Cù Huy Hà Bảo (Danlambao) - Con người Việt Nam ngày này không những đã không có nhân quyền, tự do dân chủ mà ngay cả văn hoá cũng đang bị bóp chết hoặc bỏ tù bởi đảng cộng sản.
Từ ngàn xưa khi người dân Việt đa phần chưa biết chữ quanh năm phải chống chọi với thiên nhiên vỡ đất, phá rừng, lấn biển để kiếm cái ăn cùng lức phải chống chọi với giặc ngoại xâm phương bắc. Người dân đã truyền miệng nhau những câu ca dao, tục ngữ để con cháu ngày sau học và sống theo những điều tốt đẹp và tránh đi theo vết xe đổ của tiền nhân. Những câu hát câu hò, lời ru cũng được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo ra một nét văn hoá vùng miền. Đến thời cộng sản cai trị, văn hoá ấy bị bóp chết hay bỏ tù một cách có hệ thống.
Gần đây những tấm bia kỷ niệm cuộc chiến chống quân xâm lược biên giới phía bắc 1979 không cánh mà bay, hoặc bị đục phá nham nhở. Ai đã làm chuyện này? Có phải là người dân hay một tổ chức phản động sống lưu vong ở nước ngoài về đây đập phá? Tất cả những câu hỏi trên đều không có lời giải đáp bởi người dân chẳng dại gì mà bỏ công sức ra để đập phá mà không được trả công, còn các thế lực thù địch hay phản động thì không thể bởi họ ở xa và chẳng có lý do gì để họ đập phá cả. Vậy ai đập, ai phá? Kẻ lạ người quen nào? Chắc chắn không ai khác ngoài đảng cộng sản đã lén lút tự tay đập đi trong lúc đêm tối. Chính họ đã xây, đã từng quay phim chụp ảnh khánh thành những tượng đài đó nên hôm nay buột phải lén lút đục phá vì đã quy phục Trung Quốc.
Hôm rồi tôi tham dự một tiệc tất niên cuối năm. Các buổi tiệc tùng thường không thể thiếu món ăn tinh thần đó là ca nhạc và tôi được mời lên hát một bản nhạc giúp vui trong chương trình Karaoke. Khi tôi chọn bài Mùa Xuân Lá Khô thì không thể tìm thấy trong líp nhạc, đành phải chọn bài khác là bài Xuân Này Con Không Về nhưng cũng không có. Tôi đang nghĩ ngợi thì người chỉnh nhạc mới nói em chọn bài hát nào mà không liên quan đến nhạc vàng và nhất là nhạc có nói đến từ lính thì sẽ có để hát. Tôi đành phải chọn bài Câu Chuyện Đầu Năm để hát giúp vui, nhưng khi hát đến câu đón xuân nơi trận tiền thì trên màn hình chữ lại được sửa thành đón xuân nơi mọi miền. Vậy thì ra chính Bộ Văn hoá Thông tin người tự cho mình được quyền duyệt những bài hát đã chỉnh sửa lại lời. Vậy tại sao họ lại phải sửa và cấm những bài nhạc vàng bất hủ mà tôi đã được cha tôi hồi còn sống thường hay hát nhỉ? Câu hỏi đó cứ âm ỉ trong đầu tôi và tại sao họ lại chia nhạc của nước mình ra thành hai thể loại vàng đỏ nhỉ. Và sao không gọi xanh và hồng!?
Tôi đem thắc mắc của mình đi hỏi nhiều người và cũng tìm kiếm trên google nhưng đành thất bại và tôi cũng đành phải tự giải thích không biết có đúng không nữa. Nhạc vàng và nhạc đỏ, hai cái tên ấy được gọi bởi hai dòng nhạc của hai miền trước 1975, điều này thì ai cũng biết còn tại sao gọi thì chỉ có một cách giải thích nhạc đỏ là của miền bắc mang cờ đỏ và nhạc vàng là của miền nam mang cờ vàng và những bài hát sau 30/04/1975 thì không gọi là nhạc đỏ hay vàng nữa. À thì ra là thế và nhất là những bài hát mang tính chất chống tàu càng không được duyệt như bài Một Ngàn Năm Nô Lệ giặc tàu của Trịnh Công Sơn, hay mới đây những bài hát Việt Nam Tôi Đâu của nhạc sỹ Việt Khang và bài Nước Nam Rạng Ngời của nhạc sỹ TrầnVũ Anh Bình. Vậy ai bỏ tù những bài nhạc đó nếu không phải thủ phạm chính là cộng sản Việt Nam.
Gần đây, đảng nhà nước cấm đĩa ASIAN 71 của nhạc sỹ Trúc Hồ nhưng người dân trong nước vẫn có để nghe mặc dù đảng và nhà nước có cấm cản. Nhưng những bài hát Karaoke có chất lượng bằng đĩa nén thì không có. Có chăng chỉ là những đĩa do nhu cầu tự phát sang lậu, chất lượng không ổn định. Các cô các chú các bác bên hải ngoại nếu được hãy thực hiện những đĩa hát đó để người dân trong nước trong những đám tiệc tùng sẽ hát lên cho dân Việt ta nghe. Mưa dầm thấm đất có đúng không các bác? và để cho văn hoá Việt bớt tù đầy!