Bộ trưởng Kim Tiến chém:
Bệnh nhân nằm ở hành lang cũng phải nằm ghép (Ảnh 24h.com.vn) |
“Pv: Tình trạng tiêu cực, cụ thể là nạn phong bì trong ngành y tế đã được bà thừa nhận trong kỳ họp Quốc hội vừa qua và vấn đề y đức của một bộ phận cán bộ y tế làm người dân bức xúc. Bà sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào để cải thiện tình hình?
Bộ trưởng Kim Tiến: Nạn phong bì mà tôi đã đề cập chỉ là những con sâu bỏ rầu nồi canh, làm vẩn đục sự thanh cao của ngành y tế, nhưng quả thực đôi lúc “sâu” cũng hơi nhiều…” [1]
Bà Tiến lại muốn trở thành dũng sỹ diệt “sâu”? Bà quên mất tấm gương diệt sâu Trương Tấn Sang rồi sao? Bà Tiến lại quên mất những thực trạng: “Ba bệnh nhân trên một giường bệnh, bệnh nhân nằm tran lan trên bên ngoài hành lanh; trình độ học vấn của đội ngũ nhân viên của bà đang xuống cấp trầm trọng với nhiều ca tiêm nhầm thuốc, đã giết chết không ít sinh mạng; thực trạng Y đức của nhân viên ngành Y càng tồi tệ hơn, những câu: “Lương Tâm không bằng lương tháng” luôn đúng với ngành của bà; Chưa kể đến chi phí bệnh viện cao ngất đỉnh, những người dân có thu nhập thấp đành vay mượn ngân hàng để đi chữa bệnh, và rồi, nợ chồng nợ, lãi chồng lãi…”
Không để thua kém, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng trả lời ngay khi được phóng viên báo vietnamnet hỏi:
“PV: 20 tháng trước khi nhận trọng trách làm người đứng đầu Bộ Xây dựng Bộ trưởng có nói sẽ tập trung vào 3 nhiệm vụ. Thứ nhất là rà soát hệ thống văn bản pháp luật, nhiệm vụ thứ hai là tập trung quản lý phát triển đô thị và nhiệm vụ thứ 3 là làm sao đáp ứng được tốt nhu cầu về nhà ở cho mọi đối tượng người dân. Vậy đến nay 3 việc lớn đó đã được thực hiện đến đâu thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng:
- Trước hết là về quản lý đầu tư xây dựng, trong những năm vừa qua công tác này đã đạt được những thành quả hết sức tích cực. Tuy nhiên tình trạng thất thoát, lãng phí, chất lượng công trình không đảm bảo… vẫn còn tồn tại, gây nhiều bức xúc, cần tiếp tục tập trung để tháo gỡ…
Cảnh màn trời chiếu đất của người dân oan đêm 30 Tết. Ảnh: Blog Nguyentuongthuy |
- Nội dung thứ hai là về quản lý phát triển đô thị: Đô thị Việt Nam trong những năm vừa qua phát triển rất mạnh cùng với quá trình công nghiệp hóa, thay đổi cả về quy mô và chất lượng, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về nhà ở cũng như điều kiện sống của người dân. Đô thị ngày càng khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi vùng, mỗi địa phương và cả nước…
- Về nhiệm vụ thứ ba, Bộ Xây dựng đã tập trung để cụ thể hóa Chiến lược nhà ở quốc gia. Chiến lược nhà ở được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2011, đây cũng là bước đột phá trong tư duy về phát triển nhà ở… Đây sẽ là công cụ hữu hiệu để huy động các nguồn lực của nhà nước, người dân, doanh nghiệp và xã hội tham gia phát triển nhà ở, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu cải thiện nhà ở cho người nghèo.” [2]
Ông bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thiệt có tài “chém gió”! Có tới hàng trăm, khu đô thị, khu công nghiệp mọc lên như nấm, kéo theo hàng trăm, hàng ngàn dân oan bị mất đất, mất nhà, thậm chí có những người dân không có chỗ nương thân, đã phải ngủ trên manh chiếu nhỏ ở Vườn hoa Lý Thái Tổ để đón tết Quý Tỵ (RFA). Đó cũng chính là hệ lũy từ tệ nạn tham nhũng của ngành XD.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận càng cứng rắn hơn khi phát biểu:
“Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tôi chưa khi nào hết trăn trở với việc nâng chất lượng giáo dục. Những yếu kém, bất cập của giáo dục vẫn còn. Những chuyển biến của ngành nhất là về chất lượng đã có nhưng chưa đồng đều và chưa mạnh mẽ.
Một điểm nữa là kỷ cương, kỷ luật và lòng tự trọng. Lòng tự hào về nghề nghiệp, lòng tự trọng của người trí thức trong một bộ phận thầy, cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục vẫn chưa được phát huy…” [3]
Khi củi vừa cháy thì xoong cơm đã được một bạn đặt lên Ảnh: giaoduc.net.vn |
Ối ôi! Tệ nạn bạo lực học đường vẫn hoành hành trong ngành giáo dục, còn có cảnh giáo viên tát học sinh liên tục trong nhiều giờ học. Thậm chí học sinh lớp một cũng bị ép phải viết bản cam kết “không đi biểu tình” (Danlambao). Chưa kể tới căn bệnh “thành tích” trong ngành, còn nhớ câu slogan chống bệnh thành tích của ngành giáo dục: “Thi đua lập thành tích, chào đón chương trình ‘nói không với bệnh thành tích’”.
Ông bộ trưởng có bao giờ về Kim Bon – Phú Yên Sơn La để xem các học sinh ở đây đã phải làm gì để sống và học tập không? Ông có biết, bởi vì quá đói, nên các em đã phải đặt “bẫy chuột”, và lấy đó làm thức ăn đế sống qua ngày (Giaoduc.net.vn).
Gs. Hoàng Tụy đã nhận xét về nền giáo dục Việt Nam: “Giáo dục đang lạc hướng, lạc điệu từ cái gốc, tức là từ triết lý giáo dục, từ tư duy, quan niệm cơ bản về mục tiêu, đường lối, cung cách làm giáo dục. Nhà trường không thể chỉ dạy chữ, dạy kiến thức, mà còn dạy làm người.” (gaspace.com.vn). Vậy mà ông Bộ trưởng vẫn ung dung đi chém gió cho được…
Gs. Hoàng Tụy đã nhận xét về nền giáo dục Việt Nam: “Giáo dục đang lạc hướng, lạc điệu từ cái gốc, tức là từ triết lý giáo dục, từ tư duy, quan niệm cơ bản về mục tiêu, đường lối, cung cách làm giáo dục. Nhà trường không thể chỉ dạy chữ, dạy kiến thức, mà còn dạy làm người.” (gaspace.com.vn). Vậy mà ông Bộ trưởng vẫn ung dung đi chém gió cho được…
Hơn hẳn các vị bộ trưởng khác, bộ trưởng Đinh La # còn tổ chức đi “vi hành” để động viên các nhân viên của mình: “Đến từng xe thăm hỏi người lao động về quê ăn tết và chúc tết các tài xế, phụ xe, Bộ trưởng Đinh La Thăng căn dặn anh em tài xế không được uống rượu trong khi điều khiển xe; đảm bảo an toàn cho hành khách về quê ăn tết; các phụ xe phải có thái độ nhiệt tình, ân cần phục vụ hành khách về quê.” [4]
Ảnh: Danlambao |
Với hàng ngàn thứ Phí + Phí, bộ trưởng Đinh La # tha hồ sung túi riêng, sung công quỹ cho đảng cộng sản, để bù lỗ cho vụ Vinashin, tăng ngân sách chống người yêu nước đi biểu tình, chống lại dân oan biểu tình đòi đất. Bộ trưởng Đinh La # quả xứng đáng là cách tay đắc lực của đồng chí X và đảng.
Các vị bộ trưởng của chúng ta quả không hổ danh là những tay “chém gió” tài ba với những đoạn văn mẫu được lập đi, lập lại hàng trăm lần, qua tay hàng chục vị bộ trưởng. Những lời chém gió ấy đều như nhau, vô hình chung họ giống như những chú vẹt, hót đi, hót lại một bài ca không bao giờ quên, không bao giờ thay đổi.
____________________________________
Chú thích:
Chú thích: