Vụ án Thanh Trì 25/9/2013 (III) - Chúng tôi không nói chuyện luật pháp với chị - Dân Làm Báo

Vụ án Thanh Trì 25/9/2013 (III) - Chúng tôi không nói chuyện luật pháp với chị


“Công an không nói chuyện luật pháp thì nói luật rừng à?” - Nguyễn Thụy Trang

4. Chúng tôi không nói chuyện luật pháp với chị 

Mọi ghi chép trong vụ án này, tôi không sắp xếp theo trật tự thời gian mà theo những thông tin nóng hoặc những chuyện mà bạn đọc chưa biết tới. Những thông tin trên mạng, bạn đọc đã biết nên tôi chỉ điểm qua cho dễ hình dung.

Tôi là người bị bắt cuối cùng. Như vậy sau khi 10 bị bắt đi thì đám công an lẫn côn đồ kiểm soát nhà tôi, nghĩa là nhà tôi đã bị cướp, chúng đã thay tôi làm chủ. Chúng không cho ai vào nhà, hoặc ai vào thì phải được sự đồng ý của chúng. 

Phần này do con gái lớn tôi kể. Vợ chồng tôi sinh 3 con, 1 trai và 2 gái. Tôi dùng luôn tên mình làm tên đệm cho cháu, với con trai thì đặt cùng tên đệm với bố. Tôi đặt tên con như thế, ngoài tình yêu dành cho con, còn có lý do là muốn các con sống phải có nhân cách, sống theo đạo lý, lý tưởng của bố. Hiện con gái út ở với vợ chồng tôi còn 2 cháu lớn ở nơi khác. 

Con gái cả tôi là Nguyễn Thụy Trang, đã tốt nghiệp cao học ở Hàn Quốc. Câu chuyện dưới đây tôi ghi theo lời kể của cháu về chuyện xảy ra sau khi cả nhà tôi bị bắt đi 

(Tôi thay đỏi đại từ “con” sang “tôi” để bạn đọc tiện theo dõi) 

Tôi đang ngồi ăn cơm dở thì thấy cái Ngọc Anh (con chú ruột tôi) gọi điện khóc khóc, mếu mếu bảo “Chị ơi mấy chục thằng công an và bọn đầu gấu xông vào nhà chị bắt bác Lân đi rồi. Bác Thụy nó chưa bắt. Bác Lân vừa dúi chìa khóa cho em thì 4-5 thằng xông vào bẻ tay em ra sau cướp mất rồi chị ạ”. Tôi hốt hoảng thế chị Châu đâu, bác Thụy đâu?, nó nói bọn nó chặn cửa em không biết. 

Lập tức, tôi với bác Bích (là chị ruột mẹ Lân tôi) đi taxi đi xuống. Lúc này mưa rất to nên gọi mãi mới có xe. 

Tôi về đến nhà thì thấy nhiều thằng canh cửa. Nó không cho tôi vào. Tôi bảo: 

- Nhà tôi, tại sao lại không cho tôi vào? 

Nó hỏi: 

- Chị tên là gì? 

Tôi nói tên rồi hỏi, có cần đọc chứng minh thư, địa chỉ luôn không? 

Tôi hỏi: 

- Tại sao các anh lại tụ tập ở nhà tôi đông thế này? Bố mẹ tôi đâu? Em tôi đâu? 

Nó bảo mời chị vào nhà chúng tôi trình bày. 

Vào nhà tôi thấy ông Quyết phó cụm dân cư, một người mà chúng nó bảo là bạn của bố tôi, sau này tôi mới biết là chú Đinh Văn Thi. 

Tôi hỏi tại sao các anh tụ tập ở nhà tôi mà người nhà tôi lại không có ai cả thì chúng nó chỉ ông kia bảo đây là bạn bố chị, bố chị biết anh này Tôi bảo tôi không biết, đây không phải người nhà tôi. 

Lúc này, tôi vô cùng lo lắng cho bố mẹ và em Châu tôi. Tôi hỏi: 

- Bố mẹ tôi đâu? Em tôi đâu? 

- Chúng tôi đã “mời” về trụ sở làm việc. 

- Bố mẹ tôi tội gì mà các anh bắt về trụ sở? 

- Bọn tôi kiểm tra hành chính, bố chị không hợp tác chửi bới chống đối. 

- Thế các anh kiểm tra hành chính, các anh có giấy tờ không? 

Nó bảo: có (sau tôi biết là thằng này nói láo, chứ làm gì có giấy tờ nào). 

Tôi lại hỏi: 

- Vậy tôi hỏi các anh, các anh bảo bố tôi chống đối, chửi bới các anh, các anh mời về trụ sở, tất nhiên tôi không tin vì bố tôi không làm điều gì sai pháp luật, thế mẹ tôi, em tôi có chửi bới các anh không.

Nó bảo, mời về là có lý do, có thể là làm chứng hay vấn đề khác.

Tôi hỏi lý do gì, nó cứ loanh quanh.

Tôi nói một hồi: 

- Ừ, thì cứ cho có lý do đi, các anh “mời” có được sự chấp thuận của em tôi không? Mai em tôi vào học rồi, nó không tội gì mà các anh bắt nó đi như thế. Các anh tính làm sao? Nếu như các anh bảo là mời, thì phải có sự đồng ý của người được mời, em tôi về nó bảo là không đồng ý thì lúc đấy các anh có chịu trách nhiệm không? 

