Anh Thư (Danlambao) - "Chế độ Nhà nước Cộng sản Việt nam hiện nay chẳng khác gì người bệnh bị thủng dạ dày. Cơ quan Thuế thu thuế để nuôi sống Nhà nước được ví như cái dạ dày nuôi sống con người đang bị thủng lớn, làm suy giảm mạnh chức năng của nó. Nó đã bị thủng như thế nào, tôi xin kể câu chuyện:"
Dạ dày con người có chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể, nhưng nếu chẳng may dạ dày bị tổn hại không còn chức năng hấp thụ hoặc hấp thụ rất ít chất dinh dưỡng thì con người vẫn còn sống được qua việc sử dụng ruột non để hấp thụ chất dinh dưỡng thay cho dạ dạy.
Dạ dày con người có chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể, nhưng nếu chẳng may dạ dày bị tổn hại không còn chức năng hấp thụ hoặc hấp thụ rất ít chất dinh dưỡng thì con người vẫn còn sống được qua việc sử dụng ruột non để hấp thụ chất dinh dưỡng thay cho dạ dạy.
Dạ dày đã thủng
Chế độ Nhà nước Cộng sản Việt nam hiện nay chẳng khác gì người bệnh bị thủng dạ dày. Cơ quan Thuế thu thuế để nuôi sống Nhà nước, được ví như cái dạ dày nuôi sống con người đang bị thủng lớn, làm suy giảm mạnh chức năng của nó. Nó đã bị thủng như thế nào, tôi xin kể câu chuyện:
Tôi vừa bán một tài sản cá nhân cho một đơn vị Nhà nước. Bên mua đòi hỏi bên bán là tôi cung cấp hóa đơn. Tôi đến Chi cục thuế gặp người cán bộ thuế đầu tiên, người đó nói rằng tôi phải nộp thuế Giá trị gia tăng mới được cấp hóa đơn. Nghe mà giật mình vì thuế suất thuế GTGT đến 10% trong khi tài sản tôi bán không thuộc đối tượng phải nộp thuế giá trị gia tăng.
Tôi thông báo với đơn vị mua tài sản của tôi là không thể bán được tài sản vì… thuế. Kế toán trưởng đơn vị mua tài sản giới thiệu một người mà ông quen ở Chi cục thuế để tôi làm việc mua hóa đơn, rồi người đó bảo với tôi rằng trường hợp của tôi mua hóa đơn: “hữu nghị là 3% còn không là 5%”.
Tôi ngạc nhiên vì cái % là thuế suất được qui định bằng luật thuế hẳn hoi, thì làm sao cán bộ thuế có thể mua bán cho tặng người ta được mà gọi là “hữu nghị”. Cuối cùng bằng con đường “hữu nghị” như lời cán bộ thuế nói tôi cũng mua được hóa đơn bán lẻ của Chi cục thuế mà tiền “hữu nghị” thì nhiều, còn tiền thực nộp cho ngân sách Nhà nước thì chẳng bao nhiêu.
Ngành thuế bữa nay đã rỗng tuyếch, cán bộ thuế chẳng còn coi pháp luật thuế là gì nữa, họ mặc sức hù dọa rồi mặc cả với người dân đi nộp thuế về số thuế phải nộp để cùng hưởng lợi đôi bên. Còn số tiền thuế thực nộp cho ngân sách chỉ là chiếu lệ.
Minh chứng điều đó, báo chí lề đảng gần đây cũng đưa nhiều tin về chuyện tiền thu ngân sách nhà nước năm nay giảm nhiều so với cùng kỳ các năm trước.
Sống bằng ruột non
Thu thuế không được là bao, Nhà nước quay ra thu ngân sách bằng con đường khác, con đường tăng giá bán độc quyền các sản phẩm thiết yếu cho người dân.
Mới đây nhất, nhiều người ngạc nhiên rằng, tại sao giá xăng dầu thế giới đang giảm nhưng giá xăng dầu Việt nam lại tăng đến mức 1.400 đ/lít. Họ đâu biết rằng giá xăng dầu tăng là vì Nhà nước Việt nam đang cần tiền cho ngân sách.
Các tập đoàn kinh tế Nhà nước ngoài việc kinh doanh thuần túy sản phẩm còn có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là thu ngân sách cho Nhà nước thông qua tăng giá bán sản phẩm mỗi khi Nhà nước thu thuế bị thiếu hụt.
Cũng chính vì nhiệm vụ quan trọng này mà Nhà nước Việt Nam thời Cộng sản không bao giờ dám từ bỏ thành phần kinh tế Nhà nước. Bên ngoài thì hô hào rằng kinh tế Nhà nước định hướng này nọ, nhưng thực chất nó là định lượng cho ngân sách Nhà nước.
Mới chỉ là tăng giá xăng dầu, tiếp theo, nếu tình hình thu ngân sách từ thuế mà không khả quan, Nhà nước sẽ còn tăng giá điện nữa để bù cho ngân sách.
Rồi mọi người sẽ tranh cãi, báo chí sẽ mổ xẻ chuyện lời lỗ và tại sao lại tăng giá. Nhưng đâu có ai biết bao nhiêu nghìn tỷ tiền từ các tập đoàn độc quyền kinh tế chuyển vào kho quỹ nhà nước để chi tiêu ngoài những vị chóp bu của đảng.