Tôi xin chân thành cảm ơn Danlambao đã có lời khen tặng và đăng tải ca khúc "Người con của biển" của tôi. Tôi cũng xin thông qua Danlambao gửi lời chào thân ái và lời cảm ơn sâu sắc đến quý độc giả đã có lời khen ngợi, cổ vũ và động viên tôi tiếp tục gửi đăng thêm sáng tác của mình. Đặc biệt có độc giả đã có đề nghị riêng về ca khúc về những người lính đã hi sinh năm 1988 để bảo vệ đảo Trường Sa. Xuất phát từ ý tưởng này, tôi xin được gửi thêm một ca khúc khác có tiêu đề là "Biển hát tên anh".
Khi viết ca khúc này, tôi đã lấy cảm hứng từ 3 câu chuyện khác nhau.
Thứ nhất là sự kiện hai tướng Hoằng Chân và Chiêu Văn đã anh dũng hi sinh năm 1077 trong cuộc kháng chiến chống quân Tống của quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của danh tướng Lý Thường Kiệt. Khi những chiến thuyền của hai vị lọt vào trận địa mai phục máy bắn đá của quân Tống trên sông Như Nguyệt, thuyền của Chiêu Văn đã đắm trước tiên. Hoằng Chân đã anh dũng giơ cao kim bài chỉ huy tuẫn tiết cùng ba quân nêu cao tấm gương chói ngời cho lòng yêu nước của dân tộc Việt.
Lịch sử đã tái hiện một cách kì lạ khi năm 1974, hải quân VNCH cũng đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa chống lại sự xâm lược của quân Tàu. Hạm trưởng Ngụy Văn Thà, hạm phó Nguyễn Thành Trí và một loạt các chiến sĩ khác như Lê Anh Dũng, Lê Văn Tây, Đinh Hoàng Mai cũng đã gửi thân vào biển cả cùng hộ tống hạm Nhật Tảo để đền nợ nước.
Và rồi năm 1988, lại một lần nữa những người lính ưu tú như Vũ Phi Trừ, Trần Đức Thông, Nguyễn Văn Phương... đã lại nhuộm máu cùng biển cả vì quần đảo Trường Sa của chúng ta.
Thứ nhất là sự kiện hai tướng Hoằng Chân và Chiêu Văn đã anh dũng hi sinh năm 1077 trong cuộc kháng chiến chống quân Tống của quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của danh tướng Lý Thường Kiệt. Khi những chiến thuyền của hai vị lọt vào trận địa mai phục máy bắn đá của quân Tống trên sông Như Nguyệt, thuyền của Chiêu Văn đã đắm trước tiên. Hoằng Chân đã anh dũng giơ cao kim bài chỉ huy tuẫn tiết cùng ba quân nêu cao tấm gương chói ngời cho lòng yêu nước của dân tộc Việt.
Lịch sử đã tái hiện một cách kì lạ khi năm 1974, hải quân VNCH cũng đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa chống lại sự xâm lược của quân Tàu. Hạm trưởng Ngụy Văn Thà, hạm phó Nguyễn Thành Trí và một loạt các chiến sĩ khác như Lê Anh Dũng, Lê Văn Tây, Đinh Hoàng Mai cũng đã gửi thân vào biển cả cùng hộ tống hạm Nhật Tảo để đền nợ nước.
Và rồi năm 1988, lại một lần nữa những người lính ưu tú như Vũ Phi Trừ, Trần Đức Thông, Nguyễn Văn Phương... đã lại nhuộm máu cùng biển cả vì quần đảo Trường Sa của chúng ta.
Tôi cứ suy nghĩ miên man về những dòng sự kiện này và cảm thấy hết sức xúc động bởi tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc ta sau gần cả ngàn năm vẫn mãi không phai nhạt. Tôi lại càng uất ức khi thấy ngày nay nước nhà đang bị thù trong giặc ngoài cùng nhau bức hại mà chúng ta lại cứ như người ngủ mê để mặc cho bọn chúng lộng hành. Do đó tôi đã liên kết các sự kiện lại thành một chủ đề thống nhất để viết ca khúc "Biển hát tên anh" với hai mục đích:
Thứ nhất để tỏ lòng tôn kính và biết ơn đến sự hi sinh của những người đi trước;
Thứ hai là tự nhắc nhở bản thân mình và cũng muốn được chia sẻ cùng mọi người bổn phận và nghĩa vụ của con dân Việt Nam đối với nước nhà.
Rất mong mỗi người chúng ta đều ý thức được những việc mình cần và phải làm để không phụ lòng những người đã khuất, để ngẩng cao đầu làm người Việt Nam.
Tôi xin gửi kèm nhạc phổ và ca khúc thu âm đăng tải trên youtube (http://youtu.be/Indd-hNtVXI)
Thứ nhất để tỏ lòng tôn kính và biết ơn đến sự hi sinh của những người đi trước;
Thứ hai là tự nhắc nhở bản thân mình và cũng muốn được chia sẻ cùng mọi người bổn phận và nghĩa vụ của con dân Việt Nam đối với nước nhà.
Rất mong mỗi người chúng ta đều ý thức được những việc mình cần và phải làm để không phụ lòng những người đã khuất, để ngẩng cao đầu làm người Việt Nam.
Tôi xin gửi kèm nhạc phổ và ca khúc thu âm đăng tải trên youtube (http://youtu.be/Indd-hNtVXI)
Chào trân trọng đến Danlambao và quý độc giả!