Nguyên Anh (Danlambao) - Truyền hình Việt Nam thường đa phần là bắt chước các chương trình của nước ngoài, nếu Mỹ có American Idol thì không bao lâu sau Việt Nam cũng có. Và chương trình Master Chef cũng không ngoại lệ! Kể từ khi Christine Ha một phụ nữ khiếm thị gốc Việt đăng quang danh hiệu vua đầu bếp Mỹ thì tại Việt Nam các cuộc thi nấu ăn trên truyền hình ra đời.
Việt Nam là một quốc gia tự hào có nền văn hóa ẩm thực lâu đời, điều đó là hiển nhiên không ai chối cãi cho nên Christine Ha đã thuyết phục được BGK khó tính trên chương trình của FOX TV. Nhưng cái đáng nói ở đây là khâu tổ chức cũng như điều hành các cuộc thi của họ và Việt Nam.
Trước tiên khi xem chương trình thi nấu ăn tại VN người xem có cảm tưởng giống một sự bắt chước hơn là một cuộc thi nghiêm túc! BGK không biết dựa theo tiêu chí nào mà phán món này thế này món kia thế nọ làm khán giả nhiều phen lên ruột.
VN không phải không có bộ môn học làm bếp, các giáo viên là người nổi tiếng lâu năm cũng nhiều, ấy thế mà lại để cho mấy vị không biết học hàm học vị gì chấm thi nấu ăn thì chắc các vị này chấm theo cảm tính, điều mâu thuẫn bắt đầu xảy ra, vị thì thích không nếm cho nó chảnh giống BGK Mỹ, còn vị thì chê, còn vị thứ ba thì gió chiều nào ta theo chiều đó cho nó lành, rủi mà trái ý ban tổ chức thì nó... đuổi coi như là... mất job!
Bây giờ hãy nhìn về cuộc thi Master Chef và thi nấu ăn VN.
Master chef diễn ra tại Hoa Kỳ một quốc gia giàu và phát triển, họ có đủ cơ sở vật chất, nguyên phụ liệu để làm điều đó thậm chí trong phim trường nhiều máy quay ở nhiều góc độ khác nhau làm cho người xem hồi hộp theo từng cung đoạn.
Về thành phần BGK cuộc thi gồm có ba người đều là những người nổi tiếng: Graham Elliot, Jow Bastianich, Gordon Ramsay.
Graham Elliot sinh năm 1977 đầu bếp của khách sạn 4 sao trẻ nhất nước Mỹ.
Joe Bastianich sinh năm 1968, là chủ của 20 nhà hàng Italia ngon nhất nước Mỹ, chủ nhân của 12 ngôi sao chứng nhận chất lượng.
Gordon Ramsay là người Scotland, một “siêu đầu bếp” đích thực, sở hữu 28 nhà hàng trên khắp thế giới. Ông đã được Nữ hoàng Anh phong tước hiệp sỹ và được coi là “niềm tự hào của Scotland”. Chỉ nội nghe đến tước hiệu hiệp sỹ do nữ hoàng Anh trao tặng thì cũng hiểu họ nặng ký thế nào và dĩ nhiên tiếng nói của họ có trọng lượng và điều quan trọng nhất họ là chủ nhân của nhiều nhà hàng hoặc làm việc trong đó, tiếp xúc đủ loại món ăn hàng ngày cho nên phải gọi cho đúng họ là chuyên gia ẩm thực quốc tế. Và họ đã bị thuyết phục trước cách nên nếm theo phong cách VN của Christine Ha.
Còn cuộc thi tại VN BGK chỉ là tay mơ làm cho người tham dự và người xem chán ngắt, vì họ không đủ tư cách để khẳng định hay phủ nhận vì không có tiêu chí nào để đo!
Cooking - nấu ăn là một bộ môn học quan trọng tại nước ngoài người theo ngành này thường phải học ít nhất 2 năm tại Úc hoặc Mỹ với học phí trên 40 ngàn đô la và nó cũng là một ngành nghề đem lại vinh quang cho chủ nhân như Gordon Ramsay với tước hiệu hiệp sỹ nói trên, còn những người thi tại VN đa phần học tự phát, tự làm họ không được học không thể hiểu món này hợp với hương vị gì như tại cuộc thi nấu ăn Master chef.
Thậm chí họ còn không biết làm một miếng thịt bò beefsteak chín tới, chín vừa và tái thì làm sao mà thi?
Nhìn cái cách BGK Việt Nam bắt chước từ điệu bộ, cách gây sock khán giả xem truyền hình không khỏi buồn cười và xót xa vì một quốc gia nghèo gần cuối bảng của thế giới đua đòi theo cái cách trưởng giả học làm sang!
Trong bối cảnh kinh tế ảm đạm, doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt, người dân đói nghèo đầy đường, thậm chí ở vùng cao còn cảnh các trẻ em đến trường phải ăn dế mèn, cào cào, châu chấu thì chương trình Master Chef VN giống như là một cái tát vào mặt người dân!
Mời quý vị ban tổ chức, GĐ Đài Truyền hình, BGK và những người tham gia chương trình master chef Việt Nam thưởng lãm và có cảm thấy hổ thẹn với lòng hay là không khi mình là hạt nhân trong chương trình?
Các em đi học đều mang theo cặp lồng cơm để ăn trưa tại trường
Trong tất cả những cặp lồng cơm, đây có lẽ là cặp lồng cơm ngon nhất.
Em mơ gì ở Master Chef...?