Vụ công an đập đầu gà chọi: Coi chừng lạm quyền! - Dân Làm Báo

Vụ công an đập đầu gà chọi: Coi chừng lạm quyền!

(Petrotimes) – Ý kiến của luật sư xung quanh vấn đề gà chọi bị cơ quan chức năng tịch thu, đập đầu rồi mang đi tiêu hủy là có dấu hiệu lạm quyền. Người dân cần khiếu nại hoặc khởi kiện vụ việc trên ra tòa để được bồi thường. 

Có dấu hiệu lạm quyền!


“Chính quyền xã Bình Thạnh bắt gà chọi, mang đi tiêu hủy như những trường hợp trên là sai pháp luật và không có căn cứ pháp luật. Mặc khác, đây cũng là hành vi có dấu hiệu lạm quyền”, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch hội luật gia TP HCM. 

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch hội luật gia TP HCM cho biết, trong pháp lệnh hành chính, chỉ có những thực phẩm nguy hại đến sức khỏe con người thì mới tạm giữ khẩn cấp. Còn nếu, gà chọi đã qua kiểm dịch thì không thể nào bắt gà của người dân được. Gà chọi không phải là gia súc gia cầm cấm kinh doanh và hạn chế kinh doanh. Gà không phải là vật nguy hiểm.

Nguyên nhân của chính quyền xã đưa ra để tịch thu: “Gà không rõ nguồn gốc” là chuyện lạ… mà có thật. Biên bản tịch thu thể hiện, “gà không rõ nguồn gốc” thì làm sao đã qua kiểm dịch (?!). Luật sư Nguyễn Văn Hậu nói, hành vi bắt gà của công an xã và tiêu hủy của địa phương tại xã Bình Thạnh (huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) vậy là không đúng.

Người dân cần khiếu nại lên cơ quan chức năng hoặc khởi kiện việc lập biên bản tạm giữ ra tòa án để được bồi thường. Người dân có thể khiến nại để được biết vi phạm theo điều nào của pháp luật đã quy định về “vận chuyển gà không rõ nguồn gốc”?. Con gà chọi không phải là mặc hàng quốc cấm nên bị tịch thu. Con gà là thực phẩm, đã qua kiểm dịch và không phải là vật nuôi nguy hiểm.

Con gà chọi không phải là mặc hàng cấm nên không thể tùy tiện tịch thu. (Ảnh: Petrotimes)

Cơ quan chức năng phải bồi thường gà cho người dân!


“Xét về góc độ tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chỉ được áp dụng trong trường hợp cần để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay vi phạm hành chính”, luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Giám đốc hãng Luật Giải phóng. 

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Giám đốc hãng Luật Giải phóng phân tích: “Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải lập biên bản về việc tạm giữ. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm.

Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu do lỗi của người này mà tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường”.

Luật sư Kiều Hưng cho rằng, cơ quan chức năng tại xã Bình Thạnh đã làm chưa đúng trình tự pháp luật và vi phạm hành chính. Quá trình từ lập biên bản vi phạm, biên bản tạm giữ và quyết định xử phạt phải đi theo một trình tự nhất định.

Biên bản tạm giữ được lập phải có chữ ký của trưởng công an xã và quan trọng nhất là chưa có biên bản vi phạm hành chính. Vì lẽ đó, chính quyền xã Bình Thạnh không thể ra văn bản tạm giữ tang vật trước khi lập biên bản vi phạm hành chính được.

Hưng Long




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo