Quyền được bịa - Dân Làm Báo

Quyền được bịa

Phương Bích - “Giời không đánh chết thằng nói phét, chứ không ối đứa chết” - Thiên hạ người ta bảo vậy. Nói phét, ba hoa khoác lác, hay bịa đặt, điêu trác về cơ bản giống nhau ở chỗ không có thật. Tùy ngữ cảnh và mức độ mà người ta sử dụng nó cho thích hợp. Nhưng:

- Quan trọng ở chỗ nói theo kiểu vô thưởng vô phạt, kiểu nói cho đời vui thêm, hay nó là loại điêu toa hại người?

- Quan trọng là kẻ nói phét, bịa đặt, điêu toa hại người ấy là dân đen hay quan chức? Cá nhân hay tổ chức?

Nhắc lại chuyện đài truyền hình Hà Nội đưa một đoạn video có kèm lời thuyết minh, về người biểu tình chống Trung Quốc gây rối, nhận tiền để đi biểu tình. Bọn tôi đến cái sở quản lý về mọi hoạt động thông tin và truyền thông để hỏi như này:

- Theo chúng tôi hiểu, đài phát thanh là phát ra tiếng nói. Còn đài truyền hình là truyền bằng hình ảnh có kèm tiếng nói (không thì thành phim câm à). Thế nên một khi nhà đài nói về chúng tôi mà lại không có hình ảnh và lời nói của chúng tôi thì có thể coi đó là vu khống được không?

Anh cán bộ tiếp dân gật đầu và bảo có thể kiện!

Ừ! Nói vậy là để biết thôi, chứ thời gian đâu mà đi kiện hàng mấy chục năm, như dân oan ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng thế kia?

Ừ! Nói vậy là để biết thôi, chứ biết thừa cái lý (thầy cãi) còn phải vào tù kia kìa.

Nhưng nói gì thì nói, đường đường là cơ quan nhà nước thì cũng nên đàng hoàng một tý. Độc quyền về truyền thông thì cho rằng có thể bịa đặt, điêu toa mà không “đứa” nào động được vào cái lông chân của mình sao?

À! Nói lòng vòng từ nãy là vì gần đây, dư luận xôn xao về việc những người tù chính trị tuyệt thực để phản đối cách hành xử của nhà tù. Vì thời gian tuyệt thực của những người tù đã làm rúng động lương tâm của dư luận trong và ngoài nước, truyền thông nhà nước bèn gỡ bí cho nhà cầm quyền bằng cách cất công vào tận trại để quay chụp. Chẳng thà để người nhà họ đã cất công vào tận nơi chứng kiến là đủ, để cho họ khỏi lu loa lên, lại cố tiêu tiền của xã hội cho cái clip đó làm gì? Cái gì chứ qua tay truyền thông nhà nước thì sự thật còn lại bao nhiêu? Nghi ngờ lắm!

Tôi nói nghi ngờ vậy cho nó khách quan, chứ bà con đừng chửi tôi là ngu vội, rằng đến bây giờ mà vẫn còn ngây thơ.

Vâng! Nếu tôi nghi ngờ vô căn cứ, quý vị hãy chứng minh đi. Không cần tốn tiền của xã hội để các vị chứng minh đâu. Rất nhiều người sẵn sàng bỏ tiền túi ra, để vào đó nhìn thấy họ không tuyệt thực như thiên hạ đang rêu rao. Đương nhiên, nhà tù không phải cho cá nhân nào cũng tự do ra vào thăm gặp tù nhân được. Nhưng cha mẹ, vợ con họ cũng có quyền được vào gặp họ chứ. Rồi các tổ chức giám sát nhân quyền ở nước ta có không? Có thì đâu hết rồi? Tôi muốn tham gia vào tổ chức đó. Tôi thề bằng sinh mạng mình, rằng tôi chỉ nói đúng sự thật thôi.





Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo