Phó thủ tướng tóc-gió-thôi-bay đề xuất: nuôi lợn không tắm - Dân Làm Báo

Phó thủ tướng tóc-gió-thôi-bay đề xuất: nuôi lợn không tắm

Các tỉnh cần học cách nuôi lợn không tắm

Phương Nguyên (ĐVO) -Tại phiên họp Chính phủ tháng 6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lo ngại vấn đề phát triển nông nghiệp. Theo Thủ tướng, 6 tháng này vẫn tăng nhưng tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Vậy nguyên nhân, giải pháp là gì? Đưa ra gợi ý cho ngành, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu câu chuyện về mô hình nuôi lợn không tắm ở Hà Nam để nhiều địa phương cần nhìn vào trong lúc kinh tế sản xuất nông nghiệp, đang hết sức khó khăn.

Phải áp dụng tiến bộ trong chăn nuôi

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, ngành nông nghiệp cần nhân rộng những mô hình tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng.

Dẫn chiếu năm 2012, Hà Nam đã nghiên cứu mô hình nuôi lợn sinh học đảm bảo vệ sinh đến mức không cần tắm, toàn tỉnh nuôi hơn 1.000 con lợn theo phương thức này.

Qua giám sát chặt chẽ của người dân và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh, nuôi lợn theo phương thức mới này rất đảm vảo vệ sinh môi trường, vì vậy, dù không tắm nhưng lợn hoàn toàn không mắc phải các dịch bệnh như các địa bàn lân cận.

‘Nhưng hơn hết, chi phí theo phương thức nuôi này đã giảm được khoảng 10%. Đến năm nay, số lượng lợn nuôi sinh học đã tăng lên trên 2.000 con và sản lượng tiêu thụ thịt lợn đã tăng hơn 6% trong khi đa số các địa phương khác đang giảm dần sản lượng’, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Tỉnh Hà Nam đã có những bước tính toán rất kỹ lưỡng khi thực hiện mô hình này để hỗ trợ người nuôi trong vấn đề bảo đảm vốn mua nguyên liệu đầu vào cũng như tìm thị trường đầu ra sản phẩm. 

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm quan 
mô hình nuôi lợn không tắm tại Hà Nam 

Tỉnh đã có sáng kiến kết hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng với công ty bán thức ăn cho người dân vay mua thức ăn cho đến khi bán lợn mới phải trả tiền.

Do đó, người dân không bị áp lực về vốn và có thể chủ động trả nợ sau khi bán lợn. 6 tháng đầu năm nay, người nuôi lợn sinh học của tỉnh đã mua chịu 1.000 tấn thức ăn (giá trị tương đương 397 tỷ đồng).

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đánh giá cao quyết định của lãnh đạo địa phương đầu tư xây 1 chợ chuyên buôn bán lợn. Chợ lợn này vừa thuận lợi cho việc mua bán, vừa kiểm soát bệnh dịch và theo dõi được lượng tiêu thụ thực tế. Từ đó, địa phương có thể tính toán điều chỉnh kế hoạch chăn nuôi phù hợp, nhanh chóng.

Cho rằng đây là cách làm mới mà các địa phương khác có thể tham khảo, ‘ Nông nghiệp đang gặp khó khăn nhưng cũng chính là áp lực để chúng ta chuyển đổi mô hình kinh tế’, Phó Thủ tướng nói.

Gồng mình hỗ trợ xuất khẩu

Báo cáo trước Chính phủ, ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỏ ra nắm vững nguyên nhân rằng 6 tháng qua, sản lượng lương thực vẫn được nhưng giá xuống nên bán lấy tiền thì giá còn thấp.

Theo ông Phát, nguyên nhân là do giá thế giới xuống thấp, như gạo xuống 12,8%, hạt tiêu 10%,.. trong khi đó giá xuất khẩu chủ yếu chi phối theo thế giới. 

Dù lúa được mùa nhưng giá thấp dẫn đến 
tình trạng giá trị nông nghiệp bị giảm 

Về chăn nuôi, hiện thịt lợn chiếm tới 70% nhu cầu thịt trong nước. ‘Chúng ta đã nhập 44 nghìn tấn thịt, gần 2 triệu tấn thịt sản xuất trong nước. Như vậy lượng thịt nhập vào rất nhỏ, còn tác động không lớn. Cái chính là nhu cầu trong nước giảm, trong khi lượng sản xuất vẫn giữ được nên giá giảm. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là giá thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng 26,7%’, ông Phát giải thích vì sao giá trị sản xuất nông nghiệp giảm so với cùng kỳ.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, trong 6 tháng qua hạn hán càn quét từ Tây Nguyên đến Bình Thuận. Dịch bệnh tôm cũng nhiều, khắc phục còn chậm, dịch bệnh gia súc gia cầm cũng có tác động nhất định. Đó là nguyên nhân sâu xa ảnh hưởng tới nông nghiệp. Chính vì động cơ giá thấp nên giá trị sản xuất nông nghiệp giảm.

‘6 tháng cuối năm cấp bách nhất vẫn là đẩy mạnh thị trường. Quan trọng nhất là xuất khẩu. Từ lúa gạo, cà phê, cao su, cá tra, tôm có xuất khẩu được thì mới tăng được giá trị sản xuất nông nghiệp. Tạm trữ chỉ là gải pháp tình thế thôi, chứ đang gồng mình lên để hỗ trợ xuất khẩu’, ông Phát quả quyết.





Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo