RSF: Chính phủ VN muốn cấm người sử dụng Internet thảo luận tin tức * Government wants to ban internet users from discussing the news - Dân Làm Báo

RSF: Chính phủ VN muốn cấm người sử dụng Internet thảo luận tin tức * Government wants to ban internet users from discussing the news

RFS/Bản dịch của Nguyễn Thanh Thủy (Defend the Defenders) - Phóng viên Không Biên giới xem một luật mới về blog và mạng xã hội được công bố vào ngày 31 tháng 7 và có hiệu lực trong tháng Chín là một sự vi phạm trắng trợn quyền thông tin và nhận được thông tin. 

Nghị định 72 ra đời nhằm hạn chế sử dụng blog và mạng xã hội để “cung cấp, trao đổi thông tin cá nhân” và cấm sử dụng chúng để chia sẻ thông tin từ các nguồn tin. 

“Việc công bố Nghị định này không khác gì đòn tấn công thô bạo nhất vào quyền tự do thông tin kể từ khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký sắc lệnh áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với các phương tiện truyền thông năm 2011 - Phóng viên Không Biên giới cho biết - “Nếu nó có hiệu lực, người Việt Nam sẽ bị tước đi vĩnh viễn các thông tin độc lập và thẳng thắn mà bình thường vẫn lưu hành trên các blog và các diễn đàn”.

“Nghị định này vô lý và vô cùng nguy hiểm. Để thực hiện nó sẽ đòi hỏi sự giám sát tổng thể và liên tục của chính phủ với toàn bộ mạng Internet, đó là một thách thức gần như không thể thực hiện được. Nhưng cũng vừa lúc đó, nó sẽ tăng cường kho vũ khí pháp lý sẵn sàng cung ứng cho các nhà chức trách”.

Họ sẽ không còn phải buộc tội những người cung cấp tin tức độc lập với tội “tuyên truyền chống chính phủ” hoặc “cố gắng lật đổ chính quyền”. Thay vào đó, họ sẽ chỉ phải thiết lập một vài thí điểm theo luật mới để những người khác tự kiểm duyệt chính họ. Nghị định này rõ ràng đã không che đậy mục đích bảo vệ quyền bính của Đảng Cộng sản bằng mọi giá bằng cách định hướng tin tức và thông tin theo sự độc quyền của nhà nước.

“Nếu Nghị định 72 thực thi, chúng tôi kêu gọi toàn thể cộng đồng quốc tế lên án nghiêm khắc Việt Nam và xem xét áp đặt biện pháp trừng phạt kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực du lịch mà chính phủ rất quan tâm. Biện pháp trừng phạt về du lịch là cách chắc chắn nhất để có được sự phản hồi từ các nhà chức trách”.

Phóng viên Không Biên giới nói thêm: “Việc loại bỏ Việt Nam khỏi các cuộc đàm phán đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương cũng cần được xem xét. Nên thực hiện mọi cách để ngăn chặn việc tạo ra một lỗ đen thông tin mới.”

Cho đến nay, blog và mạng xã hội là các nguồn quan trọng cung cấp tin tức và thông tin cho người sử dụng Internet Việt Nam, và là cách hiệu quả vượt qua sự kiểm duyệt. Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo rằng từ nay mạng chỉ có thể được sử dụng để “cung cấp hoặc trao đổi thông tin cá nhân.”

Trang web tin tức VNExpress trích lời ông Hoàng Vĩnh Bảo, cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, cho biết theo nghị định mới “cá nhân không được trích dẫn hoặc chia sẻ thông tin từ các cơ quan báo chí hoặc các trang web của các cơ quan chính phủ.”

Việc thông báo Nghị định được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Việt Nam quyết định trở thành ứng cử viên cho chiếc ghế Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016. Phóng viên Không Biên giới chỉ ra rằng Điều 9 của Nghị quyết Đại hội đồng Liên hợp quốc thành lập Hội đồng Nhân quyền- Nghị quyết 60/251 Ngày 03 tháng 4, 2006 nói rằng “Thành viên được bầu vào Hội đồng phải duy trì các tiêu chuẩn cao nhất trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền”

Việt Nam trượt xa so với tiêu chuẩn cao nhất và bắt bớ các blogger và cư dân mạng.

Phóng viên Không Biên vừa qua đưa ra một thỉnh nguyện thư đề nghị thả 35 người bất đồng chính kiến hoạt động trên mạng ​​hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam, nước chỉ đứng sau Trung Quốc về số lượng người cung cấp tin tức bị giam giữ.

Chỉ vài tháng trước khi tái tranh cử vào chức thủ tướng vào năm 2011, ông Dũng đã ký “Nghị định Truyền thông 2/2011/ND-CP” với các biện pháp trừng phạt có thể được áp dụng đối với các nhà báo và các phương tiện truyền thông mà không cần hỏi ý kiến của tòa án.

Nghị định đó quy định phạt tiền từ 1 đến 4 triệu đồng (35-140 euro) với các thông tin về sự phát triển quốc gia hoặc quốc tế không “trung thực” hay không “phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân.” Nó cũng cấm các blogger sử dụng bút danh, và nói rằng các nhà báo có thể bị phạt nếu họ không xác định được các nguồn thông tin của họ.

Xếp hạng thứ 172 trong 179 quốc gia trong Bảng chỉ số tự do báo chí của Phóng viên Không Biên giới vào năm 2013 và Việt Nam cũng có tên trong bản báo cáo đặc biệt “Kẻ thù của Internet” về việc theo dõi trên mạng do Phóng viên Không Biên giới phát hành vào ngày 12 Tháng Ba, Ngày Thế giới chống kiểm duyệt mạng.

Phóng viên Không Biên giới đã trao Giải thưởng cư dân mạng cho bloggerHuỳnh Ngọc Chênh vào ngày 12 tháng Ba bởi sự cam kết cho sự tự do thông tin ở Việt Nam của ông.

Bạn cũng có thể yêu cầu việc thả 35 blogger bằng cách ký thỉnh nguyện thư này

Thứ sáu, ngày 02 tháng 8 năm 2013



________________________________________

 Government wants to ban internet users from discussing the news

RSF - Reporters Without Borders regards a new law on blogs and social networks – announced on July 31st and due to take effect in september – as a gross violation of the right to inform and be informed.

Known as Decree 72, the law restricts the use of blogs and social networks to “providing or exchanging personal information” and bans using them to share information from news sources.

“The announced decree is nothing less than the harshest offensive against freedom of information since Prime Minister Nguyen Tan Dung signed a decree imposing tough sanctions on the media in 2011,” Reporters Without Borders said. “If it takes effect, Vietnamese will be permanently deprived of the independent and outspoken information that normally circulates in blogs and forums.

“The decree is both nonsensical and extremely dangerous. Its implementation will require massive and constant government surveillance of the entire Internet, an almost impossible challenge. But, at the same time, it will reinforce the legislative arsenal available to the authorities.

They will no longer have to charge independent news providers with ‘anti-government propaganda’ or ‘trying to overthrow the government.’ Instead, they will just have to set a few examples under the new law in order to get the others to censor themselves. This decree’s barely veiled goal is to keep the Communist Party in power at all costs by turning news and information into a state monopoly.

“If Decree 72 is implemented, we urge the entire international community to condemn Vietnam severely and to consider imposing economic sanctions, especially on the tourism sector, to which the government pays a great deal of attention. Sanctions on tourism are the most likely way to get a reaction from the authorities.

Reporters Without Borders added: “Vietnam’s exclusion from the Trans-Pacific Strategic Economic Partnership negotiations should also be considered. Everything possible must be done to prevent the creation of a new information black hole.”

Until now, blogs and social networks have been important sources of news and information for Vietnamese Internet users, and an effective way of bypassing censorship. But Prime Minister Dung announced that they could henceforth be used only to “provide or exchange personal information.”

The news website VNExpress quoted Hoang Vinh Bao, the head of the Broadcast and Electronic Information Department, as saying the new decree would mean that “individuals should not quote or share information from press agencies or websites of government agencies.”

The decree’s announcement came just days after Vietnam decided to be a candidate for membership of the UN Human Rights Council for 2014-2016. Reporters Without Borders points out that Article 9 of the General Assembly resolution creating the council – Resolution 60/251 of 3 April 2006 – states that “members elected to the Council shall uphold the highest standards in the promotion and protection of human rights.”

Vietnam falls far short of the highest standards and persecutes bloggers and netizens.

Reporters Without Borders recently launched a petition for the release of the 35 cyber-dissidents currently jailed in Vietnam, which is now second only to China in the number of news providers it is detaining.

Just a few months before his reelection as prime minister in 2011, Dung signed “Media Decree 2/2011/ND-CP” on the sanctions that could be imposed on journalists and media without reference to the courts.

It provided for fines of 1 to 4 million dongs (35-140 euros) for information about national or international developments that were not “honest” or “in accordance with the interests of the country and people.” It also banned bloggers from using pen-names and said journalists could be fined if they failed to identify the sources of their information.

Ranked 172nd out of 179 countries in the 2013 Reporters Without Borders press freedom index, Vietnam also featured in the special “Enemies of the Internet” report on surveillance that Reporters Without Borders released on 12 March, World Day Against Cyber-Censorship.

The Netizen Prize that Reporters Without Borders awarded on 12 March went to the blogger Huynh Ngoc Chenh for his commitment to freedom of information in Vietnam.

You too can demand the release of the 35 bloggers by signing this petition.




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo