Khẩu chiến Senkaku: Nhật lại triệu đại sứ Trung Quốc, yêu cầu Bắc Kinh phải xin lỗi - Dân Làm Báo

Khẩu chiến Senkaku: Nhật lại triệu đại sứ Trung Quốc, yêu cầu Bắc Kinh phải xin lỗi

Sơn Minh (SM Thế Giới) - Ngày 8/2, Nhật đã triệu tập đại sứ Trung Quốc lần thứ 3 trong 2 tháng qua sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc công khai tố cáo Nhật Bản đang dùng “thủ đoạn nhỏ mọn”. Ngay sau đó, Thủ tướng Nhật Abe đã tuyên bố trên truyền hình: Trung Quốc phải thừa nhận và xin lỗi cho thái độ khiêu khích trong vụ “radar tàu chiến.”


Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Chikao Kawai đã triệu Trình Vĩnh Hoa - đại sứ Trung Quốc tại Tokyo để phản đối hành vi “không thể chấp nhận được” khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh công kích Nhật đang sử dụng “thủ đoạn nhỏ mọn” để thổi phồng mối đe dọa từ Trung Quốc. 

Ông Kawai đã nhấn mạnh trước đại sứ Trung Quốc rằng, Bộ Quốc phòng Nhật đã phân tích thận trọng, kỹ lưỡng tình phức tạp của sự kiện trước khi tuyên bố. Trong khi đó, lập luận của Trung Quốc là phi lý, thiếu sự chân thành và thiếu trách nhiệm. 

Ngày 5/2, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, ông Itsunori Onodera đã công bố bản phân tích tình huống tàu hộ tống trung quốc quay radar dẫn đường tên lửa vào tàu khu trục của Nhật (trong ngày 30/1). Thủ tướng Abe nhấn mạnh, đây là sự cố đáng tiếc, nguy hiểm và đầy khiêu khích của Trung Quốc. Phản ứng đầu tiên của Trung Quốc là chối bỏ và sau đó, ngày 7/2 Bộ Ngoại giao nước này quay sang công kích Nhật Bản. Tình hình lãnh hải tại Nhật đang ngày càng căng thẳng và phức tạp khi Nga đột nhiên ‘tham chiến’ bằng 2 chiếc Su -27 bay vào vùng tranh chấp phía bắc Hokkaido.

Cuộc khấu chiến Nhật - Trung bắt đầu bùng phát khi 3 tàu chiến Thanh Đảo, Diêm Thành, Yên Đài tiến vào Tây Thái Bình Dương, khiêu khích Nhật tại Hoa Đông, sau đó tập trận gần khu vực eo biển Bashi sát sườn Philippines và ngày hôm qua những con tàu này trắng trợn tuần tra tại Trường Sa của Việt Nam. Sau phản ứng mạnh mẽ của Nhật Bản, Philippines cũng đã lên tiếng quan ngại về hành vi này. Hiện chưa có phản ứng cụ thể từ Việt Nam.
    


*

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc dùng radar dẫn tên lửa nhắm vào tàu Nhật 

Tàu TQ tại vùng biển Hoa Đông nơi có tranh chấp chủ quyền với Nhật- Reuters

Đức Tâm (RFI) - Sau bộ Ngoại giao, ngày 08/02/2013, đến lượt bộ Quốc phòng Trung Quốc bác bỏ những cáo buộc của chính quyền Tokyo, theo đó, một tàu chiến Trung Quốc đã chiếu radar dẫn tên lửa vào một tàu của Nhật Bản. 

Trong một thông cáo được gửi tới AFP, bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết: "Những khẳng định của phía Nhật Bản là trái ngược với các sự việc". Theo Bắc Kinh, trong các ngày 19 và 30/01/2013 chiếc tàu chiến Trung Quốc có liên quan đến vụ việc này "không sử dụng radar dẫn tên lửa". 

Đối với Trung Quốc, phía Nhật Bản "đã đơn phương chuyển cho các cơ quan truyền thông một điều khẳng định không chính xác và các quan chức cao cấp trong chính phủ Nhật Bản đã đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm nhằm nêu bật các gọi là mối đe dọa Trung Quốc". 

Ngay lập tức, bộ Ngoại giao Nhật Bản đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Tokyo lên để phản đối những tuyên bố của phía Trung Quốc và cho rằng lời giải thích của Bắc Kinh là "hoàn toàn không thể chấp nhận được". Trước đó, ngày 05/02/2013, Tokyo cũng đã gọi đại sứ của Trung Quốc lên để phản đối vụ hai tàu hải giám của Trung Quốc xâm nhập vào hải phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. 

Ngày 05/02/2013, bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo là một tàu chiến Trung Quốc, ngày 30/01/2013 đã chiếu radar vào một tàu chiến của Nhật Bản, tại biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp giữa hai nước về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. 

Vẫn theo bộ Quốc phòng Nhật Bản, trước đó vài ngày, một trực thăng quân sự của Nhật Bản cũng là mục tiêu của radar Trung Quốc. Thủ tướng Shinzo Abe đánh giá rằng những vụ việc như vậy "thật là đáng tiếc". 

Ngày 07/02/2013 Bắc Kinh tố cáo Tokyo muốn bôi nhọ hình ảnh của Trung Quốc. 

Quan hệ Nhật - Nga 

Về quan hệ Nhật Bản-Nga, bgafy 07/02/2013 chính quyền Tokyo tố cáo hai máy bay tiêm kích SU-27 của Nga đã xâm nhập vào không phận của Nhật Bản trong vòng vài giây, ở ngoài khơi đảo cực nam Hokkaido, vào lúc 14h59 phút giờ địa phương. Ngay lập tức, bốn máy bay Nhật Bản đã cất cánh để ngăn chặn. 

Bộ Ngoại giao Nhật Bản chính thức phản đối Nga về sự cố này. Tuy nhiên, Matxcơva bác bỏ cáo buộc của Tokyo. 

Theo đại diện quân sự vùng phía đông nước Nga, thì các máy bay của hạm đội Thái Bình Dương vẫn bay thường xuyên trên không phận này và tôn trọng nghiêm chỉnh các luật lệ quốc tế, không xâm phạm không phận các nước. 

Từ thứ Tư, 06/02, quân đội Nga tiến hành tập trận xung quanh quần đảo Kouriles, vùng Viễn Đông của Nga. 

Quần đảo này là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa hai nước mà Nhật Bản gọi là ác lãnh thổ phía Bắc, đã bị Liên Xô thôn tính, sau đệ nhị Thế Chiến. Chính tranh chấp này đã ngăn cản Nhật Bản và Nga ký kết hiệp định hòa bình.


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo