Thanh toán đối lập - Dân Làm Báo

Thanh toán đối lập

Bùi Lộc (Danlambao) - Từ khi đảng cộng sản (cs) ra đời tại Việt Nam, họ đã tung ra nhiều mẻ lưới nhằm hốt trọn những thành phần không đồng quan điểm với họ, những người chống đối, những người muốn có một không khí chính trị cởi mở hơn và họ gom chung lại là "phản động"

Mẻ lưới đầu tiên vào thập niên 30, các đảng phái với khát vọng yêu nước, muốn đánh đuổi Thực dân Pháp dành độc lập tổ quốc, đã hăng say tích cực đứng chung hàng ngũ Việt minh với họ. Nhưng chẳng bao lâu sau, cs đã thanh toán tất cả những người quốc gia, đặc biệt Quốc Dân Đảng, họ cũng thanh toán luôn những thành phần cs không theo đúng chủ trương quốc tế cs của Lênine và Staline. 

Sau khi nắm được miền Bắc, cs chủ trương tận diệt mọi mầm mống chống đối, họ quang một mẻ lưới rộng khắp qua chính sách cải cách ruộng đất. Chính sách này tàn nhẫn đến mức nào và những nạn nhân của nó, chắc hẳn mọi người đã rõ. 

Tiếp đến mẻ lưới thứ hai vào năm 1956, qua Phong trào Nhân văn Giai phẩm, họ hốt hết những văn nghệ sĩ có mầm mống tự do dân chủ, muốn được cởi mở trong sáng tác. Họ không nương tay với bất cứ ai, kể cả những người đã hăng say theo đảng ngay từ những ngày đầu, những người có công lớn trong đảng, điển hình Nguyễn Hữu Đang, người sát cánh và đã tổ chức thành công buổi ra mắt của Ông Hồ với dân chúng Thủ đô Hà Nội ngày 2 tháng 9 năm 1945 trong một thời gian vô cùng gấp gáp, đến nỗi Ông Hồ đã phải nói với Ông Đang: “Có khó mới phải giao cho chú.” Một người khác, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, trẻ tuổi, nhiệt tâm đã từ Pháp trở về nước ngay sau khi tốt nghiệp hai bằng tiến sĩ lúc mới 23 tuổi. Ông đã phải trả giá là kéo lê kiếp sống trong nghèo túng cùng cực, bạn bè không giám tiếp xúc và đến gần vì đã lỡ tin cs, đặc biết là Ông Hồ Chí Minh. 

Tại miền Nam, váo năm 1956, sau khi Mặt trận Giải phóng ra đời, họ mở chiến dịch thanh toán các viên chức xã ấp của Miền Nam và những ai có liên hệ với quân đội và chính quyền; ngay cả những người chỉ vô tình gặp gỡ họ trong giao tế cuộc sống hằng ngày. 

Một nạn nhân điển hình, Cô Năm Lắm, con Ông Lâm Biện mới 20 tuổi đầu, thợ cắt may có tiệm ngay đối diện với Cổng Giáo xứ Cao Xá, Tầm long, Phước Ninh, Tây Ninh. Cô đã bị giết trong đêm và xác được kéo ra giữa đường ngay trước cổng Giáo xứ, trên ngực đầy máu găm tờ giấy nhàu nát lem nhem mấy chữ: “Gián điệp cộng tác với địch” chỉ vì có mấy quân nhân hay ra vào tiệm của cô tán gẫu. Chuyện thường tính vậy mà bị giết một cách thật tàn nhẫn. 

Sau khi chiếm được Miền Nam vào cuối tháng Tư năm 1975, những người liên quan tới chế độ cũ đã phải tập trung cải tạo, nhưng đích thực là những nhà tù khổ sai, cs đã dựng nên để gom không những họ mà tất cả những người còn có tư tưởng chống đối. 

Thành phố Nha Trang, họ ngầm giả cho người đi kêu gọi thanh niên nam nữ tham gia lực lượng vũ trang chống cộng, hẹn gặp tại một địa điểm nhận vũ khí. Nhiều thanh niên nam nữ này mắc mưu và đã sa lưới. Nhiều người trong số họ còn bị giam giữ tại trại A 30 Tuy Hòa tới năm 1983 vẫn chưa được thả. Họ kể đến ngày hẹn, từng đoàn thanh niên nam nữ chở nhau bằng xe Honda tới kho súng Đồng Đế cũ đế lãnh vũ khí, người thì Carbine, người Garant, người súng lục, đủ loại, đưa gì nhận nấy. Họ cho biết rất tin tưởng, nhưng chỉ tuần sau, cs đến từng nhà gõ cửa hốt trọn, vì đã có tên tuổi ghi danh đầy đủ. 

Sau khi ra khỏi A 30, tôi vượt biên, bị chặn tại Vòm Láng và đưa vào nhà tù Mỹ Tho; sau đó đi lao động tại Mỹ Phước… Tại đây, cũng được gặp một số anh em bị nhốt vì hăng say tham gia lực lượng “kháng chiến”. Đơn vị của họ là Sư đoàn Tiền Giang cũng do cs dựng nên để đánh lừa những người quốc gia còn đang nuôi dưỡng tình thần phục quốc. 

Sau thủ tục tuyển mộ, ghi danh, địa chỉ cư trú, thân nhân gia đình liên hệ, họ được hướng dẫn vào mật khu. Nơi đây, đôi khi họ cũng thấy trực thăng chở cố vấn Mỹ tới thăm. Đến khi bị bắt, họ mới biết cố vẫn Mỹ là dân Cuba, có khi cả Liên sô cũng đóng những vai cố vấn này. 

Khi ở trại tù ra, trước khi về nhà, tôi ghé quê ngoại, sau hai tuần mới về nhà. Vừa bước xuống bến xe Sài Gòn, tôi đã thấy một anh cùng đợt ra tù với tôi ngậm ống vố ngồi bên chiếc bàn con ngay gần chỗ xe tôi đậu, đưa ánh mắt ra chiều muốn gặp. Tôi đoán ngay anh này đang muốn tuyển quân để đưa những người mới ra tù tham gia lực lượng kháng chiến vào tròng và nếu lần này mà dính là sẽ đi tầu suốt hay không có ngày về... Vừa nhìn thấy anh ta, tôi liên tưởng đến hình ảnh trước đây của anh hồi còn đang trong tù, rất thư thái, ria mép chải chuốt và luôn ngậm ống vố và tôi cũng sực nhớ ra đây đúng là “tù cha” mà mình vô tình không biết, thảo nào giờ này hắn ngồi đây đang ngậm ống vố và tuyển quân kháng chiến chống cộng.. 

Quen khủng bố, lừa đảo, gài bẫy để loại trừ những phần tử chống đối, đảng lần này lại đem áp dụng màn kịch “Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 không vùng cấm” Có ý kiến cho đây cũng giống như những lần sửa đổi hiến pháp vào những năm 1959, 1980 và 1992 là bắt buộc hay một màn trình diễn nhằm cứu vãn sự sống còn của đảng. 

Lần này cs đưa ra màn góp ý nhằm thăm dò phản ứng để tìm cách chống đỡ và có thể cũng nhằm hốt trọn một mẻ cho xong những thành phần có thể gây nguy cơ cho đảng. Nhưng thực bất ngờ, khi lời tuyên bố vừa được ban hành, là hàng hàng-lớp lớp ý kiến tới tấp được đưa tới của cá nhân cũng như tập. 

Những ý kiến đóng góp này nếu được chấp nhận thì vai trò trò của đảng cs sẽ không những bị lu mờ mà có khi ngay cả sự sống còn của đảng cũng bị đe dọa đúng như ông Nguyễn Minh Triết đã cảnh giác: “Bỏ điều bốn hiến pháp là tự sát”. 

Qua những phản kháng của người dân trước đây và đợt tham gia ý kiến sửa đổi hiến pháp lần này, ai cũng nhận thấy không những người Việt Hải ngoại, những người trong nước đã từng sống dưới chế độ VNCH, mà ngay cả những người sống lâu năm dưới chế độ cs tại Miền Bắc và đặc biệt giới trẻ thế hệ 80, 90 không hề có một ý niệm gì về hình ảnh cuộc chiến tranh Nam Bắc trước đây họ cũng đều chán ghét chế độ cs đương quyền tới cổ. 

Trước làn sóng góp ý này, thoạt đầu với bản góp ý của giới trí thức, rồi tới của Hội đồng Giám mục VN và những bloggers; cs không ngờ và đã vô cùng lúng túng khiến họ có những phản ứng thật vụng về và vô chính trị, quen đi vào vết xe cũ là đe dọa. Một hành động rất hiệu quả trong thời kỳ xã hội còn bị khép kín. 

Nhà bào Nguyễn Đắc Kiên đã trực diện, thẳng thắn nêu lên những sai trái của Ông Nguyễn Phú Trọng, đảng trưởng của một đàng chỉ có thể nói với những đảng viên của mình chứ không thể có tư cách để nói với toàn dân; chưa kể đến nội dung lời ông ta phát biểu giống như người không rành tiếng Việt khi gán ghép cho những người đưa ra những ý kiến tiến bộ, hợp với xu thế thời đại là suy thoái; được nhiều người cùng hưởng ứng và tiếp ngay là “Lời Tuyên bố của Công dân Tự do” với cả hàng ngàn chữ ký ủng hộ. 

Quá hốt hoảng, họ tính cắt ngắn thời gian góp ý, nhưng lại phải kéo dài thêm tới hết tháng Chín 2013, tức tăng thêm gấp đôi thời gian trước như tuyên bố lúc ban đầu là cuối tháng Ba, 2013 vì sức ép của dư luận trong nước cũng như quốc tế. 

Sự sống còn của đảng cs cũng đang thật sự bị đe dọa. Cộng sản chỉ tồn tại, chỉ mạnh khi còn khả năng khủng bố và đe dọa. Mọi người ngày nay đã thấy rõ đâu là sự thật đâu là dối trá và họ đã vượt qua ngưỡng sợ hãi. 

Bộ công an còn tính đưa luật cho công an nổ súng vào những ai được xem như có ý chống người thi hành công vụ. Họ đã đánh hơi được nguy cơ thanh niên, sinh viên, học sinh và ngay cả người dân có thể tràn ra đường bất cứ lúc nào để đòi họ trả lại những gì căn bản thuộc về con người. Họ ra luật này nhằm chuẩn bị đối phó với một Thiên An Môn Việt Nam rất có thể xảy ra bất cứ lúc nào. 

Cs có hai con đường lựa chọn: Trả lại người dân những gì thuộc về họ và cùng với họ chung vai sát cành bảo vệ tổ quốc và tài sản quốc gia. Hai là quyết tâm bám víu quyền lực, chà đạp lên chính dân tộc mình thì họ sẽ mất ăn mất ngủ, ngày đêm phải tìm cách đối phó và sau cùng chắc chắn họ phải lãnh hậu quả về những việc mình làm.




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo