Ông Bút (Danlambao) - Người ta tìm được một vài loài chim, chim két chẳng hạng, dạy cho nó nói được đôi lời ngắn ngủi. Gọi đó là chim khôn, thả ra khỏi lồng, nó không trở về bầu trời xanh, không trở về tổ cùng loài trên rừng, nó lẩn quẩn, quấn quýt bên chân người, được con người phong tặng chim khôn, tất nhiên thức ăn không thể thiếu, nơi ở được sơn phết lộng lẫy, suốt tháng ngày nó làm vui lòng người nuôi, trong vai trò chim cá kiểng.
Khó có thể hiểu vì sao nó thích nghi được, giữa một không gian bao la, đến một gian phòng rất hữu hạn, vì miếng ăn? Vì tiện nghi cuộc sống? Điều này không khó đối với nhà Sinh Vật Học, song cũng nan giải ở khía cạnh tâm lý. Đôi cá đang tung tăng dưới dòng nước, làm sao biết chúng nó đang vui hay buồn: "Chỉ có cá mới hiểu được cá" (lời Nhan Hồi, học trò Khổng Tử.) Còn đồng loại có suy tôn "khôn," như con người đã phong tặng? Có chúc mừng nó được may mắn "sa vào hũ nếp"?...
Giống chim "khôn" như thế không có nhiều, chỉ đếm trên đầu ngón tay, đại đa số khi thoát lồng đều bay mất về với bầu trời tự do, về tổ ấm của đồng loại. Hẳn nó hạnh phúc lắm, căn cứ trên số nhiều này, chúng ta tin rằng cảnh chim lồng, cá chậu, chẳng đáng mơ ước, dù bụng no nê, dù lầu son gác tía, nhìn một con chim sổ lồng, đậu trên cây cao xỉa lông, cùng đồng loại tíu tít gọi đàn, chúng ta tin như vậy. Ngay như người đời phong tặng chim khôn, nhưng trong ngụ ngôn không thiếu sự khinh miệt, chim khôn xuất hiện trong truyện cười, để diễu cợt sự trung thành ngược ngạo, sự khinh bỉ chỉ vì miếng ăn tồi tàn! Khi chúng nó tách rời đồng loại, quên tổ ấm, nói ra những tiếng sáo rỗng, ngồ ngộ cốt để vui lòng chủ trong giây lát, tình đời tha thứ chấp nhận vì nó là loài chim, nhưng mặt khác cũng cay nghiệt thói phản phúc, nơi dân gian thành ngữ "chim lồng cá chậu" bao hàm rất nhiều ý nghĩa.
Sáng nay thứ Bảy, ngày 1 tháng 12 năm 2012 vừa thức dậy, tôi rất vui mừng, đọc tin báo Người Lao Động, có tới 260 Ca Sĩ, Nghệ Sĩ cùng hát về chủ đề biển đảo quê hương, đồng thời phát hành những 5000 DVD nội dung nói trên. Thoạt tiên tôi tưởng mọi dồn nén từ xưa rày: Mất đất liền trên đường biên giới, mười một đảo Hoàng Trường Sa đã bị giặc Tàu chiếm, Trung Quốc khai thác Bô Xít, người Trung Quốc nghênh ngang lập làng phố trên quê hương, hàng hóa Trung Quốc ngập tràn từ Thủ Đô Hà Nội, tới tận bản làng sâu thẳm, rồi tới giọt nước làm tràn ly: Hộ chiếu đường lưỡi bò. Tất cả dồn nén, khiến đảng CSVN tức giận, sự tức giận hết sức chính đáng, hết sức dễ thương và rất nên tôn trọng, đã thôi thúc đảng yểm trợ giới Ca Nghệ Sĩ, cất lên tiếng hát từ lòng thủy chung yêu nước, tôi tưởng đã đến lúc đảng sắp sửa hành động, thở cùng nhịp điệu dân tộc. À phải thế chứ, con cháu Trần Bình Trọng, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trải, Lê Lợi, Quang Trung, chứ có phải nòi nãy loài chó lợn đâu mà khiếp hèn mãi, và chính mình nên nói lời ăn năn, từ lâu nay từng nguyền rủa đảng hèn, đang suy tìm trong văn chương lời thống hối thật hay, chân thành nhất.
Nhưng, khốn nỗi cái chữ nhưng. Nhưng nó vỡ toang niềm tưởng, trong đống 260 ca sĩ, những 5000 DVD ấy, chỉ có 8 ca khúc "điển hình" như sau:
" Chút thư tình lính biển, Ra khơi, Hành trình vì biển đảo quê hương, Lung linh mắt biển, Hoàng Sa - Trường Sa, Biển hát chiều nay, Tình em biển cả và Tổ quốc gọi tên mình này đã qui tụ sự tham gia của 260 ca sĩ, nghệ sĩ của nhiều lãnh vực: ca nhạc, điện ảnh, sân khấu, truyền hình... tham gia thu âm và ghi hình."
Điểm qua nội dung 8 bản nhạc, mới biết bé cái lầm! Nội dung lạt phèo, lạc hơn nước hến, tệ không kém "Hai Bà Trưng đánh giặc khơi khơi, không có tên quân thù" 260 ca nghệ sĩ, với sân khấu "hoành tráng", với 5000 DVD. Thua con két làm vui chủ giây lát, 260 nghệ, ca sĩ là đám rối, đem tiếng hát đánh lận tình yêu chân thật, dành cho đất nước lúc nghiêng ngã trước quân giặc thù, tìm đủ mọi âm mưu, ý đồ nuốt chững quê hương. Trò chơi lưu manh chuyên nghiệp của đảng, đánh lừa người dân: "Chúng tôi cũng đang yêu nước đây, yêu nước thứ thiệt", yêu trong khuôn khổ đảng cho phép và chỉ đạo, ngoài ra là... phản động.
260 tiếng hát, hay hai triệu sáu trăm ngàn tiếng hát, lạc điệu dân tộc chờ mong, không cùng hòa nhịp với Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, lại càng không dập tắt được tiếng hát VK & TVAB.
Tám ca khúc, hay tám ngàn ca khúc, hát trên sân khấu to lớn với âm thanh hiện đại nhất, nhưng chỉ quanh quẩn bên lỗ tai của bọn đang cúi đầu làm nô lệ, chỉ hai ca khúc: Việt Nam Tôi Đâu và Anh Là Ai? Dù đang bị kìm hãm trong ngục tù, lời nhạc vẫn có lối thoát, vang xa đến tận chân trời góc bể, từng nghiễm nhiên vào Tòa Bạch Ốc, bằng hai ngôn ngữ Anh Việt, ngoài Đồng Bào, Kiều Bào, có cả những người ngoại quốc muốn nghe nó.
260 ca, nghệ sĩ, từ trong nước, hay từ hải ngoại, con số dù cao hơn bao nhiêu, vẫn không có gì đáng thắc mắc, nghề mà, hát để kiếm tiền, sá gì vinh nhục đời chim muông!
Chỉ đáng nguyền rủa, lên án cái đảng Cộng Sản đê hèn này, chuyên ăn cướp của dân, giết dân không biết gớm tay, ngày đêm toàn nghĩ những thủ đoạn nhỏ mọn trí trá, để hòng lừa đảo người dân đáng thương.
Chắc không còn đường nào chọn lựa, muốn chống giặc Tàu xâm lược, trước hết phải diệt bọn Cộng Sản tham tàn, cam tâm làm nô lệ cho giặc Tàu. Biết rằng khó, khó chất chồng, nhưng thiết tưởng không còn suy nghĩ nào khác.
(1) Mượn chữ của LM cố Giám Mục Nguyễn Quang Tuyến.