Ông Trọng đòi xử lý dân hay dân xử lý ông? - Dân Làm Báo

Ông Trọng đòi xử lý dân hay dân xử lý ông?

Nguyên Thạch (Danlambao) - Bước vào thế kỷ 21, trong khi đa số các quốc gia văn minh tiên tiến trên toàn thế giới đã có một nền Hiến Pháp khá rõ nét công minh cho quốc gia họ thì ở Việt Nam vẫn còn thứ hiến pháp đầy trí trá và rừng rú mang tính toàn trị và lạc hậu. Với lập luận của những kẻ bảo thủ, cực đoan, tâm chứa đầy tính ích kỷ, toàn trị, chỉ muốn thấy quyền lợi của cá nhân, băng đảng mình mà quên đi quyền lợi cao thượng của đất nước và dân tộc.

Về phương diện phát triển quốc gia cũng như uy tín của Việt Nam trong cộng đồng thế giới thì những lớp người này là những con người đã làm mất thể diện của cả một dân tộc. Họ hoàn toàn không xứng đáng là những nhà lãnh đạo đất nước bởi lẽ họ mang tư tưởng chỉ nhằm chỉ vụ lợi cho tổ chức băng nhóm của riêng mình. 

Tư duy này, đã xuất phát từ thời ông Hồ Chí Minh, một cá nhân được đảng cộng sản đề cao như một ông thánh, trong khi thật sự ông ta cũng chỉ là một con người với nhiều mưu mô, gian trá và phản trắc. Ông Hồ Chí Minh là nguyên nhân gốc của mọi nguyên nhân dẫn đến sự thê thảm toàn diện như ngày hôm nay mà đa số nhân dân, ai cũng biết. 

Nối bước ông, những ông tổng kế vị sau này, xét cho cùng thì cũng chỉ là cá mè một lứa, nghĩa là cũng mụ mị, điêu ngoa gian dối và độc tài. Cho dẫu ông Trọng, ông Dũng hay bất cứ ông Tướng Tá nào đi nữa thì cũng không thoát khỏi cái mà người ta gọi là cơ chế. Chính cái cơ chế này đã sản sinh ra những người phải lệ thuộc toàn bộ vào những điều lệ đã siết buộc họ một cách toàn diện không lối thoát. 

Việt Nam chỉ có thể phát triển và lấy lại uy tín khi nào đất nước nầy thoát khỏi cái thể chế toàn trị này, tháo gỡ cái vòng kim cô khóa chặt ra khỏi đầu thì mới họa ra. 

Để đi vào cụ thể của những bế tắc hôm nay, mà “dự thảo sửa đổi Hiến Pháp” là một trong những thứ mang tính hiện hữu. Tất cả, dù quan hay dân thảy đều phải quan tâm vì nó là Hiến Pháp của một quốc gia, có nghĩa là những cái nguồn gốc cơ bản về chính trị, kinh tế cũng như sinh hoạt xã hội của một đất nước. 

Vì tầm quan trọng cực kỳ của nó, mọi tầng lớp công dân, trí thức, công nhân, sinh viên học sinh, quân cán chính phải quan tâm và góp chính kiến của mình, đó là những sinh hoạt chính trị rất bình thường ở các nước dân chủ tiên tiến. Nhưng điều này ở Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại!. Cụ thể là có những góp ý trái chiều với sự mong đợi của đảng thì liền ngay bị chụp mũ cho, nào là phản động, nào là cơ hội phá đảng, nào là thế lực thù địch, nào là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... 

Trong chương trình thời sự ngày 25-2-2013 của VTV1. Ông Tổng bí thơ, người đứng đầu trong thể chế của Việt Nam đã phán rằng: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến, cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thế là suy thoái chứ còn gì nữa. Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì? Cho nên các đồng chí phải quan tâm xử lý những cái này.” 

Ông Trọng thiệt biết nói thật!. Ông đã dám cả gan “chọc tiết” đại đa số nhân dân. Ông thật chủ quan, ông thật nghêng ngang, xem dân như cỏ rác. Vào thời đại tin học này mà ông vẫn cứ thái độ của những tay đao phủ của thời chống Mỹ!. Nghĩa là ông vẫn quen thói sử dụng luật rừng!. 

Không luật rừng sao được khi ông ra lời huấn thị “Cho nên các đồng chí phải quan tâm xử lý những cái này.” Ai ở trong đảng, trong tổ chức mà lại không hiểu đây là chỉ thị trực tiếp từ một quyền lực tối cao Tổng bí thư, không cần văn bản, cái khuôn mẫu mà các cấp lãnh đạo thường làm và các cấp trực thuộc phải có bổn phận thi hành trên tinh thần chuyên chính (nghĩa là bạo lực cách mạng có vũ trang của lực lượng công an và quân đội). 

Thi hành trừng phạt cho những ai và ở mức độ như thế nào thì mọi người đã mường tượng được. Công dân góp ý kiến của mình để thể hiện tính không đồng thuận mà bị theo dõi, truy nã, hãm hại, bỏ tù và thậm chí còn gài bẫy cho tai nạn tử vong... thì những hình ảnh này chỉ xảy ra ở Việt Nam, Trung Cộng và vài nước độc tài còn lại trên thế giới. Điều này sẽ làm cho đại đa số các quốc gia trong cộng đồng thé giới vốn khinh miệt lại càng thêm khinh miệt. 

Những phân tách ngắn gọn trong bài viết này, mong bạn đọc chỉ nên xem nó là những lời cảnh báo trước sự trả thù từ những con người hung hãn độc tài mà không nên coi đó là những bước cản trên con đường góp sức xây dựng Dân Chủ và Nhân Quyền cho đất nước. 

Lịch sử Việt Nam sẽ đến, bánh xe của nó sẽ nghiền nát mọi vật cản trên con đường tiến tới một quốc gia Độc Lập Dân Chủ Nhân Bản và Hưng Thịnh. 




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo