Thêm nhiều vụ tàu cá Trung Quốc cướp tài sản ngư dân - Dân Làm Báo

Thêm nhiều vụ tàu cá Trung Quốc cướp tài sản ngư dân

“Là một người cả đời bám biển, tôi thấy chưa bao giờ miếng ăn của ngư dân nước ta bị đe dọa, cướp phá trắng trợn như lúc này!” * Thời gian gần đây, tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển nước ta rất nhiều. Có lúc ngư dân Trung Quốc vào cách đảo Lý Sơn chỉ khoảng 100 hải lý để khai thác. * Thời gian gần đây, tàu hành nghề mành chụp mực của ngư dân Trung Quốc xuất hiện rất dày ở vùng biển khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, kéo vào tận vùng biển phía Nam nước ta. Mỗi tối, tàu của ngư dân Trung Quốc chong dàn đèn sáng khủng khiếp, ánh sáng mỗi tàu lan đến 10-15 hải lý, chụp sạch mực trong một vùng rộng lớn. Bởi vậy, tàu của ngư dân Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa ở gần đó không còn mực làm mồi để câu cá bò gù nữa...

Công Xuân - Đào Đức Tuấn - Thanh Ba (Dân Việt) - Ngày 1.12, tàu cá của một ngư dân ở Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc lục soát lấy cá, vứt bỏ ngư cụ xuống biển, gây thiệt hại khoảng 115 triệu đồng, tại vùng biển cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 170 hải lý. 

Trưa 5.12, tàu cá QNg - 90133 của ông Huỳnh Quang Vũ (xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã được một tàu bạn cùng địa phương lai dắt về cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu. Ngư dân Huỳnh Minh Khôi (tàu cá QNg - 90133) kể: Vào chiều 28.11, khi tàu chúng tôi vừa chạy ra đến vùng biển cách đảo Lý Sơn khoảng 170 hải lý thì tàu bị chết máy.

Cán bộ Biên phòng Trạm Tịnh Kỳ (Quảng Ngãi) 
đang tiếp nhận trình báo của ngư dân bị cướp tài sản.

Trong thời gian chờ cứu, anh em trên tàu xuống biển đánh bắt cá với hy vọng vớt vát lại chút ít tổn phí. 6 ngư dân đã đánh được hơn 1 tấn cá. Bất ngờ vào sáng 1.12, có 1 chiếc tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 306 tiến đến tàu chúng tôi. Biết sắp gặp chuyện chẳng lành nên mọi người đã vội vàng cất giấu thiết bị...

Sau khi chạy đến cách tàu QNg - 90133 vài trăm mét, tàu Trung Quốc dừng lại, thả ca nô xuống và cử 6 người xuống.

Anh Khôi nhớ lại: “Sau khi lên tàu, 6 người Trung Quốc dồn tất cả 6 ngư dân chúng tôi lên phía trước mũi tàu. Sau đó, số người Trung Quốc bắt đầu lục soát khắp tàu. Bọn họ lấy đi hơn 1 tấn cá, vứt bỏ toàn bộ lưới, dàn câu... trên tàu xuống biển, rồi mới chịu bỏ đi. Số cá, lưới, câu... bị người của tàu Trung Quốc lấy đi và vứt bỏ trị giá khoảng 115 triệu đồng.

Ông Phan Thuẫn - ủy viên Hiệp hội Cá ngừ đại dương Phú Yên, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá phường 6 (Tuy Hòa), bày tỏ: “Là một người cả đời bám biển, tôi thấy chưa bao giờ miếng ăn của ngư dân nước ta bị đe dọa, cướp phá trắng trợn như lúc này!”

Theo ông Bùi Cương, người lai dắt tàu ông Vũ vào bờ, ông cũng vừa bị tàu Trung Quốc phá hỏng hơn 10 tay lưới và rượt đuổi ngay trên vùng biển gần nơi tàu ông Vũ bị nạn. Vì vậy, khi nhận thông tin cứu hộ từ tàu ông Vũ, ông Cương phải quan sát kỹ, thấy không có tàu Trung Quốc mới dám đến cứu.

Ngư dân Hoàng Công Hà (xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), đi trên tàu ông Cương, cung cấp thêm: Thời gian gần đây, tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển nước ta rất nhiều. Có lúc ngư dân Trung Quốc vào cách đảo Lý Sơn chỉ khoảng 100 hải lý để khai thác.

Thuyền trưởng tàu câu cá ngừ đại dương Nguyễn Đình Nhã (Phú Yên) cho biết, thời gian gần đây, tàu hành nghề mành chụp mực của ngư dân Trung Quốc xuất hiện rất dày ở vùng biển khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, kéo vào tận vùng biển phía Nam nước ta. Mỗi tối, tàu của ngư dân Trung Quốc chong dàn đèn sáng khủng khiếp, ánh sáng mỗi tàu lan đến 10-15 hải lý, chụp sạch mực trong một vùng rộng lớn. Bởi vậy, tàu của ngư dân Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa ở gần đó không còn mực làm mồi để câu cá bò gù nữa.

Theo Trạm biên phòng Đà Rằng (Tuy Hòa, Phú Yên), tình trạng tàu nước ngoài lấn chiếm, xâm phạm lãnh hải Việt Nam, khiến ngư dân rất bức xúc. Trong khi đó, ngư dân Phú Yên ngại va chạm, một phần vì tàu cá nhỏ, hơn nữa đó là cả gia sản tích cóp, vay mượn mới có. Nếu va chạm, phần thua thiệt thuộc về ngư dân địa phương.

Phùng Quang Thanh tiếp kiến thiếu tướng TQ Vương Tây Hân và khẳng định: "Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần bốn tốt. Việc giao lưu trao đổi đoàn ở các cấp là cần thiết nhằm trao đổi, hợp tác, học hỏi lẫn nhau, tạo sự thân tình, cởi mở, tin cậy, đồng thời tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa quân đội và nhân dân hai nước..." (ảnh thêm bởi Danlambao)




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo