báo đều có lượng truy cập rất cao, trong đó hàng trăm phản hồi được đăng tải đã tố cáo mạnh mẽ sự tham nhũng của nhân vật này.
Là 1 trong 14 Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Lê Thanh Hải còn được biết như một nhân vật tham nhũng số 1 tại Sài Gòn. Nhóm lợi ích dưới tay ông Hải đã gây ra bao thảm cảnh đau thương cho nhân dân Thành phố thông qua các vụ cướp đất, cướp nhà... Điển hình gần đây nhất là vụ cướp đất của nhân dân Quận 2.
danlambaovn.blogspot.com
*
*
Bí thư Thành ủy TP.HCM:
'Phải đề kháng các trang mạng nói xấu cán bộ'
- Các trang mạng không chính thống hiện nay là vấn đề lớn, không chỉ nói xấu cán bộ mà còn ảnh hưởng đến nhận thức thanh thiếu niên - Bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải đề nghị cán bộ, đảng viên phải “đề kháng” trước việc này.
Chiều 17/12, Thành ủy TP.HCM đã tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết TƯ 4 về xây dựng Đảng tại các cơ quan và đơn vị trên địa bàn TP.
Báo cáo sơ kết kiểm điểm tự phê bình và phê bình, Phó bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Đua cho biết, TP đã triển khai trên 200 hội nghị học tập, quán triệt nghị quyết với sự tham dự của các cán bộ chủ chốt và gần 159.000 đảng viên. Đã có 127/136 (93,4%) đơn vị tổ chức kiểm điểm phê bình, tự phê bình.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải: Đảng viên phải
tự trang bị sức đề kháng về nhận thức và bản lĩnh chính trị
Kết quả, Ban thường vụ Thành ủy đã thi hành kỷ luật 4 trường hợp. Trong đó, cảnh cáo một người thuộc đảng bộ Tổng công ty Thủy sản Việt Nam, cách chức 2 người thuộc Đài tiếng nói nhân dân thành phố, khai trừ Đảng một người thuộc đảng bộ Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn.
Ban Thường vụ Thành ủy đã kiểm tra, phát hiện nhiều sai phạm, đồng thời đã tiến hành kỷ luật một tổ chức Đảng (bằng hình thức cảnh cáo) là Ban Thường vụ đảng ủy Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn, kỷ luật 3 đảng viên (bằng hình thức kiểm trách, cảnh cáo) thuộc đảng bộ khối cơ sở Bộ Tài nguyên - Môi trường và đảng bộ Công ty TNHH Dược Sài Gòn.
Ban Thường vụ cũng kiên quyết xử lý một huyện ủy, trong đó đã tiến hành quy trình xử lý kỷ luật đối với một cá nhân ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy.
Với việc chỉ ra nhiều khuyết điểm, Ban Thường vụ Thành ủy TP đánh giá, công tác phê bình và tự phê bình đã đi vào thực chất, trong đó đã xác định rõ được khuyết điểm thuộc trách nhiệm tập thể, cũng như trách nhiệm của cá nhân, khuyết điểm do nhận thức không đúng hoặc giải pháp chưa đạt do thiếu kiểm tra, giám sát.
Tuy nhiên, ông Đua cảnh báo, nhiều cán bộ, đảng viên thể hiện tư tưởng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. “Đã có hiện tượng cơ sở đảng, hoặc đảng viên thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, nhất là đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, có thái độ an phận, e dè, nể nang, ngại đụng chạm, thờ ơ, ít phát biểu trong sinh hoạt chi bộ nhưng ngoài chi bộ thì lại phát biểu trái với nghị quyết của chi bộ”, ông nhìn nhận.
Ngoài ra, ông Đua còn nêu, có trường hợp đảng viên sống xa hoa, hưởng lạc. “Một số cán bộ, đảng viên dễ bị dao động, nhận thức lệch lạc và biểu hiện cụ thể là phát ngôn thiếu thận trọng, sử dụng thông tin trên mạng để bình luận, phân tích, trao đổi, không theo thông tin chính thống, mà theo suy nghĩ cảm tính của cá nhân”.
Bà Đổng Thị Kim Vui - Bí thư Quận ủy quận 8 đã nêu ra các khó khăn của tổ chức đảng ở cơ sở khi rất khó phân biệt rạch ròi được các biểu hiện phản động, không chính thống trên nhiều trang mạng để phổ biến, quán triệt trong các sinh hoạt đảng. “Thông tin trên mạng bây giờ, trong tất cả các văn bản của Đảng cho rằng, kẻ xấu lợi dụng mạng để chúng ta hoang mang, dao động? Nhưng đối với cấp cơ sở muốn làm rõ được các thông tin đâu là đúng, đâu là sai thì rất khó”, bà Vui chia sẻ.
Trước vấn đề này, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải cho rằng, các trang mạng không chính thống hiện nay như “Quan làm báo”, “Dân làm báo” là vấn đề lớn, không chỉ riêng những tin nói xấu cán bộ mà còn ảnh hưởng đến nhận thức thanh thiếu niên… “Vừa qua, Thường vụ Thành ủy cũng đánh giá, có nhận xét là công tác tư tưởng thiếu tính sắc bén và thuyết phục”, ông Hải nói.
Theo ông, để giải quyết vấn đề này, một mặt Ban Thường vụ Thành ủy cũng như lãnh đạo thành phố phải tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém của mình. Mặt khác, phải tập trung chỉ đạo các cơ quan báo chí định hướng tư tưởng cho đúng. “Đây là những cơ quan mà tính chất thông tin lan tỏa rất mạnh, định hướng rất đông người. Mà ngay bây giờ cán bộ, đảng viên phải tự trang bị sức đề kháng về nhận thức và bản lĩnh chính trị”, ông Hải đề nghị.
Về công tác kiểm điểm phê bình, tự phê bình theo Nghị quyết TƯ 4, ông Lê Thanh Hải cho biết, tới đây sẽ tiếp tục tập trung phân tích những tồn tại, yếu kém để loại trừ các biểu hiện xấu, nhất là loại biểu hiện “thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh”.
Tá Lâm