Các anh bảo mời, vậy hiện nay bố mẹ tôi cũng bị các anh “mời” rồi, tôi hiện tại là người đại diện pháp luật hợp pháp của bố mẹ tôi, của em tôi. Tôi yêu cầu được biết các anh đem bố mẹ tôi và em tôi đi đâu. 

Một thằng nói, liệu em chị có đồng ý cho chị làm đại diện pháp luật không? (thằng này là thằng Khoa, trưởng công an xã thì phải) 

Tôi nói: 

- Muốn biết em tôi có đồng ý hay không thì phải liên lạc được, giờ các anh bắt hết đi rồi. Yêu cầu anh cho tôi liên lạc với em tôi. 

Nó không nói được, trả lời cùn rằng tôi không phải giải thích với chị. 

Một thằng mặc thường phục nó bảo thằng kia: “Không phải nói chuyện với con này” .

Tôi nghiêm giọng: 

- Anh gọi ai là con? Anh có phải là công an không? 

Nó không dám nhận, bảo không phải. Tôi tóm luôn lấy: 

- Anh không phải là người có chức trách, yêu cầu ra khỏi nhà tôi. 

Một thằng nhả ra một câu ngu như lợn: 

- Đây là nhà bố chị, không phải nhà chị. 

Các anh bắt hết bố mẹ và em tôi đi rồi, tôi là người thừa kế hợp pháp, tôi có quyền cho ai vào nhà, có quyền đuổi người không có chức trách ra. 

Đuối lý, một thằng yếu ớt chữa, bảo thằng này là dân phòng.

Tôi nói: 

- À, dân phòng hả? Cũng là đại diện cho chính quyền, chính quyền gọi dân là con này con nọ cơ đấy. Tôi yêu cầu anh kia xin lỗi tôi. 

Thằng kia nhơn nhơn ra bảo là nói không có ai nghe mà cũng đòi nói.

Tôi đành dạy chúng: 

- Con người ta sai thì phải biết xin lỗi, sai mà không biết xin lỗi thì không phải là con người mà là con khác. 

Nghe tôi nói thế, thế nó lỉnh ra ngoài cửa. 

Xong, bọn chúng lập biên bản kiểm tra hành chính, ghi tên bố tôi. 

Tôi bảo: ơ hay, các anh lập biên bản hành chính, ghi tên bố tôi thì phải có bố tôi có mặt, nếu bố tôi không có mặt thì lúc đấy các anh mới được tự ý ký với nhau. Giờ các anh bắt bố tôi đi rồi, các anh tự ghi với nhau là làm sai quy trình thủ tục.

Một thằng mặc thường phục vào bảo bọn tôi tự biết quy trình, thủ tục.

Tôi hỏi: 

- Anh là ai? Anh có chức phận gì? 

Nó trả lời, nó là công an huyện. 

Tôi nói: 

- Anh là công an, anh mặc thường phục tôi yêu cầu anh cho tôi xem thẻ ngành. 

Nó bảo tôi chỉ cho chị nhìn, không cho chị xem. 

Nó chìa ví ra, thấy cái mặt sau của thẻ (mặt không có tên). 

Tôi nói tiếp: 

- Các anh làm việc với dân phải chào theo điều lệ, cho xem thẻ ngành gồm họ tên đầy đủ. 

Bí quá, nó nói cùn: 

- Chúng tôi không nói chuyện luật pháp với chị. 

Tôi nói: 

- Ơ, công an không nói chuyện luật pháp thì nói luật rừng à? 

Nó bảo chị nói nhiều, làm cản trở việc chúng tôi lập biên bản, tức là cản trở người “thi hành công vụ”. 

Một thằng dọa: 

- Chị có thích bọn tôi mời về trụ sở luôn không. 

Tôi thách: 

- Thích thì cứ việc, đây chả sợ. 

Thằng xưng là công an huyện bắt chú Thi xóa ảnh đi. 

Tôi nói: 

- Ơ hay, sao lại xóa, công an làm việc chúng tôi có quyền quay chứ. Nó bảo quay phim chụp ảnh cá nhân phải xin phép. Tôi bảo, công an đi làm việc không phải cá nhân, dân có quyền quay. Dự thảo không được quay chụp công an làm việc bị chửi ê chề quá nên bỏ rồi, anh biết chứ? 

Nó tức quá ko làm được gì. Lúc sau, thấy ồn ào ngoài cửa. Bạn bố tôi đến. 

Tôi đi ra thì bọn nó cứ bảo thôi chị bầu bí ra làm gì, chị phải lo cho con chị. 

Tôi nói: 

- Tôi lo cho con tôi nhưng tôi lo cho bố mẹ tôi hơn, bố mẹ tôi sinh ra tôi, có tôi rồi mới có con tôi, giờ tôi không biết bố mẹ tôi sống chết thế nào. 

Nói rồi tôi lao ra cửa, tôi nói to với mọi người: 

- Cháu là con bố Thụy. Cháu mời tất cả mọi người vào nhà. 

Qua tiếp xúc với chúng, tôi thấy mất dạy nhất thằng Khoa trưởng công an xã Vĩnh Quỳnh và thằng mà nó bảo là dân phòng. 

Cái Ngọc Anh kêu bọn nó cướp chìa khóa em lằn hết cả tay 

Sau đó tôi thấy mẹ tôi, em Châu với cô Tân về. Châu thì đi chân đất, còn cô Tân chân đất chân dép. 

Cuối cùng thì đám công an lẫn côn đồ cũng rút đi. Mẹ tôi, cô Tân cùng bạn bè của bố tôi ra nơi giam giữ đòi bố tôi và các chú. 

Phản đối bắt người phi pháp 




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo