Nguyên Anh (Danlambao) - Sau khi tự biên tự diễn màn góp ý sửa đổi hiến pháp nhưng cuối cùng mèo vẫn hoàn mèo khi nhà cầm quyền phủ quyết những ý kiến đòi bỏ điều 4 của 72 vị cùng đại bộ phận người dân VN. Tiếp theo đó anh Cu Lý cho rằng tên nước vẫn giữ nguyên là CHXHCN/VN là đúng đắn thì người dân ngán ngẩm thở dài, coi như là trò hề thế kỷ sau khi nghe anh Lý cảnh báo coi chừng bọn thế lực thù địch xuyên tạc.
Và anh hùng chém gió ông nghị Hoàng Hữu Phước vẫn kiên định cái luận điệu ngu xuẩn khi lập lại những ý kiến phủ nhận quyền biểu tình của người dân trong đó ông cho biết:
Nhà chém gió Hoàng Hữu Phước - Nguồn: giaoduc.net.vn |
“Phải khẳng định ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay biểu tình là để chống lại chính phủ, chống lại chủ trương của chính phủ nước mình. Vậy Việt Nam có cần cho cuộc biểu tình chống Chính phủ hay không, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không? Nếu không cần tại sao lại đưa dự án Luật biểu tình?”, ông Phước nêu vấn đề.
Cho rằng Luật biểu tình không phải là “khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ”, ông Phước khẳng định cái Việt Nam cần có thể là những quy định về đức tin, về tuần hành đông người. “Nhưng liệu Quốc hội có nên dành ra 2 năm và bao tiền của của nhân dân để soạn ra dự án Luật đức tin hay Luật tuần hành hay không?”, ông Phước lại đặt câu hỏi.” [1]
Tuyên bố trên của ông cho thấy ông là một kẻ ngu dốt và bệnh hoạn khi vẫn duy ý chí và đưa ra những luận điểm không thuyết phục, chỉ một câu biểu tình mới có từ thập niên 60 ông đã cho bàn dân thiên hạ thấy được não trạng của ông có vấn đề và người ta gọi ông là Nghị Gió quả không sai
Biểu tình đã có từ rất lâu trong lịch sử loài người, chỉ riêng tại VN ngày 2/9/1945 đã có cuộc biểu tình hàng ngàn người bị lợi dụng ông không thấy sao? Và ông càng xuẩn động hơn khi chụp mũ biểu tình là chống nhà cầm quyền:
“Phải khẳng định ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay biểu tình là để chống lại chính phủ, chống lại chủ trương của chính phủ nước mình”. [2]
Người dân Sài Gòn ai nấy nhìn ông như một loài... thời tiền sử còn sót lại mà được mang danh là ông Nghị của mình ông có biết không? Đu theo Nghị Phước là hai ông Nghị ăn theo nói leo Đặng Ngọc Nghĩa và Nguyễn Thanh Tùng thi nhau phản bác lại ông Nghị Dương Trung Quốc theo câu ba đánh một không chột cũng què:
“Đồng tình với lập luận của ông Hoàng Hữu Phước, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng thể chế chính trị Việt Nam đã xây dựng rất hoàn chỉnh. Đất nước Việt Nam hiện nay rất phát triển kể cả kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và vị thế ngoại giao. Nếu đưa Luật biểu tình vào trong thời điểm này là “chưa phù hợp và phải cân nhắc kỹ lưỡng”.
Đại biểu Nghĩa cho rằng “chế độ xã hội chủ nghĩa dân chủ gấp vạn lần chế độ tư bản, có vấn đề gì chúng ta có Mặt trận, có HĐND, có chính quyền, vừa rồi có Luật khiếu nại, Luật tố cáo”. Đó là chưa kể vấn đề biểu tình có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia vì bị kẻ xấu lợi dụng. “Chúng ta nên tăng cường đối thoại trực tuyến, ví dụ những vấn đề gì nhạy cảm, bức xúc, tranh chấp đất đai hoặc tình hình biển Đông thì cứ đối thoại”, ông Nghĩa đề xuất.
Cũng bày tỏ sự đồng tình, đại biểu Nguyễn Thanh Tùng cho rằng dù trong Hiến pháp năm 1992 ghi công dân có quyền biểu tình theo pháp luật, nhưng chưa đến lúc phải xây dựng thành luật riêng. “Biểu tình có 2 mặt là ủng hộ và phản đối, nhưng thường người ta nói đến biểu tình là nói đến phản đối. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta có Mặt trận, có khối đại đoàn kết toàn dân, vì sao chúng ta lại cho tổ chức biểu tình?”, ông Tùng đặt câu hỏi.
Đại biểu Tùng cho rằng tự do dân chủ không phải là biểu tình, cái chính là làm sao chăm lo phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. “Tôi cho cái đó mới là cơ bản, mới là cái đảm bảo tự do dân chủ, quyền dân chủ của nhân dân”, ông Tùng lập luận và đề nghị không nên vội vàng đưa luật này vào chương trình xây dựng luật và pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, nhất là khi Việt Nam đang sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.” [3]
Chỉ phát biểu có một câu mà ai cũng thấy ông trình độ quá kém, hạng thứ dân gọi là văn dốt, võ dát, ngu mà làm giọng thiếu i ốt, là một ĐBQH mà ông không biết hệ thống luật của VN nhiều bất cập và cần phải bổ sung hoàn thiện dần dần, các điều luật về sở hữu đất đai là vô cùng phi lý khi nhà cầm quyền cho mình cái quyền tham lam vô độ Dân làm chủ-nhà nước quản lý.
Tiếp đó ông nhai lại câu nói của bà Nguyễn Thị Doan về dân chủ nước ta, trong khi quyền tự do ngôn luận, lập hội, tôn giáo không được công nhận dù đã có trong HP, những động thái bắt các nhà bất đồng chính kiến là gì vậy ông? Không có quốc gia dân chủ nào có lối hành xử man rợ như VN ngoài trừ các bộ lạc của dân mọi Phi Châu.
Tiểu ca chém gió Đặng Thanh Tùng Nguồn: dbqh.na.gov.vn |
Thưa ông Nghị Tùng,
Ông đừng có làm trò cười cho thế giới, chuyện biểu tình là quyền dân chủ của công dân trong một quốc gia có dân chủ. Chuyện xóa đói giảm nghèo là chuyện an sinh phúc lợi xã hội mà bất cứ nhà cầm quyền nào cũng phải lo cho dân của họ, nói đến đây ông có mắc cỡ khi xem lại chế độ dành cho người có công, gia đình cách mạng, thương binh liệt sỹ không khi hàng tháng họ chỉ nhận được một số tiền ít ỏi và bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đang vất vả xây dựng lại nền y tế phổ cập toàn dân mà cũng chưa đâu vào đâu?
Cả ba ông nên tự hổ thẹn và tỏ ra có liêm sỹ khi bà Nghị Lê Thị Nga đưa ra luật bỏ phiếu bất tín nhiệm và tỏ ra khôn ngoan hơn trước khi điều đó xảy ra. Vì cả ba ông đều ngu đần và chả ông nào có tín nhiệm trong con mắt người dân.
Chú thích:
[2]. Như [1]
[3]. Như [1]